Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải xây dựng tại thành phố Hà Nội - pdf 28

Download miễn phí Chuyên đề Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải xây dựng tại thành phố Hà Nội



MỤC LỤC
 
Lời nói đầu 1
Chương I: Tổng quan về quản lý chất thải xây dựng 4
I. Một số vấn đề chung về quản lý chất thải xây dựng 4
1. Khái niệm và phân loại chất thải 4
2. Nguồn gốc phát sinh 5
3. Công tác quản lý chất thải 7
II. Quản lý chất thải xây dựng 17
1. Khái niệm chất thải xây dựng 17
2. Đặc điểm và thành phần của chất thải xây dựng 17
3. Ảnh hưởng của chất thải xây dựng đến môi trường đô thị 18
4. Nội dung công tác quản lý chất thải xây dựng 20
 5. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về quản lý chất thải
xây dựng 21
Chương II: Thực trạng quản lý chất thải xây dựng ở Thành phố Hà Nội 26
I. Áp lực của sự phát triển kinh tế - xã hội lên môi trường đô thị ở Hà Nội 26
1. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội trong thời gian qua 26
2. Ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế - xã hội lên môi trường đô thị
 ở Hà Nội 30
3. Công tác quản lý chất thải ở Hà Nội trong thời gian qua 32
II. Thực trạng quản lý chất thải xây dựng ở Hà Nội trong thời gian qua 41
1. Tình hình hoạt động trật tự xây dựng ở Hà Nội hiện nay 41
2. Các văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề quản lý chất thải
3. xây dựng 47
4. Công tác quản lý chất thải xây dựng ở Thành phố Hà Nội 49
5. Những hạn chế trong công tác quản lý chất thải xây dựng ở
 Thành phố Hà Nội 53
Chương III: Đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải xây dựng cho
Thành phố Hà Nội 57
I. Dự báo khối lượng chất thải xây dựng phát sinh 57
II. Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý có hiệu quả chất thải xây dựng
 cho Thành phố Hà Nội 59
1. Về cơ chế quản lý 59
2. Về công nghệ thu gom, vận chuyển và xử lý 61
3. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng 64
4. Nâng cao năng lực của các Đơn vị quản lý môi trường 64
5. Xã hội hoá công tác vệ sinh môi trường 66
III. Một số kiến nghị 66
1. Kiến nghị với Nhà nước, các cấp chính quyền Thành phố 66
2. Kiến nghị với các tổ chức xã hội của Thành phố 68
Kết luận 69
Tài liệu tham khảo 70
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


o ra diện mạo mới hiện đại cho thủ đô. Dự kiến đến năm 2010 sẽ đạt tiêu chuẩn diện tích nhà ở bình quân 8,5m2/người, góp phần cải thiện điều kiện sống của người dân Hà Nội.
Ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế - xã hội lên môi trường đô thị ở Hà Nội
2.1. Ảnh hưởng đến môi trường đất
Trong những năm gần đây, với sự phát triển kinh tế nhanh chóng, các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra mạnh mẽ. Lượng chất thải phát sinh cũng gia tăng nhanh chóng. Thành phần chất thải cũng rất phức tạp, chứa nhiều chất nguy hiểm độc hại. Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải hay bùn lắng từ các cửa cống cũng chứa nhiều các kim loại nặng và hợp chất vô cơ, ngấm xuống đất gây ô nhiễm môi trường đất.
Việc chôn lấp các chất thải độc hại không qua kiểm soát còn có thể gây ra những tai hoạ như tạo ra các chất khác có tính độc cao hơn, có nguy cơ cháy nổ, ô nhiễm cả một vùng đất rộng lớn. Có thể thấy rằng các chất thải nguy hại đã góp phần làm ô nhiễm môi trường đất rõ rệt nhất, làm thoái hoá đất, giảm năng suất cây trồng, nhiều nơi khu vực nội thành hoa màu bị chết do ô nhiễm đất quá nặng
2.2. Ảnh hưởng đến môi trường nước
Hiện nay, tổng lượng nước thải sinh hoạt của cán bộ nhân dân khu vực nội thành Hà Nội khoảng gần 400.000 m3/ngày đêm (Báo cáo tổng quan diễn biến môi trường thành phố Hà Nội từ năm 1995 đến nay). Toàn bộ lượng nước thải này thoát qua hệ thống cống thoát và 4 sông tiêu chính của Thành phố (Tô Lịch, Lừ, Sét, Kim Ngưu).
Nước thải sinh hoạt phần lớn qua xử lý sơ bộ tại các bể tự hoại trước khi vào các tuyến cống chung hay kênh mương, ao, hồ. Tuy nhiên các bể tự hoại làm việc kém hiệu quả do xây dựng không đúng quy cách, không hút phân cặn thường xuyên nên hàm lượng các chất bẩn trong nước thải cao, gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng nước ở các cống ngầm, kênh mương và sông hồ. Nước tại các cống ngầm và kênh mương thoát nước hiện nay đang bị ô nhiễm nặng, nước ở các sông tiêu thoát nước đều bị nhiễm bẩn hữu cơ và chất thải lơ lửng, đặc biệt là vào mùa khô.
Đối với lượng nước ngầm: trung bình ở Hà Nội lượng nước ngầm khai thác hàng ngày từ 600.000 đến 650.000 m3 và theo dự báo đến năm 2010 nhu cầu sử dụng nước của thành phố sẽ tiếp cận với giới hạn trữ lượng nước ngầm có thể khai thác an toàn (700.000 m3/ngày đêm) và vấn đề tìm nguồn nước mặt để xử lý, cung cấp đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt của Thành phố vẫn ngày một gia tăng đang là một vấn đề bức xúc. Giải quyết được vấn đề này cho phép Thành phố giảm dần tỷ trọng nước ngầm, thay bằng nguồn nước mặt nhằm đảm bảo khai thác tài nguyên nước bền vững phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
Về chất lượng nước ngầm của Hà Nội đã được nhiều đề tài, dự án tiến hành khảo sát điều tra. Các kết quả điều tra, nghiên cứu gần đây nhất do Sở KHCN&MT cùng Trường ĐH Mỏ - Địa chất tiến hành 1996-1997 và cùng nhóm chuyên gia nghiên cứu JICA (Nhật Bản) tiến hành 1998-1999 đã thống nhất đánh giá:
- Nước dưới đất trên phạm vi Hà Nội vốn là nước sạch, nhưng do khai thác và sử dụng bừa bãi nên một số nơi đã có biểu hiện suy thoái cả về chất và lượng. Đặc biệt sự suy thoái về chất biểu hiện ngày càng rõ rệt (rõ nhất là NH4 và một số vi nguyên tố, đặc biệt là các vi sinh vật).
- Đối với tầng chứa nước Pleistoxen đang khai thác để cung cấp nước sạch cho thành phố, nồng độ các hợp chất Nitơ và Fe trong nước của một số giếng khai thác như Pháp Vân, Tương Mai, Hạ Đình có xu hướng tăng theo thời gian khai thác nhưng rất chậm.
- Cả hai tầng chứa nước đều có hàm lượng Fe và Mn khá cao, vượt giới hạn cho phép. Khu vực Thanh Trì, Gia Lâm hàm lượng Fe và NH4 thường là rất cao.
- Sự xâm nhập của nước bẩn do nước thải, chất thải và phân bón, chủ yếu mới xảy ra đối với tầng chứa nước thứ nhất (tầng nông) và xảy ra phát triển nhất ở khu vực phía Nam thành phố (huyện Thanh Trì).
2.3. Ảnh hưởng đến môi trường không khí
Môi trường không khí ở Hà Nội chịu tác động chủ yếu của hoạt động sản xuất công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, hoạt động xây dựng và sinh hoạt cộng đồng.
Kết quả thực hiện chương trình quan trắc môi trường không khí do Sở KHCN&MT tiến hành từ năm 1996 đến nay cho thấy: nồng độ bụi lơ lửng tại hầu hết các khu vực đều có xu hướng gia tăng liên tục từ năm 1995 đến cuối 2004, hầu hết đều vượt quá chỉ tiêu cho phép từ 2,5 đến 4,5 lần. Tại khu vực trung tâm nội thành, chất lượng môi trường không khí có biểu hiện suy thoái, đặc biệt là ở các khu vực tập trung đông dân cư. Nồng độ bụi có biểu hiện tăng rõ rệt và vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Nồng độ các khí thải độc hại tuy vẫn ở mức dưới giới hạn cho phép, song có biểu hiện tăng dần. Nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động giao thông và hoạt động xây dựng.
Có thể đánh giá chất lượng môi trường không khí ở Hà Nội nói chung kể cả các khu công nghiệp, các nút giao thông, các công trình xây dựng, tuy có nồng độ bụi và tiếng ồn vượt quá giới hạn cho phép, nhưng vẫn còn ở mức độ ô nhiễm nhẹ nếu so với thành phố Hồ Chí Minh.
Công tác quản lý chất thải ở Hà Nội trong thời gian qua
3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý
Quản lý chất thải là vấn đề then chốt trong việc đảm bảo môi trường sống cho con người mà thành phố Hà Nội phải có kế hoạch tổng thể trong việc quản lý chất thải mới có thể xử lý kịp thời và hiệu quả.
Bộ Tài nguyên Môi trường có trách nhiệm vạch chiến lược, cải thiện môi trường chung cho cả nước, tư vấn cho Nhà nước trong việc đề xuất luật lệ, chính sách quản lý môi trường quốc gia. Bộ Xây dựng hướng dẫn chiến lược quản lý và xây dựng đô thị, quản lý chất thải.
Uỷ ban nhân dân thành phố chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các quận huyện, Sở Tài nguyên Môi trường và Sở Giao thông công chính thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường đô thị, chấp hành nghiêm chỉnh chiến lược chung và luật pháp chung về bảo vệ môi trường của Nhà nước thông qua việc xây dựng các quy tắc, quy chế cụ thể trong việc bảo vệ môi trường của thành phố.
Công ty môi trường đô thị là cơ quan trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ xử lý chất thải bảo đảm vệ sinh môi trường của thành phố Hà Nội được Sở Giao thông công chính giao.
Sơ đồ 3: Hệ thống quản lý chất thải
Chính phủ
Bộ Xây dựng
UBND Thành phố
Bộ Tài nguyên & môi trường
Sở GTCC
Sở Tài nguyên & môi trường
UBND các cấp dưới
Công ty Môi trường đô thị
Chất thải
(Nguồn: Xí nghiệp Môi trường Đô thị số 1-Công ty Môi trường Đô thị)
Thành phố Hà Nội hiện nay có 4 đơn vị tham gia cung cấp dịch vụ quản lý chất thải gồm: Công ty môi trường đô thị Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích có nhiệm vụ thu gom xử lý rác thải trên địa bàn các quận, huyện; Xí nghiệp chế biến phế thải thành phân hữu cơ; Xí nghiệp đốt rác bệnh viện; Xí nghiệp xử lý chất thải công nghiệp và một số đơn vị chuyên môn về bơm hút phân, thu dọn đất, tưới rửa đường Ngoài ra còn có các đơn vị như Công ty cổ phần dịch vụ môi trường Thăng Long, Hợp tác xã Thành Công, Công ty cổ phần môi trường xanh và các xí nghiệp môi trường đô thị tại các huyện ngoại thành, các đơn vị này chỉ tham gia vào công tác thu gom và vận chuyển rác thải chứ chưa có biện pháp xử lý.
3.2. Về hệ thống pháp luật
Luật Bảo vệ Môi trường nước ta được Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ tháng 7/2006. Nội dung quản lý chất thải được phân cấp theo các nội dung quản lý môi trường nói chung. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình mà có trách nhiệm thực hiện việc quản lý chất thải.
Để thi hành chỉ thị số 199/TTG ngày 3/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách trong quản lý chất thải rắn ở các đô thị, Bộ Tài nguyên Môi trường và Bộ Xây dựng đã ban hành thông tư liên tịch 1590/TTLT trong đó có ghi: “Quản lý chất thải rắn là các hoạt động nhằm kiểm soát toàn bộ quá trình từ khâu sản sinh chất thải đến thu gom, vận chuyển và xử lý, tiêu huỷ chất thải và giám sát các địa điểm tiêu huỷ chất thải”.
- Quy định cho các tổ chức, cá nhân trong hoạt động phát sinh chất thải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về xả thải và quản lý chất thải.
- Địa điểm bãi chôn lấp chất thải không được đặt gần khu dân cư để tránh tác động có hại đến môi trường và sức khoẻ con người, nhưng cũng không được quá xa trung tâm đô thị và các khu công nghiệp để hạn chế cho việc vận chuyển rác thải.
- Thiết kế, xây dựng các bãi chôn lấp chất thải phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và vệ sinh môi trường.
Nghị định 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 9/8/2006 vể việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường có ghi: “Chất thải sinh hoạt tại các khu đô thị, khu công nghiệp cần được thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định quản lý chất thải. Chất thải có chứa các chất độc hại khó phân huỷ phải được xử lý riêng, không được đổ thải vào khu chứa chất thải sinh hoạt”.
Hà Nội đã ban hành quyết định 3008/QĐ-UB ngày 13/9/1996 là quy định về vấn đề quản lý chất thải của thành phố, cùng đó thành phố ban hành kèm theo quyết định số 3039/QĐ-UB ngày 21/9/1996 và các quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm công tác bảo vệ mô...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status