Một số giải pháp chống thất thoát vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Một số giải pháp chống thất thoát vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản



I. Thực trạng quản lý vốn đầu tư và tình trạng thất thoát hiện nay 2
II. Nguyên nhân của thực trạng thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản: 4
1. Công tác quản lý đầu tư các ngành, các cấp còn nhiều yếu kém, bất cập biểu hiện rõ nét ở bốn góc độ như sau: 5
2. Chất lượng công tác quy hoạch chưa cao, chưa làm cơ sở cho kế hoạch đầu tư phát triển; dẫn đến tình trạng phải điều chỉnh dự án nhiều lần, gây lãng phí vốn đầu tư 6
3. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về đầu tvà xây dựng chưa được triển khai đến nơi đến chốn trong tất cả các ngành và các cấp: 6
III. Giải pháp khắc phục trong thời gian tới là: 6
Giải pháp lớn : 6
Giải pháp cụ thể: 8
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) thuộc vốn ngân sách và được quản lý như vốn ngân sách chiếm gần 70%. Các dự án này Nhà nước là chủ đầu tư vì vốn Nhà nước là sở hữu toàn dân và Nhà nước đầu tư cho các ngành nghề kinh tế trọng yếu, phát triển cơ sở hạ tâng kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế, kết quả các công trình không tương xứng với số vốn đầu tư nhà nước đã bỏ ra. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? và giải pháp là gì?
I. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ VÀ TÌNH TRẠNG THẤT THOÁT HIỆN NAY
Gần đây, vấn đề thất thoát đầu tư xây dựng cơ bản đã trở thành đề tài nóng trên diễn đàn Quốc hội và báo chí. Thậm chí nó còn gây tranh cãi gay gắt giữa những người thay mặt của dân với những người có trách nhiệm. Trước tình trạng này, Quốc hội đã phải lấy năm 2005 là năm chống thất thoát, lãng phí, đầu tư dàn trải.
Thất thoát lãng phí vẫn còn lớn mà hiện tại chưa thể khẳng định con số chính xác do chưa kiểm toán. Qua thanh tra một số công trình trong các năm 2002-2003, tỷ lệ sai phạm tài chính là từ 13.6% đến 19% số vốn.
Riêng tại Hà Nội, báo cáo Thanh tra thành phố cho thấy năm 2004 qua kiểm tra 18 dự án đã phát hiện thất thoát 4.814 triệu đồng, đến nay mới chỉ thu hồi được 1.836 triệu đồng. Điển hình nhất là việc thanh quyết toán vật tư, thiết bị nhập khẩu với giá cao hơn giá thị trường gây thất thoát tại “Công trình cải tạo và mở rộng hệ thống cấp nước Hà Nội giai đoạn 4” là gần 305.000 USD (tương đương 4 tỷ đổng), dự án “Khôi phục quốc lộ 1 Hà Nội - Lạng Sơn” thanh toán sai khối lượng, thất thoát hơn 4,1 tỷ đồng... Song câu hỏi làm thế nào để chống thất thoát xây dựng hiệu quả không chỉ riêng của Hà Nội mà còn là vấn đề hết sức thời sự của cả nước
Có thể lấy nhiều ví dụ rất cụ thể hiện tượng lãng phí thất thoát chủ yếu, trực tiếp do con người vi phạm các quy định của các văn bản pháp luật gây nên: Đó là:
- Chỉ tính riêng các dự án vốn ngân sách nhà nước do Trung ương quản lý thiếu thủ tục đầu tư (theo các quy định của Chính phủ): Năm 2001 có 357 dự án, năm 2002 có 598 dự án, năm 2003 có 366 dự án, năm 2004 có 377 dự án. Nhiều dự án khởi công chỉ có quyết định đầu tư, chưa có quyết định phê duyệt thiết kế và tổng dự toán.
- Kết quả thanh tra các dự án công trình do Thanh tra Nhà nước tiến hành năm 2002 tại 17 công trình, sai phạm về tài chính là 870 tỉ đồng, chiếm 13,6% tổng số vốn đầu tư được thanh tra. Năm 2003 đã thanh tra 14 dự án lớn với tổng mức đầu tư là 8.193 tỷ đồng trong đó giá trị vốn đầu tư được thanh tra là 6.450 tỷ đồng, qua thanh tra phát hiện nhiều sai phạm về kinh tế do làm trái các quy định nhà nước là 1.253,3 tỉ đồng, chiếm 19,1% số vốn được thanh tra.
- Các địa phương đã tiến hành thanh tra 2.138 dự án, công trình với tổng mức giá trị vốn đầu tư được thanh tra là 4.685 tỷ đồng; đã phát hiện sai phạm và kiến nghị xử lý 136 tỷ đồng (2,9%). Các bộ ngành thanh tra 380 dự án với tổng vốn 13.218 tỷ đồng, tuy nhiên chỉ phát hiện sai phạm 66 tỷ đồng (0,5%).
- Qua số liệu của Kiểm toán Nhà nước năm 2002, năm 2003 và năm 2004 cho thấy trong 648 dự án được kiểm toán với giá trị khoảng 6.000 tỷ đồng có sai sót 159 tỷ đồng giá trị được kiểm toán.
- Công tác đấu thầu, chỉ định thầu vi phạm các quy định hiện hành. Hạ giá thầu thấp không có căn cứ để trúng thầu hay trúng thầu với giá rất thấp nhưng vẫn làm được, chứng tỏ khâu lập thiết kế dự toán không đúng; Hiện tượng thông thầu, tiêu cực, tham nhũng để chọn nhà thầu sai dẫn đến những hiện tượng rất nghiêm trọng như vụ Thuỷ cung Thăng Long, một số vụ của Tổng Công ty Dầu khí...
Có thể thấy rõ ràng, hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên là tham nhũng ngày càng phát triển với mức độ rất tinh vi và sự buông lỏng quản lý tài chính trong các dự án đầu tư. Việc quản lý kinh phí đối với các dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước còn quan liêu và lỏng lẻo, tạo nhiều khe hở cho tham nhũng phát triển. Kinh nghiệm thế giới cho thấy dự án, công trình quy mô càng to, phạm vi càng rộng thì mức độ thất thoát, tham nhũng càng nghiêm trọng. Theo báo cáo 2005 của Tổ chức minh bạch quốc tế, tình trạng tham nhũng trong xây dựng đang ngày càng trở nên tinh vi và nghiêm trọng. Số tiền liên quan đến tham nhũng trong các dự án xây dựng toàn cầu lên tới 32 tỷ USD. Tổ chức minh bạch quốc tế đã kêu gọi Chính phủ các nước tấn công mạnh vào tệ nạn tham nhũng trong xây dựng, nghiêm khắc với các tổ chức, cá nhân và hành vi tham nhũng, có cơ chế động viên và bảo vệ những người tố cáo tham nhũng.
Sau khi nhận được kinh phí, tiến độ công trình phụ thuộc vào nhà thầu hơn là nhà nước.
Vì thế, hiện tượng rút ruột dự án chi tiêu cho mục đích cá nhân dẫn đến chất lượng các công trình không đảm bảo là chuyện không tránh khỏi. Theo dư luận trên báo chí, thất thoát vốn đầu tư trong các dự án có lúc lên tới khoảng 40%. Với vốn đầu tư thực tế chỉ còn 60% dự toán thì chất lượng công trình không đảm bảo là đương nhiên và các công trình nhanh chóng xuống cấp là kết quả của tình trạng quản lý các nguồn vốn đầu tư lỏng lẻo và kém hiệu quả.
Tham nhũng là hệ quả thiết yếu của công tác quản lý lỏng lẻo. Bởi vậy, muốn chống tham nhũng một cách hiệu quả, chúng ta phải đưa ra cách quản lý tài chính mới, cần chuyển đổi nền tài chính ngân sách thành nền tài chính ngân hàng. Bản chất của việc cải cách này là áp dụng cơ chế Nhà nước quản lý đầu tư vào (dự án), ngân hàng quản lý tiền, nhà đầu tư vay tiền ngân hàng đó thực hiện các công trình được chỉ định hay trúng thầu theo đúng yêu cầu của Nhà nưíc. Cải cách hệ thống quản lý tài chính tức là thực sự trao quyền cho các ngân hàng kinh doanh tài chính – một việc đúng với chức năng của ngân hàng. Tuy nhiên, để ngân hàng thực sự đóng vai trò nguồn vốn đầu tư của nhà nưíc, các ngân hàng Việt Nam phải thực sự là những chủ thể kinh doanh độc lập và như thế vai trò quản lý của nhà nước đối với các ngân hàng cũng phải được thay đổi.
II. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG THẤT THOÁT LÃNG PHÍ TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN:
Tình trạng đầu tư dàn trải, thất thoát, lãng phí và việc sử dụng chưa hiệu quả cac nguồn vốn trong thời gian qua do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Theo nhiều phân tích và đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì, việc tình trạng này xuất phát từ các nguyên nhân chủ yếu sau đây:
1. Công tác quản lý đầu tư các ngành, các cấp còn nhiều yếu kém, bất cập biểu hiện rõ nét ở bốn góc độ như sau:
- Tinh thần trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, các cơ chế chính sách đã được ban hành về công tác quản lý đầu tư và xây dựng chưa cao. Tình trạng buông lỏng trong quản lý, thiếu kỷ cương, kỷ luật trong lĩnh vực đầu tư đã dẫn đến những sai sót trong quản lý kế hoạch đầu tư và quá trình xây dựng thể hiện ở tất cả các khâu, từ xác định chủ trương, xây dựng dự án, thẩm định dự án, ra quyết định đầu tư, thiết kế kỹ thuật, lập tổng dự toán đến khâu triển khai thực hiện, giám sát thi công, theo dõi cấp phát thanh quyết toán...
- Phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ quản lý đầu tư và xây dựng còn kém, thậm chí thường lợi dụng những kẽ hở của cơ chế chính sách, lợi dụng chức quyền, vị trí công tác để trục lợi bất chính; sự thất thoát vốn đầu tư còn nhiều, gắn liền với tình trạng tham nhũng hiện nay.
- Cơ chế chính sách liên quan đến quản lý đầu tvà xây dựng chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, lại thường xuyên thay đổi, đã gây sự bị động, lúng túng trong quá trình xây dựng và điều hành kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản. Cho đến nay, qua nhiều lần bổ sung, đã ban hành mới nhiều Nghị định, Chỉ thị theo hớng đổi mới, phân cấp mạnh hơn trong lĩnh vực quản lý đầu tư và xây dựng; nhưng nhìn chung chưa phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường. Điểm đáng nhấn phát triển nhất là tính khép kín từ khâu quy hoạch chuẩn bị dự án, thẩm định dự án, ban hành các định mức trong đầu tư, thiết kế kỹ thuật, đấu thầu, thi công, tư vấn, giám sát thi công trong nội bộ một Bộ, một ngành, gây nên hậu quả xấu trong đầu tư, dễ dẫn đến các vụ việc tiêu cực.
- Năng lực các tổ chức tư vấn lập dự án và thiết kế kỹ thuật thấp; năng lực quản lý của các chủ đầu tư ban quản lý còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm, tổ chức thẩm định mang tính hình thức hành chính, chất lượng công tác thẩm định, phê duyệt dự án chưa cao, quyết định đầu tư khi chưa có đầy đủ căn cứ để xác định tính khả thi và hiệu quả của dự án đầu tư, vì vậy hiệu quả đầu tư chưa cao. Công tác tư vấn, giám sát thi công nhiều dự án chất lượng thấp, không đúng chuyên môn. Giám sát chưa chặt chẽ, chưa trung thực, dễ dãi trong kiểm tra, nghiệm thu làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Quản lý công tác đấu thầu chưa tốt dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, gây lãng phí, thất thoát vốn đầu tư.
2. Chất lượng công tác quy hoạch chưa cao, chưa làm cơ sở cho kế hoạch đầu tư phát triển; dẫn đến tình trạng phải điều chỉnh dự án nhiều lần, gây lãng phí vốn đầu tư
Các quy hoạch thiếu gắn kết với nhau, chưa dựa vào nhu cầu thị trường. Trong khi đó, Nhà nước lại thiếu công cụ, chính sách hữu hiệu để quản lý, giám sát thực hiện quy hoạch; tình trạng đầu tư tự phát, không theo quy hoạch còn khá phổ biến, đã dẫn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status