Thủ Công Nghiệp Và Thương Nghiệp Đàng Ngoài Thế Kỷ XVII - XVIII - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.......................................6
1.1. Nghiên cứu trong nước.............................................................................................6
1.2. Nghiên cứu ở nước ngoài .......................................................................................22
1.3. Những vấn đề luận án kế thừa và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu .........................27
CHƯƠNG 2: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH TẾ CÔNG, THƯƠNG
NGHIỆP ĐÀNG NGOÀI THẾ KỶ XVII - XVIII....................................................29
2.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực thế kỷ XVII - XVIII.................................................29
2.2. Bối cảnh trong nước ...............................................................................................31
2.3. Vài nét về kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp Đàng Ngoài trước thế kỷ XVII .. 42
Tiểu kết chương 2.........................................................................................................48
CHƯƠNG 3: KINH TẾ THỦ CÔNG NGHIỆP..........................................................49
3.1. Chính sách của Nhà nước Lê - Trịnh đối với thủ công nghiệp ..............................49
3.2. Một số nghề thủ công tiêu biểu ..............................................................................56
Tiểu kết chương 3.........................................................................................................80
CHƯƠNG 4: KINH TẾ THƯƠNG NGHIỆP...........................................................81
4.1. Chính sách của Nhà nước Lê - Trịnh đối với thương nghiệp.................................81
4.2. Nội thương..............................................................................................................93
4.3. Ngoại thương ........................................................................................................107
Tiểu kết chương 4.......................................................................................................120
CHƯƠNG 5: TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ CÔNG, THƯƠNG NGHIỆP ĐỐI VỚI
CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, XÃ HỘI ĐÀNG NGOÀI THẾ KỶ XVII - XVIII .............121
5.1. Tác động đối với chính trị ....................................................................................121
5.2. Tác động đối với kinh tế…...................................................................................126
5.3. Tác động đối với xã hội........................................................................................131
Tiểu kết chương 5.......................................................................................................145
KẾT LUẬN ................................................................................................................146
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ....................................152
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................153
PHỤ LỤC ...................................................................................................................169
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong toàn cảnh bức tranh kinh tế Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII, thủ công nghiệp
và thương nghiệp Đàng Ngoài thu hút được sự quan tâm nhất định của các nhà nghiên
cứu trong và ngoài nước. Trước đây, do hạn chế về nguồn tư liệu, giới nghiên cứu
thường chỉ tập trung khai thác các nguồn tài liệu chính sử cùng một số tập du hành ký
của các thương nhân và giáo sỹ phương Tây. Các nguồn tư liệu phương Tây khác như
tư liệu lưu trữ của các công ty Đông Ấn Hà Lan và Anh cũng như tư liệu truyền giáo
của Bồ Đào Nha,…có liên quan đến các khía cạnh thủ công nghiệp và thương nghiệp
Đàng Ngoài thời kỳ này về cơ bản vẫn còn để ngỏ.
Những năm gần đây, giới sử học trong nước ngày càng dành nhiều quan tâm cho
giai đoạn thế kỷ XVII - XVIII. Nhiều nguồn tư liệu được tiếp cận khai thác nên các
công trình nghiên cứu tăng về số lượng và phong phú về lĩnh vực khảo cứu. Bên cạnh
đó, một số công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài cũng được dịch và xuất
bản, một số nguồn tư liệu bước đầu được biên dịch và công bố, góp phần phục vụ công
tác nghiên cứu lịch sử Việt Nam cổ đại và trung đại. Trong những ấn phẩm đó, vấn đề
thủ công nghiệp và thương nghiệp Đàng Ngoài thế kỷ XVII - XVIII cũng được đề cập
ở các mức độ đậm, nhạt khác nhau.
Thủ công nghiệp và thương nghiệp là những bộ phận cấu thành của nền kinh tế,
xuất hiện từ chỗ đơn giản sơ khai là sản xuất tự cung tự cấp đến việc trao đổi hàng
hóa, cao hơn là những hoạt động thương mại tiền tệ đa dạng và phức tạp. Đặc điểm
chung của kinh tế công, thương nghiệp Việt Nam là khởi nguồn từ làng xã, là những
bộ phận của nền kinh tế làng xã và gắn bó chặt chẽ với hoạt động kinh tế nông nghiệp.
Trong quá trình chuyển biến của thủ công nghiệp có vai trò quan trọng của thương
nghiệp và ngược lại, thủ công nghiệp là cơ sở không thể thiếu để thương nghiệp phát
triển, chuyển từ hình thức trao đổi, buôn bán nhỏ lẻ sang hình thức kinh tế hàng hóa,
thể hiện yếu tố thị trường.
Thành tố quan trọng hàng đầu của một nền thương nghiệp là các thương phẩm. Ở
Đàng Ngoài thế kỷ XVII - XVIII, thương phẩm đa phần đến từ nguồn hàng thủ
công nghiệp. Nghiên cứu chung về thủ công nghiệp Việt Nam khá phong phú với
nhiều công trình nghiên cứu, chuyên luận và bài báo khoa học đề cập đến mọi
ngành nghề thủ công, làng nghề truyền thống …Tuy vậy, có thể khẳng định rằng,
đến nay chưa có công trình nghiên cứu hệ thống nào lấy thủ công nghiệp, thương
nghiệp Đàng Ngoài thế kỷ XVII - XVIII làm đối tượng nghiên cứu độc lập, phân
tích mối quan hệ biện chứng giữa sự mở rộng của thủ công nghiệp và sự phát triển
của thương nghiệp ở Đàng Ngoài thế kỷ XVII - XVIII. Xuất phát từ thực tiễn đó,
tui chọn đề tài “Thủ công nghiệp và thương nghiệp Đàng Ngoài thế kỷ XVII -
XVIII” cho Luận án Tiến sỹ của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp Đàng Ngoài thế
kỷ XVII - XVIII, luận án làm sáng tỏ mối quan hệ của kinh tế thủ công nghiệp và
thương nghiệp. Từ đó, luận án tập trung làm rõ các tác động của thủ công nghiệp,
thương nghiệp đối với sự phát triển kinh tế hàng hóa, tác động đối với chính trị, quân
sự, chuyển biến kinh tế - xã hội Đàng Ngoài và đánh giá sự dự nhập thương mại khu
vực, quốc tế của Đàng Ngoài trong các thế kỷ XVII - XVIII.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án hướng tới giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Trình bày bối cảnh trong nước và quốc tế, những điều kiện căn bản tác động đến
thủ công nghiệp và thương nghiệp Đàng Ngoài thế kỷ XVII - XVIII.
- Nghiên cứu kinh tế thủ công nghiệp Đàng Ngoài thế kỷ XVII - XVIII, xem đây là
cơ sở cho thương nghiệp phát triển.
- Nghiên cứu kinh tế thương nghiệp Đàng Ngoài thế kỷ XVII - XVIII trên cả hai
phương diện nội thương và ngoại thương.
- Phân tích những chuyển biến trong chính trị, kinh tế, xã hội Đàng Ngoài thế kỷ
XVII - XVIII dưới tác động của kinh tế công, thương nghiệp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động kinh tế thủ công nghiệp và thương
nghiệp; những tác động của kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp đối với chính
trị, kinh tế, xã hội Đàng Ngoài thế kỷ XVII - XVIII.
- Thủ công nghiệp: Nghiên cứu chính sách của Nhà nước Lê - Trịnh đối với thủ
công nghiệp; Nghiên cứu một số nghề thủ công nghiệp tiêu biểu trong các thế kỷ XVII
- XVIII dưới góc độ là nguồn cung cấp hàng hóa cho thương nghiệp.
- Thương nghiệp: Nghiên cứu chính sách của Nhà nước Lê - Trịnh đối với thương
nghiệp; Nghiên cứu thương nghiệp Đàng Ngoài thế kỷ XVII - XVIII trên phương diện
nội thương và ngoại thương, thể hiện cụ thể trong các khía cạnh: đội ngũ thương nhân,
hàng hóa trao đổi và các trung tâm thương nghiệp.
- Những tác động của kinh tế công, thương nghiệp đối với Đàng Ngoài thế kỷ XVII
- XVIII trên các phương diện: chính trị, quân sự, những chuyển biến trong kinh tế
nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, hoạt động của các đô thị, chợ, bến và
các tuyến buôn bán; tác động đối với xã hội được thể hiện qua thành phần dân cư và
hiện tượng di dân, sự biến đổi của làng Việt, tôn giáo, tín ngưỡng, nếp nghĩ, lối sống,
khoa học kỹ thuật, chữ viết,…

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: từ đầu thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII, khi triều Lê sụp đổ
trước sự tấn công của quân Tây Sơn.
- Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu vấn đề thủ công nghiệp và thương
nghiệp trong phạm vi không gian Đàng Ngoài, từ ranh giới sông Gianh trở ra Bắc quốc
gia Đại Việt.
Nội chiến Trịnh - Nguyễn kéo dài 46 năm, từ năm 1627 đến năm 1672, hai bên
quyết định dừng cuộc chiến tranh và lấy sông Gianh làm giới tuyến, phân cắt Đại Việt
thành hai miền. Tên gọi Đàng Ngoài (Bắc Hà) và Đàng Trong (Nam Hà) xuất hiện từ
thời điểm này. Tuy nhiên, trên thực tế, sự phân cắt lãnh thổ và quyền lực đã diễn ra từ
đầu thế kỷ XVII. Năm Canh Tý (1600), viện cớ đem quân đánh dẹp Phan Ngạn, Ngô
Đình Nga, Bùi Văn Khuê ở cửa Đại An, Nguyễn Hoàng chủ động đem quân vào
Thuận Hóa, ấp ủ ý tưởng xây dựng lực lượng và vùng đất đứng chân riêng của họ
Nguyễn ở phía Nam. Từ năm Quý Sửu (1613), Nguyễn Phúc Nguyên lên thay Nguyễn
Hoàng, thực hiện những chính sách thoát khỏi ảnh hưởng của chính quyền Lê - Trịnh,
củng cố quyền lực để nắm giữ đất Thuận Quảng, cục diện Đàng Ngoài - Đàng Trong
hình thành rõ ràng hơn1.
Về danh xưng trong tài liệu nước ngoài, người phương Tây phiên âm hai từ “Đông
Kinh” ra tiếng Bồ, Ý, La tinh, Anh, Pháp bằng nhiều cách khác nhau: Tumkim,
Tunkim, Tunkin, Tunchin, Tonchim, Tunquim, Tunquin, Tonquin, Toncquin,
Tonquim, Tomquim, Tong-King, Tungking, v.v…[27, tr.12].
- Phạm vi nội dung:
Về kinh tế thủ công nghiệp, luận án nghiên cứu thủ công nghiệp trong mối quan hệ
với thương nghiệp nên chúng tui giới hạn nghiên cứu các nghề thủ công ở góc độ là cơ
sở cho nền kinh tế hàng hóa, cung cấp nguồn hàng cho kinh tế thương nghiệp. Do đó,
phần viết sẽ không đi sâu nghiên cứu lịch sử ngành nghề, không khảo tả quy trình sản
xuất của nghề thủ công như dưới góc nhìn dân tộc học cũng như không đi sâu nghiên
cứu những vấn đề thuộc về mối quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất, v.v...
Về kinh tế thương nghiệp, vấn đề được nghiên cứu trên các phương diện nội thương
và ngoại thương.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa
Mác-Lênin làm cơ sở phương pháp luận nghiên cứu. Vấn đề “Thủ công nghiệp và
thương nghiệp Đàng Ngoài thế kỷ XVII - XVIII” được nghiên cứu trong bối cảnh lịch sử
cụ thể của thế kỷ XVII - XVIII, không gian được giới hạn là Đàng Ngoài. Kinh tế thủ
công nghiệp và thương nghiệp được nghiên cứu trong sự vận động không ngừng của
thực tế lịch sử, xã hội thế kỷ XVII - XVIII nên có mối quan hệ tương tác giữa bối cảnh
lịch sử và tình hình kinh tế thủ công nghiệp, thương nghiệp.
Mối quan hệ biện chứng được thể hiện sâu sắc giữa thủ công nghiệp và thương
nghiệp. Do đó, phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử là
những phương pháp quan trọng giúp tác giả nghiên cứu vấn đề một cách toàn diện,
khách quan và thấy được tác động của thủ công nghiệp và thương nghiệp Đàng Ngoài
đối với chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Đàng Ngoài thế kỷ XVII - XVIII.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm đạt được mục đích đề tài đề ra, các phương pháp nghiên cứu của khoa học
lịch sử được sử dụng, gồm những phương pháp cơ bản sau:
- Phương pháp chủ đạo là phương pháp lịch sử: nghiên cứu vấn đề thủ công nghiệp
và thương nghiệp theo đồng đại và lịch đại để có sự đánh giá toàn diện và khoa học.
- Phương pháp so sánh: nhằm làm nổi bật đặc tính của đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp logic.
- Phương pháp khu vực học: đặt Đàng Ngoài trong bối cảnh khu vực và quốc tế thế
kỷ XVII - XVIII, nghiên cứu sự tương tác giữa khu vực, quốc tế với Đàng Ngoài và
ngược lại, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại thương.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Công trình nghiên cứu về các nghề thủ công ở Việt Nam rất phong phú. Nghiên cứu
về kinh tế thương nghiệp, đặc biệt là vấn đề ngoại thương tăng lên đáng kể trong một
vài thập niên gần đây. Trên cơ sở khai thác tổng hợp các nguồn tài liệu trong nước và
nước ngoài, luận án “Thủ công nghiệp và thương nghiệp Đàng Ngoài thế kỷ XVII -
XVIII” nhằm đạt những kết quả nghiên cứu - những đóng góp về khoa học như sau:
- Luận án rút ra được đặc điểm, xu hướng phát triển của kinh tế thủ công nghiệp,
thương nghiệp Đàng Ngoài thế kỷ XVII - XVIII.
- Mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế thủ công nghiệp và kinh tế thương nghiệp thế
kỷ XVII - XVIII được làm rõ: thủ công nghiệp cung cấp nguồn hàng cho các hoạt
động thương nghiệp. Thương nghiệp tác động trở lại đối với hoạt động kinh tế thủ
công nghiệp.
- Luận án phân tích được những tác động của kinh tế thủ công nghiệp, thương
nghiệp đối với chính trị, kinh tế, xã hội Đàng Ngoài thế kỷ XVII - XVIII.


BRJ52vkWa0C3d6S
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status