Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Dược phẩm TW I - pdf 28

Download miễn phí Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Dược phẩm TW I



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3
I. Một số khái niệm và sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 3
1.Khái niệm 3
2. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 5
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 6
1. Các nhân tố khách quan 6
1.1. Nhân tố môi trường và khu vực 6
1.2. Nhân tố môi trường nền kinh tế quốc dân 7
1.3. Nhân tố môi trường ngành 9
2. Các nhân tố chủ quan 11
2.1. Bộ máy quản trị doanh nghiệp và trình độ quản lý 11
2.2. Lao động và tiền lương 11
2.3. Tình hình tài chính và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp 12
2.4. Đặc tính sản phẩm và công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm 13
2.5. Nguyên vật liệu và công tác tổ chức đảm bảo nguyên vật liệu 14
2.6. Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ sản xuất của doanh nghiệp 14
2.7. Môi trường làm việc của doanh nghiệp 15
III. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 16
1. Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp 16
1.1. Chỉ tiêu lợi nhuận 17
1.2. Các chỉ tiêu về doanh lợi 17
1.3. Các chỉ tiêu khác 18
2. Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh bộ phận 19
2.1. Hiệu quả sử dụng vốn 19
2.2. Hiệu quả sử dụng lao động 21
3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP DƯỢC PHẨM TW I 22
I. Giới thiệu khái quát về Xí nghiệp dược phẩm TW I 22
1. Quá trình hình thành và phát triển 22
1.1. Hoàn cảnh ra đời 22
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của xí nghiệp 23
2. Một số đặc điểm chủ yếu của xí nghiệp 24
2.1. Đặc điểm của ngành nghề kinh doanh 24
2.2. Bộ máy tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý của xí nghiệp 25
2.3. Một số nguồn lực chủ yếu của xí nghiệp 29
3. Vị thế của Xí nghiệp dược phẩm TW I trên thị trường 31
II. Hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp dược phẩm TW I trong thời gian qua 32
1. Tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp thời kỳ 1998-2002 32
1.1. Động thái về vốn và nhân lực 32
1.2 Tình hình thực hiện kế hoạch sản lượng và cơ cấu sản phẩm 36
1.3 Một số kết quả kinh doanh chủ yếu 38
1.3.1. Về doanh thu 38
1.3.2. Về lợi nhuận 40
2 Đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh 41
2.1 Hiệu quả sản xuất kinh doanh yếu tố 41
2.2 Hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp 49
2.3 Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội 52
3. Đánh giá chung về hoạt động của Xí nghiệp trong những năm qua 54
3.1 Những mặt thành công 54
3.2 Những mặt chưa thành công và nguyên nhân 54
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP DƯỢC PHẨM TWI 56
I. Phương hướng phát triển của Xí nghiệp trong thời gian tới 56
1 Những thuận lợi và khó khăn của Xí nghiệp trong thời gian tới 56
2 Phương hướng Xí nghiệp trong thời gian tới 57
II.Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
 Xí nghiệp 58
KẾT LUẬN 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
Nhận xét của đơn vị thực tập
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn.
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


òng Tài vụ - Kế toán: Trực thuộc giám đốc, có nhiệm vụ thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cần thiết về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cho giám đốc cũng như các phòng ban khác có liên quan.
+ Phòng Tổ chức Hành chính: Trực thuộc Giám đốc, giúp Giám đốc trong công tác tổ chức quản trị nhân sự và phụ trách các vấn đề phúc lợi.
+ Phòng Kỹ thuật: Do Phó giám đốc khoa học - công nghệ trực tiếp phụ trách, có chức năng theo dõi toàn bộ quá trình sản xuất của Xí nghiệp, chỉ đạo về các vấn đề kỹ thuật cho các phân xưởng hay bộ phận sản xuất.
+ Phòng Kiểm nghiệm: Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng, hàm lượng nguyên liệu khi đưa vào pha chế cũng như kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đem đi tiêu thụ.
+ Phòng Kinh doanh: Có chức năng lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đàm phán ký kết các hợp đồng với khách hàng và thực hiện một số hoạt động kinh doanh khác.
+ Phòng Marketing: Có chức năng thực hiện các kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, cung cấp các thông tin về nghiên cứu thị trường để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh sản phẩm.
+ Phòng nghiên cứu: Chuyên nghiên cứu các vấn đề liên quan đến kỹ thuật sản xuất như nghiên cứu về tá dược, nghiên cứu về tiến bộ kỹ thuật nhằm rút ngắn thời gian sản xuất, nghiên cứu việc ứng dụng khoa học công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm mới có chất lượng cao.
Ngoài ra, còn một số phòng ban khác làm nhiệm vụ bảo đảm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp như: phòng Bảo vệ, phòng Đời sống.
Sơ đồ bộ máy quản lý của Xí nhiệp Dược phẩm Trung Ương I như sau:
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp Dược phẩm TWI
Giám đốc
Phân xưởng sản xuất thuốc tiêm
Phó giám đốc sản xuất
Phó giám đốc kinh doanh
Phó giám đốc khoa học công nghệ
Phòng kế toán
Phòng tổ chức
Phân xưởng sản xuất thuốc viên
Phân xưởng sản xuất thuốc kháng sinh tiêm
Phân xưởng cơ điện
Phòng Kinh doanh
Phòng Marketing
Phòng Kỹ thuật
Phòng Kiểm nghiệm
Phòng Nghiên cứu
2.3. Một số nguồn lực chủ yếu của xí nghiệp
2.3.1. Vốn và công nghệ
Tổng vốn của Xí nghiệp Dược phẩm TWI tính đến tháng12/2002 là 57.990.998.591 đồng. Trong đó vốn lưu động chiếm 67,47% trong tổng vốn và vốn cố định chiếm 32,53%. Trước đây máy móc thiết bị của xí nghiệp rất đa dạng, cả thô sơ lẫn hiện đại, nhiều kiểu, nhiều chủng loại khác nhau và được hình thành từ nhiều nguồn nên rất thiếu tính đồng bộ. Hiện nay, do cạnh tranh về chất lượng sản phẩm đã thúc đẩy xí nghiệp mua sắm thêm máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, dần dần tự động hoá trong sản xuất.
Quy trình công nghệ sản xuất của xí nghiệp cũng được đổi mới, hoàn thiện. Từ kỹ thuật chủ yếu là dựa trên các loại thiết bị nhỏ, thủ công của phòng thí nghiệm, đến nay đã phát triển thành công nghệ bào chế hoàn chỉnh. Các phân xưởng sản xuất được trang bị máy móc tương đối hiện đại với dây chuyền công nghệ sản xuất khép kín. Hoạt động sản xuất của xí nghiệp được thực hiện ở ba phân xưởng sau:
Một dây chuyền công nghệ sản xuất thuốc viên
Một dây chuyền công nghệ sản xuất thuốc tiêm
Một dây chuyền công nghệ sản xuất thuốc kháng sinh
Trong mỗi phân xưởng lại có các loại máy chuyên dụng khác nhau. Mỗi loại phục vụ cho một dây chuyền sản xuất sản phẩm riêng. Quy trình sản xuất của mỗi loại sản phẩm mặc dù không giống nhau nhưng xét về thứ tự công việc thì đều trải qua các công đoạn như sau:
+ Nguyên liệu sau khi xuất kho sẽ được kiểm tra chất lượng theo các tiêu chuẩn quy định rồi mới chuyển sang công đoạn pha chế. Sau khi pha chế xong, bán thành phẩm của giai đoạn này được kiểm tra lại nhằm đảm bảo đầy đủ yếu tố về tỷ lệ, thành phần, các tính chất cần thiết. Các bước kiểm tra này đều do phòng kỹ thuật tiến hành thông qua các cán bộ của phòng tại từng phân xưởng.
+ Sau giai đoạn pha chế, kiểm nghiệm, các loại thuốc mới được đập viên, đóng ống theo từng loại. Sau khi được trình bày xong các loại thuốc này đều được kiểm tra về mặt lý, hoá sinh thông qua các tiêu chuẩn như: độ tan, độ cứng, độ bóng, độ bông, độ sơcác công đoạn kiểm tra này đều do phòng kiểm nghiệm tiến hành trên dây chuyền kiểm tra đồng bộ. Cuối cùng là công đoạn đóng hộp, đóng lọ, ép vỉ, phân ống và trình bày sản phẩm. Sơ đồ sau đây mô tả quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của xí nghiệp:
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của phân xưởng sản xuất thuốc viên
NL chính
Pha chế
Đập viên
Đóng chai
Trình bày
Kiểm tra
Bao bì
Sấy rửa
Hấp sấy, tiệt trùng
Tiêu thụ
Nhập kho thành phẩm
Chai lọ
Tẩy rửa
Hấp sấy
Đóng ống
Hàn ống
Soi ống
Nguyên liệu
Pha chế
Tiêu thụ
Nhập kho
Kiểm tra
Trình bày
In ống
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của phân xưởng sản xuất thuốc tiêm là kháng sinh
2.3.2. Lao động
Nhận thức được vai trò của nguồn lực lao động, Xí nghiệp Dược phẩm TWI luôn luôn củng cố đội ngũ lao động của mình thông qua đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho lao động và tuyển dụng thêm lao động mới. Vì vậy, chất lượng lao động ngày càng được nâng cao, với tổng số lao động hiện có là 585 người, trong đó 58 người lao động ký kết hợp đồng theo mùa vụ. Đối với ngành dược, sản phẩm không cho phép có phế phẩm và luôn phải đảm bảo độ chính xác tuyệt đối, vì vậy đòi hỏi người lao động không những phải có trình độ mà còn cần có sự cần cù, tỷ mỉ, trách nhiệm, và chuyên tâm. Với tổng số 585 lao động của xí nghiệp hiện nay thì 100 người có trình độ đại học ( chiếm 17,1% trong tổng số lao động của xí nghiệp), trung cấp 105 người (chiếm 18,15% trong tổng số) và 380 người là công nhân ( chiếm 64,75% trong tổng số).
Thực trạng trên cho thấy trình độ đội ngũ lao động của Xí nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất của ngành này
2.3.3. Nguyên vật liệu
Do đặc tính riêng có của ngành nghề sản xuất kinh doanh nên số lượng, chủng loại, chất lượng vật tư, nguyên liệu là yếu tố được xí nghiệp quan tâm hàng đầu nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra thường xuyên liên tục.
Để sản xuất ra hơn 150 mặt hàng xí nghiệp cần rất nhiều các loại hoá chất và tá dược khác nhau, phần lớn các loại nguyên liệu là đắt đỏ, quý hiếm và phải nhập khẩu từ một số nước Châu âu và Châu á như: Pháp, Thuỵ sỹ, áo, ấn Độ
ý thức được rằng việc lựa chọn người cung ứng cũng rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu qủa sản xuất kinh doanh, qua hơn 50 năm tồn tại và phát triển, Xí nghiệp luôn thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ với những nhà cung ứng của mình . Đó là các doanh nghiệp trong và ngoài nước như Công ty Dược TWI, TWII, Traphaco Đây là những bạn hàng luôn đảm bảo khả năng cung ứng nguyên vật liệu đầy đủ, kịp thời và đạt chất lượng tốt với giá cả hợp lý.
3. Vị thế của xí nghiệp trên thị trường
Xí nhiệp Dược phẩm TWI là một trong những xí nghiệp lớn nhất của ngành dược Việt Nam có tổng doanh thu năm 2001 là 163,23 tỷ đồng chiếm 5% thị phần của ngành ( Chỉ đứng sau Xí nghiệp Dược Hậu Giang có mức doanh thu 180 tỷ và Xí nghiệp Dược TW 24 có mức doanh thu 170 tỷ ).
Lợi thế của xí nghiệp Dược phẩm Trung Ương I là một trong những xí nghiệp có lịch sử phát triển lâu đời, sản phẩm có uy tín, có truyền thống và được người dân cả nước biết đến, được Nhà nước ưu đãi. Hiện nay xí nghiệp là một trong những doanh nghiệp có công nghệ hiện đại nhất trong ngành dược Việt Nam và có đội ngũ lao động chuyên môn, có trình độ và kinh nghiệm. Đây là những điểm mạnh của xí nghiệp so với một số đối thủ của mình. Nhưng điểm yếu của xí nghiệp là: hệ thống phân phối không đều và kém hiệu quả, thị trường đầu ra còn nhỏ bé, thị trường xuất khẩu hầu như chưa có . Vì vậy, để củng cố vị thế của mình trên thị trường thì xí nghiệp cần có các biện pháp thúc đẩy nhanh việc tiêu thụ sản phẩm bằng nhiều cách khác nhau ví dụ như chính sách giá cả để cạnh tranh, hay có các hình thức như giảm giá , chia nhỏ sản phẩm , chính sách tín dụng ưu đãi
Ngoài việc cạnh tranh với các đối thủ lớn thì việc hợp tác cũng không kém phần quan trọng để nâng cao vị thế cạnh tranh của thị trường hai bên bằng cách phân chia thị trường , hợp tác trong việc cung ứng nguyên vật liệu, để từ đó hạ giá thành sản phẩm, tăng lượng hàng bán ra trên thị trường
II. hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả của xí nghiệp trong thời gian (1998 -2002)
1.Tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp thời kỳ (1998 - 2002)
1.1. Động thái về nhân lực và vốn
Vốn và nhân lực là hai yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, muốn tối đa hoá lợi nhuận thì xí nghiệp phải sử dụng yếu tố đầu vào này một cách hiệu quả. Trước hết ta phân tích tình hình lao động của xí nghiệp.
Động thái về nhân lực.
Trong nền kinh tế thị trường, số lượng người lao động được sử dụng trong một doanh nghiệp phụ thuộc vào mức sản lượng của doanh nghiệp, mà mức sản lượng phụ thuộc khá nhiều vào cầu của thị trường về sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra. Tình hình sử dụng lao động của xí nghiệp được trình bày ở bảng dưới đây.
Bảng 1: Tình hình lao động làm việc ở xí nghiệp thời kỳ (1998 - 2002)
Đơn vị : người
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Tổng số lao động
537
550
558
570
585
Tăng so với năm trước
2,42%
1,45%
2,15%
2,63%
Hợp đồng dài hạn
497
506
5...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status