Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng và tiến tới áp dụng TQM tại công ty cổ phần Thanh Hóa - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

CHƯƠNG I: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN 9001: 2000
1.1. Giới thiệu về quản lý chất lượng và các phương pháp trong quản lý chất lượng
1.1.1. Khái niệm chất lượng
Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5814- 1994 thì “ Chất lượng là toàn bộ các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó có khả năng thỏa mãn nhu cầu đã công bố hay tiềm ẩn”.
Từ định nghĩa này có thể rút ra một số đặc điểm sau đây của chất lượng:
• Chất lượng được đánh giá bởi sự thoả mãn nhu cầu. Một sản phẩm vì một lí do nào đó không được nhu cầu chấp nhận thì phải coi là có chất lượng kém cho dù trình độ công nghệ để chế tạo ra sản phẩm đó rất hiện đại. Đây là một kết luận quan trọng và là cơ sở để các nhà sản xuất định ra chính sách, chiến lược kinh doanh của mình
• Nhu cầu sử dụng luôn biến động, nên chất lượng cũng luôn biến động theo thời gian, không gian, điều kiện sử dụng…
• Khi đánh giá chất lượng của một sản phẩm phải xét và chỉ xét đến mọi đặc tính của sản phẩm có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu cụ thể
• Nhu cầu có thể được công bố rõ ràng dưới dạng các quy định, tiêu chuẩn. Nhưng cũng có những nhu cầu không thể miêu tả rõ ràng, mà người sử dụng chỉ có thể cảm nhận chúng hay có khi chỉ phát hiện được trong quá trình sử dụng
• Chất lượng không phải chỉ là một thuộc tính của sản phẩm, hàng hoá như vẫn thường được hiểu. Chất lượng còn áp dụng cho mọi thực thể, có thể là một sản phẩm, một hoạt động, một quá trình, hay một con người, một doanh nghiệp…
Khi nói đến chất lượng chúng ta cũng không thể bỏ qua các yếu tố giá cả và dịch vụ sau bán hàng, là các yếu tố mà khách hàng nào cũng quan tâm. Ngoài ra, cũng cần tính đến các yếu tố như giao hàng đúng lúc, đúng thời hạn, là các yếu tố vô cùng quan trọng trong sản xuất hiện đại, nhất là khi các phương pháp sản xuất “vừa đúng lúc” (Just in time), “sản xuất không tồn kho” (Non stock production) đang được thịnh hành. Để thỏa mãn nhu cầu chúng ta cũng cần quan tâm đến những yếu tố khác như thái độ của người làm các dịch vụ tiếp xúc với khách hàng, từ người thường trực, tiếp tân đến người trực điện thoại cùng với cảnh quan, môi trường làm việc của doanh nghiệp. Từ những phân tích trên người ta hình thành khái niệm chất lượng toàn diện.

Hình 1.1. Các yếu tố của chất lượng toàn diện
1.1.2. Quản lý chất lượng là gì
Chất lượng không thể tự sinh ra, không phải là một kết quả ngẫu nhiên, mà là kết quả của sự tác động của hàng loạt các yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau. Hoạt động quản lý trong lĩnh vực chất lượng được gọi là quản lý chất lượng. Quản lý chất lượng đã được áp dụng trong mọi ngành công nghiệp, trong mọi lĩnh vực, mọi loại hình công ty.
Việc đánh giá chứng nhận có thể gặp khó khăn do sự khác biệt về quan điểm của các chuyên gia đánh giá thuộc các tổ chức chứng nhận khác nhau. Do vây, công ty cần nhận thức rõ việc xây dựng hệ thống quản lý tích hợp là để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của bản thân công ty chứ không phải nhằm vào mục đích có chứng chỉ.
Mặc dù có rất nhiều khó khăn nhưng việc tích hợp các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn thành một hệ thống thống nhất tại công ty là việc nên làm. Bởi lẽ, so với những gì mà một hệ thống quản lý tích hợp có thể mang lại cho công ty thì việc đầu tư công sức đề vượt qua những khó khăn đó là rất xứng đáng.
4.4. Kiến nghị về quản lý nhà nước
4.4.1. Đối với nhà nước
Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào hoạt động quản lý chất lượng, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm…mà chỉ thông qua các chính sách. Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ cho các hoạt động quản lý tại các doanh nghiệp nhất là trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế như hiện nay. Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp và hệ thống quản lý của họ theo nhiều cách:
• Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện các chính sách vĩ mô như chính sách đầu tư, chính sách tài chính, thuế khóa, các quy định xuất nhập khẩu…nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng và thực hiện các chiến lược sản xuất kinh doanh dài hạn, đặc biệt là chiến lược chất lượng sản phẩm, môi trường
• Nhà nước cần mở rộng quan hệ hợp tác trong nước và ngoài nước nhằm kịp thời nắm bắt thông tin khoa học, kỹ thuật, giúp cho các doanh nghiệp không bị lạc hậu so với thế giới.
• Nhà nước cần có chính sách cho vay vốn ưu đãi, giảm thuế trong một số năm cho các doanh nghiệp có đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như công tác bảo vệ môi trường.
• Nhà nước cần tuyên truyền mạnh mẽ hơn nữa cho công tác quản lý chất lượng và môi trường. Phải tuyên truyền thông qua nhiều hình thức cụ thể để làm sao các doanh nghiệp hiểu rằng không thể tồn tại được trong giai đoạn hiện nay nếu không chú ý quản lý chất lượng và môi trường. Đồng thời, thông qua các cơ quan quản lý chất lượng, môi trường, các phương tiện thông tin, mở các khóa đào tạo về quản lý chất lượng, môi trường chuyên ngành riêng cho từng đối tượng cụ thể: giám đốc, quản đốc, công nhân. Ngoài ra cần hình thành giải thưởng quốc gia về chất lượng, môi trường để làm mục tiêu cho các doanh nghiệp phấn đấu.


wdbiG8IX2bY4e0f
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status