Xuất khẩu nông sản trong chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc - pdf 28

Download miễn phí Chuyên đề Xuất khẩu nông sản trong chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu 1
3. Mục đích nghiên cứu 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
6. Những đóng góp của chuyên đề tốt nghiệp 3
7. Kết cấu của chuyên đề tốt nghiệp 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM 5
1.1. Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế 5
1.1.1. Toàn cầu hoá 5
1.1.2. Khu vực hoá 6
1.1.3. Việt Nam trong xu thế hội nhập 7
1.1.4. Khái quát về lý thuyết lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu nông sản 12
1.2.1. Hàng nông sản giữ vị trí quan trọng trong tổng GDP cả nước và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế 17
1.2.2. Sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản thu hút phần lớn nguồn nhân lực cả nước, tạo nguồn vốn phục vụ CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn 19
1.2.3. Bảo đảm nguồn lương thực và thực phẩm cho cả nước để thực hiện mục tiêu ổn định và nâng cao đời sống nhân dân 19
1.2.4. Bảo đảm nguồn nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản 20
1.2.5. Góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam 20
1.3. Chiến lược phát triển thị trường và xúc tiến thương mại hàng nông sản thời kỳ 2001 – 2010 21
1.3.1. Mục tiêu 22
1.3.2. Định hướng thị trường một số nông sản chính 22
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN THẾ GIỚI VÀ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC 24
2.1. Tình hình và xu hướng xuất khẩu nông sản thế giới 24
2.1.1. Tình hình thương mại hàng nông sản thế giới 24
2.1.2.Xu hướng thương mại hàng nông sản thế giới 25
2.1.3.Triển vọng thương mại một số nông sản chính thế giới 26
2.2. Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 37
2.2.1. Tình hình xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam nói chung 37
2.2.2. Kim ngạch xuất khẩu nông sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước 39
2.2.3.Cơ cấu các nhóm hàng xuất khẩu 41
2.2.4. Cơ cấu thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam 43
2.2.5. Tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 45
2.2.6. Đánh giá chung về nông sản của Việt Nam xuất sang thị trường Trung Quốc 53
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC 60
3.1. Các quan điểm đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam thời kỳ 2001 – 2010 60
3.1.1. Quan điểm thứ nhất 60
3.1.2.Quan điểm thứ hai 60
3.1.3. Quan điểm thứ ba 60
3.1.4. Quan điểm thứ tư 60
3.1.5. Quan điểm thứ năm 60
3.2. Mục tiêu và phương hướng đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 61
3.2.1. Mục tiêu 61
3.2.2. Phương hướng đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 61
3.3. Triển vọng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 62
3.4. Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 64
3.4.1. Nhóm giải pháp về chiến lược sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu 64
3.4.2. Nhóm giải pháp về Tài chính – tín dụng 66
3.4.3. Nhóm giải pháp về tổ chức và quản lý xuất khẩu nông sản 70
3.4.4. Nhóm giải pháp về tăng cường sự phối hợp giữa Nhà nước và doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường sang Trung Quốc 73
KẾT LUẬN 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ng 100.000 tấn năm 2004, đạt kim ngạch 130 triệu USD, tăng 34,3% về lượng và 23,6% về giá trị so với năm trước. Tuy nhiên, theo dự báo của một số chuyên gia, thị trường hạt tiêu năm 2005 vẫn ở trong tình trạng cung vượt cầu, ấn Độ, một trong những nước sản xuất chính có thể bội thu trong vụ mới. Thêm nữa, tồn kho từ vụ của nước này từ vụ trước mới chuyển sang khiến nguồn cung hạt tiêu của ấn Độ có thể đạt 100.000 tấn. Nguồn cung lớn tạo sức ép trên thị trường khiến giá hạt tiêu khó có thể cải thiện trong thời gian tới.
Xuất khẩu hạt tiêu thế giới năm 2000 đạt 155,5 ngàn tấn, trong đó ấn Độ, Indonexia, Brazil, Việt Nam và Malayxia chiếm 90% khối lượng xuất khẩu toàn cầu. Dự báo giai đoạn 2001-2005, khối lượng xuất khẩu hạt tiêu tăng bình quân 1,3% năm, đạt 165,8 ngàn tấn năm 2005 và 176 ngàn tấn năm 2010.
Nhập khẩu hạt tiêu bình quân thế giới tăng 1,2% năm, đạt 161,5 ngàn tấn vào năm 2005; 175 ngàn tấn năm 2010. Các nước nhập khẩu chính là Châu Âu, Trung Đông, Bắc Mỹ, Trung Quốc chiếm tới 60% lượng hạt tiêu nhập khẩu thế giới.
2.2. Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
2.2.1. Tình hình xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam nói chung
Hơn một thập kỷ nay, nhờ những cải cách kinh tế sâu rộng, ngành nông nghiệp liên tục tăng trưởng với tốc độ bình quân 4,5% năm. Nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2, sản xuất hạt điều đứng thứ 3, và xuất khẩu cà phê thứ 4 trên thế giới. Ngày nay, ngoài một số ít sản phẩm còn phải nhập khẩu như sữa, dầu ăn, bông, thuốc lá, hầu hết các nông lâm sản của Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu trong nước, và có dư để xuất khẩu. Xuất khẩu tăng khá, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2000 đạt 14.455 triệu USD, trong đó tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 1,97 tỷ USD, chiếm gần 13,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam; thì đến năm 2003, kim ngạch xuất khẩu đạt 20.176 triệu USD , trong đó xuất khẩu nông sản chiếm 11% tương ứng với 2.251 triệu USD, tăng 14,3% so với năm 2000.
Năm 2004, Xuất khẩu nông – lâm sản tăng đột biến 32%, đạt mức kỷ lục 4,284 tỷ USD (tăng 1,03 tỷ USD so với năm 2003).
Lúa gạo: sản lượng lúa đạt kỷ lục 35,9 triệu tấn, vượt mục tiêu Đại hội IX của Đảng đề ra 1,9 triệu tấn, tăng 1,3 triệu tấn so với năm 2003. Lượng gạo xuất khẩu đạt 4,06 triệu tấn, kim ngạch 941 triệu tấn, tăng 6,3% về lượng và 31% về giá trị so với năm 2003, vững vàng ở vị trí thứ 2 thế giới sau Thái Lan.
Cà phê: khối lượng xuất khẩu đạt 906 ngàn tấn, kim ngạch đạt 594 triệu USD so với năm 2003 tăng 21% về lượng và 18% về kim ngạch.
Hạt điều: điều nhân xuất khẩu đạt 103 ngàn tấn, tăng 22%; kim ngạch đạt 425 triệu USD, tăng 49% về giá trị so với năm 2003.
Hạt tiêu: xuất khẩu 110 ngàn tấn kim ngạch ước đạt 150 triệu USD, tăng 49% về lượng và 43% về giá trị so năm 2003.
Cao su: xuất khẩu 495 ngàn tấn; kim ngạch 579 triệu USD, tăng 14% về lượng và 53% về giá trị kim ngạch.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới và xu thế hội nhập hiện nay, không còn bảo hộ thị trường nội địa bằng hàng rào thuế quan thì thách thức lớn nhất là khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp. Việt Nam đã hình thành các vùng chuyên canh, góp phần đáng kể vào quá trình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và nông thôn theo hướng CNH-HĐH, nhiều loại hàng hóa nông sản đã xuất khẩu với khối lượng lớn như gạo, cà phê, điều, tiêu, Nhưng điều e ngại là năng suất chưa cao và chất lượng sản phẩm thấp, không ổn định. Gạo còn có độ ẩm và tỉ lệ gãy cao do khâu phơi sấy chưa tốt, hay bị biến màu. Chất lượng gạo xuất khẩu chưa ổn định, gạo cao cấp mới chỉ trên dưới 50%, còn lại 31% - 43% là gạo chất lượng thấp, nên chưa vào được thị trường có chất lượng cao.
Vấn đề đặt ra cấp thiết là phải tổ chức sản xuất nông nghiệp đạt chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường thế giới hiện nay. Trước hết phải nói đến Trung Quốc có sức tiêu thụ lớn nông sản tươi sống của Việt Nam, rau quả nhiệt đới, ôn đới, cao su, điều, tiêu, gạo, riêng gạo có thể xuất khẩu sang Trung Quốc 50 – 70 vạn tấn/năm với loại gạo chất lượng thấp và trung bình. Mặc dù bị rau quả Thái Lan cạnh tranh, nhưng nếu tăng cường về chất lượng, Việt Nam vẫn có thể tăng thị phần ở Trung Quốc 1,5 – 2 lần. Thị trường EU với 450 triệu dân, gồm 25 nước, mở ra triển vọng lớn cho Việt Nam, cụ thể xuất khẩu cà phê, chè, hạt tiêu, gạo, gia vị, hoa quả Nhưng EU đòi hỏi hết sức cao về chất lượng và VSATTP. Chính vì vậy, chè Việt Nam xuất khẩu sang EU mới chỉ đạt 5000 – 7000 tấn/năm, trong lúc nhu cầu về chè của EU rất lớn. Bình quân mức tiêu thụ của người dân EU mỗi năm là 171,1kg nước quả (chủ yếu) quả tươi và chế biến. Việt Nam cũng đang xuất khẩu vào Nhật Bản nổi tiếng khắt khe nhất về chất lượng và VSATTP. Gạo Việt Nam đứng trước cạnh tranh mạnh của gạo Thái Lan, Trung Quốc, ấn Độ, Mỹ và Nhật. Việt Nam và Nhật Bản đã hợp tác nghiên cứu và sản xuất thành công loại gạo cao cấp Japonica (800 – 850 USD/tấn). Nếu quy hoạch và tổ chức tốt, miền Bắc có thể trồngva 20 vạn ha lúa này để xuất khẩu sang Nhật.
Bộ NN & PTNT nhận định, Việt Nam còn một số yếu kém về nông sản hàng hoá: rau quả, thịt sữa, đỗ tương, ngô, giá thành cao hơn các nước; nhưng một số mặt hàng như gạo, cà phê, cao su, tiêu, điều thì chỉ cần khắc phục một số khó khăn về chế biến là không e ngại, kể cả trước đối thủ nặng ký Trung Quốc.
2.2.2. Kim ngạch xuất khẩu nông sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước
So với các nước khác trong khu vực, tỉ lệ đóng góp của nông nghiệp Việt Nam trong tổng kim ngạch xuất khẩu khá cao. Nông nghiệp Việt Nam chiếm trên 30% thu nhập từ xuất khẩu trong giai đoạn 1996-1999, so với khoảng 10% của Malayxia, Trung Quốc hay Indonesia. Trong mỗi nước này, tính chất của quá trình chuyển đổi cơ cấu phản ánh mức giảm tương đối trong đóng góp của nông nghiệp đối với nền kinh tế so với ngành công nghiệp. Trong khu vực, quá trình tái cơ cấu theo hướng chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ. Trong khi đó, những nước gia nhập sau như Việt Nam sẽ tận dụng được lợi thế nhờ nguồn lao động rẻ và tài nguyên thiên nhiên phong phú để chiếm lĩnh thị trường nông sản sơ cấp.
Bảng 2.6: Tỉ lệ đóng góp của xuất khẩu nông nghiệp, chỉ số cạnh tranh của Việt Nam và các nước Đông Nam á khác
Tỉ lệ đóng góp của xuất khẩu nông nghiệp (%)
Chỉ số cạnh tranh nông nghiệp
Vietnam
1990-95
1996-99
2000-04
35,5
32,7
29
3,30
2,99
2,45
Malaysia
1990-95
1996-99
2000-04
23
11
9
2,23
1,29
1,05
Thailand
1985-89
1996-99
2000-04
35
18
14,5
3,17
2,00
1,56
China
1985-89
1996-99
2000-04
18
9
8
1,78
1,00
0.97
Indonesia
1985-89
1996-99
2000-04
15
10
7
1,51
1,20
0.85
Nguồn: Kym Anderson. 2001.
Từ bảng trên ta thấy, rõ ràng là các nước công nghiệp hoá nhanh trong khu vực đã thực hiện được tiến trình chuyển đổi cơ cấu mạnh mẽ. Tỉ lệ xuất khẩu hàng nông sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh cùng với vai trò suy giảm ngành nông nghiệp trong nền kinh tế. Trong giai đoạn 1985-1999, tỉ lệ kim ngạch xuất khẩu nông sản so với tổng xuất khẩu của Trung Quốc giảm từ 18% xuống còn 9%, Malaysia từ 23 xuống còn 11%. Xu hướng này cũng diễn ra ở Thái Lan, mặc dù nước này có lợi thế cạnh tranh trong nông nghiệp khá cao. Tỉ lệ xuất khẩu nông sản so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan giảm từ 35% xuống còn 18% trong giai đoạn 1985-1999. Giai đoạn tiếp theo 2000 - 2004, xu hướng giảm tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông sản so với tổng kim ngạch xuất khẩu ở mỗi nước vẫn diễn ra nhưng với tốc độ chậm hơn, có phần thay đổi không đáng kể. Lợi thế so sánh trong thương mại nông nghiệp ở một số nước Đông á có thể được đánh giá thông qua chỉ số cạnh tranh. Chỉ số này cho thấy tỉ lệ đóng góp của nông nghiệp trong tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam cao gấp 3 lần so với mức trung bình của thế giới. Chỉ số là 3,3 trong giai đoạn 1990-1995 và là 2,99 giai đoạn 1996-1999, tăng gần 3 lần so với cuối thập kỷ 80. Mặt khác, số liệu của các quốc gia khác trong khu vực cũng giảm, trong giai đoạn 1996 - 2004, tính cạnh tranh của Malaysia giảm từ 1,29 xuống còn 1,05, Thái Lan giảm từ 2 xuống 1,5 và của Trung Quốc giảm từ 1 xuống 0,97.
Bảng 2.7 : GDP cả nước và tình hình xuất khẩu của Việt Nam
Năm
GDP cả nước
Xuất khẩu cả nước
Xuất khẩu nông sản
Tr.USD
Tốc độ tăng %
Tr.USD
Tốc độ tăng %
XK so GDP %
Tr.USD
Tốc độ tăng %
XK so GDP %
1995
21.850
9,5
5.449
34,4
24,9
1.900
36
34,9
1996
23.880
9,3
7,2.255
33,1
30,4
2.371
24,8
32,7
1997
25.840
8,2
9.185
26,6
35,5
2.457
3,6
26,8
1998
27.340
5,8
9.361
1,9
34,2
2.466
0,4
21,4
1999
28.650
4,8
11.540
23,3
40,3
2.781
12,8
24,1
2000
30.570
6,7
14.308
24,0
46,8
2.833
1,9
19,8
2001
31.770
6,8
17.412
26,4
52,7
2.457
-11,2
12,34
2002
33.240
7,0
20.560
22,8
53,2
2.643
12,3
21,6
2003
35.170
7,2
23.034
25,1
56,1
3.175
14,7
22,7
2004
37.840
7,7
26.261
24,2
51,8
4.284
32
35,45
2.2.3.Cơ cấu các nhóm hàng xuất khẩu
Trong thời gian qua, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu được chuyển dịch theo hướng tăng giá t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status