Một số ý kiến về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp sản xuất - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Một số ý kiến về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp sản xuất



LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 2
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 2
1. Khái niệm và bản chất kinh tế của tiền lương 2
2. Chức năng của tiền lương 2
3. Các hình thức trả lương 3
4. Nội dung các khoản trích theo lương: 6
II. HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG 7
1. Chứng từ kế toán: 7
2. Phương pháp hạch toán 7
III. HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 8
III. HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 9
1. Chứng từ kế toán 9
2. Phương hướng hạch toán 9
IV. CÁC HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN, ÁP DỤNG TRONG HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 10
PHẦN II: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT, MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 11
I. THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 11
1. Các hình thức trả lương trong các doanh nghiệp sản xuất 11
2. Phụ cấp chức vụ lãnh đạo 11
3. Phương pháp hạch toán lương và các khoản trích theo lương ở doanh nghiệp sản xuất 11
II. MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Ở DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 13
1. Nhận xét, đánh giá về tình hình hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở các doanh nghiệp sản xuất. 13
2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 13
PHẦN III: KẾT LUẬN 17
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Lời nói đầu
Tiền lương và các khoản trích theo lương là một trong ba yếu tố của quá trình tái sản xuất, yếu tố này cung cấp những thông tin rất quan trọng về chi phí lao động sống, về tình hình sử dụng lao động đây là những vấn đề mà doanh nghiệp hết sức quan tâm để cung cấp những thông tin trên cho công tác quản lý. Công tác kế toán tiền lương trong doanh nghiệp phải tập được mối liên hệ giữa hệ thống chứng từ lao động, thời gian lao động và kết quả lao động cũng như chứng từ trích và thanh toán lương với hệ thống sổ sách kế toán và hệ thống báo cáo kế toán. Công tác này đảm bảo những chứng từ liên quan đến lực lượng lao động trong các doanh nghiệp được ghi chép đầy đủ.
Mặt khác, công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương còn giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát về những chi phí này trong tổng chi phí hoạt động, để có giải pháp điều chỉnh thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để làm được điều đó thì tổ chức công tác kế toán hạch toán tiền lương phải là công cụ quản lý hữu hiệu của doanh nghiệp mà thông qua việc cung cấp chính xác số lượng tiền lương và kết quả lao động cho các nhà quản trị để có thể quản lý được chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm. Như vậy đòi hỏi mỗi doanh nghiệp khi đưa các chế độ về tiền lương do nhà nước ban hành vào thực trạng doanh nghiệp phải khéo léo, bởi xu thế hiện nay tiền lương ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tổng chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên nên em đã chọn đề tài "Một số ý kiến về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp sản xuất" làm chuyên đề cuối khoá.
Chuyên đề gồm 3 phần:
Phần I. Lý luận cơ bản về hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp sản xuất.
Phần II. Thực trạng hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp sản xuất và một số ý kiến đề xuất.
Phần III. Kết luận.
Phần I.
Lý luận cơ bản về hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp sản xuất
I. Những vấn đề chung
1. Khái niệm và bản chất kinh tế của tiền lương
Đối với người lao động, tiền lương là thu nhập mà họ nhận được khi tham gia lao động. Thu nhập này được dùng để tái sản xuất sức lao động mà họ bỏ ra trong quá trình lao động. Tiền lương nhận được thoả đáng sẽ là động lực kích thích năng lực sáng tạo và năng suất của người lao động trên cơ sở đó góp phần làm tăng lợi nhuận và nguồn phúc lợi của doanh nghiệp. Hơn nữa khi lợi ích của người lao động được đảm bảo bằng mức lương thoả đáng sẽ tạo nên sự gắn kết cộng đồng giữa người lao động và lợi ích của doanh nghiệp.
Đối với chủ doanh nghiệp, một số doanh nghiệp cho rằng tiền lương là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Một số khác lại cho rằng tiền lương là một phần thu nhập nằm trong phần giá trị tăng thêm, vì vậy việc trả lương thực chất là phân phối thu nhập.
Vậy về bản chất, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động hay tiền lương chính là 1 yếu tố của chi phí kinh doanh. Tiền lương tuân theo các quy luật cung cầu, giá cả thị trường và pháp luật hiện hành của Nhà nước.
Tiền lương là 1 loại thước đo, 1 loại tiêu chuẩn để giám sát lượng lao động hao phí để đánh giá số lượng và chất lượng lao động, tiền lương cũng góp phần thúc đẩy việc phân phối lợi ích 1 cách hợp lý và có kế hoạch cho nền kinh tế quốc dân. Và trong mọi hoàn cảnh doanh nghiệp luôn phải trả lương cho người lao động không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định hiện nay mức lương tối thiểu là 290.000 đồng/ tháng.
2. Chức năng của tiền lương
2.1. Chức năng tái sản xuất
Quá trình tái sản xuất sức lao động được thực hiện bởi việc trả công cho người lao động thông qua lương. Sức lao động là sản phẩm lịch sử luôn được hoàn thiện và nâng cao nhờ thường xuyên khôi phục và phát triển, còn tái sản xuất sức lao động có lượng tiền lương cung cấp vật phẩm tiêu dùng nhất định để người lao động có thể duy trì và phát triển sức lao động, tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao trình độ hoàn thiện kỹ năng lao động.
2.2. Chức năng là công cụ quản lý của doanh nghiệp
Thông qua việc trả lương cho người lao động mà người sử dụng lao động quản lý một cách chặt chẽ về số lượng và chất lượng lao động để trả công xứng đáng cho họ, thúc đẩy nâng cao năng suất lao động.
2.3. Chức năng kích thích người lao động
Mức tiền lương thoả đáng với công việc và kết quả là động lực kích thích được tinh thần hăng say và sáng tạo của người lao động, tiền lương được sử dụng làm đòn bẩy kinh tế kích thích lao động làm việc tích cực hơn, gắn bó lợi ích của doanh nghiệp làm tăng năng suất và chất lượng công việc.
2.4. Chức năng điều tiết lao động
Thông qua hệ thống thang lương, bảng lương và các chế độ phụ cấp được xây dựng cho từng vùng, từng ngành, như những người làm việc trong điều kiện nặng nhọc hao tốn nhiều năng lượng được trả lương cao hơn so với những lao động làm việc trong điều kiện bình thường để bù đắp sức lao động đã hao phí.
3. Các hình thức trả lương
Việc tính và trả lương có thể thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, tuỳ theo đặc điểm hoạt động kinh doanh, tính chất công việc và trình độ quản lý của mỗi doanh nghiệp. Trên thực tế các doanh nghiệp thường áp dụng hình thức trả lương theo thời gian theo sản phẩm và lương khoán.
3.1. Hình thức trả lương theo thời gian
Đây là hình thức trả lương thường được áp dụng cho người lao động làm công tác hành chính văn phòng như tổ chức lao động, thống kê, kế toán trả lương theo thời gian là hình thức căn cứ vào thời gian làm việc thực tế, theo ngành nghề và trình độ thành thạo nghiệp vụ kỹ thuật chuyên môn của người lao động. Tuỳ theo tính chất lao động khác nhau mà mỗi ngành nghề, nghiệp vụ cụ thể có 1 thang lương riêng. Tiền lương theo thời gian có thể chia ra thành:
- Tiền lương tháng: là tiền lương cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động. Lương tháng được dùng để trả lương cho công nhân viên làm công tác quản lý hành chính, quản lý kinh tế và các ngành hoạt động ít mang tính chất sản xuất.
Tiền lương tháng = Tiền lương cấp bậc + các khoản phụ cấp (nếu có)
- Tiền lương tuần: là tiền lương trả cho 1 tuần làm việc, được xác định trên cơ sở tiền lương tháng
Tiền lương tuần =
- Tiền lương ngày: là tiền lương trả cho 1 ngày làm việc được xác định trên cơ sở tiền lương tháng.
Tiền lương ngày =
3.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm
Hình thức trả lương theo sản phẩm là một hình thức trả lương được áp dụng phổ biến trong khu vực sản xuất hiện nay, đây là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào số lượng và chất lượng sản phẩm họ làm ra. Tiền lương mà người lao động nhận được phụ thuộc vào đơn giá tiền lương sản phẩm, công đoạn chế biến sản phẩm, số lượng sản phẩm họ làm ra với chất lượng theo tiêu chuẩn quy định. Điều kiện để 1 doanh nghiệp sử dụng hình thức trả lương theo sản phẩm được chính xác và chặt chẽ là:
- Phải xây dựng được đơn giá tiền lương;
- Phải tổ chức tốt phần hạch toán ban đầu để xác định một cách chính xác kết quả lao động của từng người hay nhóm người lao động;
- Phải có hệ thống kiểm tra kiểm soát chất lượng chặt chẽ.
Việc trả lương theo sản phẩm có thể được thực hiện dưới những hình thức sau:
3.2.1. Trả lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế
Công thức tính:
= x
Hình thức này được áp dụng phổ biến để tính lương phải trả cho người lao động trực tiếp, lao động trong dây chuyền sản xuất hàng loạt.
3.2.2. Trả lương theo sản phẩm gián tiếp
Hình thức này thường được áp dụng để trả lương cho công nhân làm công việc phục vụ sản xuất như: công nhân vận chuyển, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị sản xuất lao động này không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng lại gián tiếp ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân trực tiếp sản xuất.
Công thức tính:
= x
3.2.3 Trả lương theo sản phẩm luỹ tiến
Trong trường hợp này, doanh nghiệp cần xây dựng đơn giá tiền lương tại các mức sản lượng khác nhau theo nguyên tắc:
Đơn giá tiền lương ở mức sản lượng cao sẽ lớn hơn đơn giá tiền lương ở sản lượng thấp.
Căn cứ để xác định tiền lương theo mức độ hình thức này:
- Căn cứ vào mức độ hoàn thành định mức lao động tính ra tiền lương theo sản phẩm trong định mức.
- Căn cứ vào mức độ vượt định mức tính ra tiền lương phải trả cho người lao động theo tỷ lệ luỹ tiến. Tỷ lệ hoàn thành vượt định mức càng cao thì luỹ tiến càng nhiều
3.2.4. Trả lương theo sản phẩm có thưởng, có phạt:
Hình thức này giống 1 trong 2 hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp và trực tiếp nhưng sử dụng thêm chế độ thưởng phạt cho người lao động: doanh nghiệp có thể thưởng về chất lượng sản phẩm tốt, năng suất lao động cao, tiết kiệm vật tư. Doanh nghiệp có thể phạt trong trường hợp người lao động làm ra những sản phẩm hỏng, lãng phí vật tư, không hoàn thành kế hoạch được giao:
= +
3.3. Hình thức trả lương khoán
- Trả lương khoán gọn theo sản phẩm cuối cùng: là hình thức trả lương theo sản phẩm nhưng tiền lương được tính theo đơn giá tập cho cho sản phẩm hoàn thành cuối cùng.
- Trả lương khoán theo quỹ lương:...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status