Giải pháp tăng doanh thu tại công ty cổ phần thương mại Tuyên Quang - pdf 28

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp tăng doanh thu tại công ty cổ phần thương mại Tuyên Quang



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DOANH THU TRONG DOANH NGHIỆP 2
1.1. Tổng quan về doanh nghiệp 2
1.1.1.Khái niệm và phân loại Doanh nghiệp 2
1.1.1.1. Khái niệm Doanh nghiệp 2
1.1.1.2. Phân loại Doanh nghiệp 3
1.1.2. Hoạt động cơ bản trong Doanh nghiệp 6
1.2. Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong Doanh nghiệp 7
1.2.1. Khái niệm và phân loại doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh 7
1.2.1.1 Khái niệm về doanh thu 7
1.2.1.2. Phạm vi xác định Doanh thu 8
1.2.1.3. Điều kiện được ghi nhận doanh thu bán hàng 9
1.2.1.4. Phân loại Doanh thu 9
1.2.2. Xác định doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong Doanh nghiệp 10
1.2.2.1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10
1.2.2.2. ý nghĩa của việc tăng doanh thu 11
1.2.2.3. Mục đích của việc tăng doanh thu bán hàng trong các doanh nghiệp 13
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu bán hàng 13
1.3.1. Các nhân tố chủ quan 14
1.3.1.1. Phân tích sự ảnh hưởng của nhân tố khối lượng và chất lượng sản phẩm hàng hoá 14
1.3.1.2. Tổ chức sản xuất kinh doanh 16
1.3.1.3. Trình độ quản lý của cán bộ quản lý, tay nghề công nhân 18
1.3.2. Nhân tố khách quan 19
1.3.2.1. Thị trường 19
1.3.2.2. Cung cầu 20
1.3.2.3. Đối thủ cạnh tranh 20
1.3.2.4. Chính sách thuế 21
1.3.2.5- Mối quan hệ và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường 23
1.3.2.6 - Nhân tố thời tiết, khí hậu, mùa vụ 23
1.3.2.7. Tập quán dân cư và mức độ thu nhập bình quân dân cư 24
1.3.2.8. - Hệ thống trao đổi và sử lý thông tin 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DOANH THU TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANHTRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI TUYÊN QUANG 25
2.1 Khái quát về công ty cổ phần thương mại Tuyên Quang 25
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 25
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần thương mại Tuyên Quang 29
2.1.3.Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần thương mại Tuyên Quang 30
2.1.3.1 Chức năng 30
2.1.3.2. Nhiệm vụ 30
2.1.3.3. Đặc điểm và cơ cấu tổ chức kinh doanh của Công ty cổ phần thương mại Tuyên Quang 31
2.1.3.4. Quy trình tổ chức bán hàng của Công ty cổ phần thương mại Tuyên Quang 34
2.2. Thực trạng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Công ty cổ phần thương mại Tuyên Quang 35
2.2.1 Phân tích sự biến động của doanh thu bán hàng qua các năm 35
2.2.2. Đánh giá doanh thu của Công ty cổ phần thương mại theo cơ cấu mặt hàng 36
2.2.3 Đánh giá doanh thu của Công ty cổ phần thương mại Tuyên Quang theo cách bán 38
2.2.4. Đánh giá doanh thu của Công ty cổ phần thương mại Tuyên Quang theo các đơn vị trực thuộc 39
2.3 Đánh giá thực trạng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần thương mại Tuyên Quang 40
2.3.1. Thành tích , kết quả đạt được 40
2. 3. 2. Hạn chế 42
2.3.3. Nguyên nhân 43
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG DOANH THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI TUYÊN QUANG 45
3.1. Định hướng phát triển của Công ty cổ phần thương mại Tuyên Quang 45
3.1.1. Mục tiêu 45
3.1.2. Định hướng phát triển công ty 45
3.2 Giải pháp tăng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần thương mại Tuyên Quang 46
3.2.1. Chiến lược kinh doanh 47
3.2.2. Công tác quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá 47
3.2.3 Xây dựng chính sách giá cả hợp lý 48
3.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, trình độ cán bộ quản lý 49
3.2.5. Thực hiện tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh. 51
3.2.6. Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa tại địa phương. 52
3.2.7. Đổi mới công tác tổ chức bán hàng 52
3.2.8. Tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả 53
3.3. Kiến nghị 54
3.3.1. Đối với Nhà nước 54
3.3.2. Đối với các cấp lãnh đạo địa phương 55
3.3.3. Đối với Sở Công thương 55
3.3.4. Đối với ngân hàng 56
3.3.5. Đối với cơ quan thuế 56
KẾT LUẬN 57
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


trị gia tăng.
- Phương pháp khấu trừ thuế :
VAT phải nộp = VAT thu hộ - VAT trả hộ Trong đó :
VAT thu hộ được tính theo thuế suất VAT trên doanh thu chưa có thuế.
VAT trả hộ được tính theo thuế suất VAT trên chi phí mua hàng ngoài thuế. Theo phương pháp khấu trừ thuế : Số thuế phải nộp băng thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ thuế giá tri gia tăng đầu vào.
Thuế giá tri gia tăng đầu ra bằng giá tính thuế của hàng hoá dịch vụ bán ra nhân với thuế suất.
Giá tính thuế là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng.
Thuế giá trị gia tăng đầu vào bằng tổng số thuế giá trị gia tăng đã thanh toán được ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hoá dịch vụ hay bằng chi phí mua hàng hoá ,dịch vụ chưa có VAT nhân với thuế suất.
- Phương pháp trực tiếp : VAT phải nộp được tính trực tiếp trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ. VAT = VA x Thuế suất VAT. Trong đó VA = Doanh thu ngoài thuế - Chi phí trung gian ngoài thuế
Số thuế phải nộp bằng giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng.
Giá trị gia tăng bằng giá thanh toán của hàng hoá dịch vụ bán ra trừ giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng.
* Thuế tiêu thụ đặc biệt : Vè bán chất, thuế Tiêu thụ đặc biệt giống thuế Giá trị gia tăng, nhưng khác với VAT ở các điểm :
- Thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ được tính đối với một số mặt hàng thuộc diện hạn chế sản xuất kinh doanh hay hàng hoá nhập khẩu.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ thu 1 lần ở khâu sản xuất trong nước hay nhập khẩu.
- Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Công thức tính :
Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp
=
Số lượng hàng hoá tiêu thụ
x
Giá tính thuế đơn vị hàng hoá
x
Thuế suất
-
Thuế TTĐB được khấu trừ đầu vào
+ Mỗi chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ cũng ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu bán hàng của doanh nghiệp, như chính sách về tiền vốn, chính sách trợ giá, các chính sách về thuế, về xuất nhập khẩu... các chính sách này có tác dụng thúc đẩy điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng cũng có những chính sách gây ra những khó khăn, kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp.
1.3.2.5- Mối quan hệ và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường
Đây chính là tiềm lực vô hình của doanh nghiệp tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình, nó tác động rất lớn tới sự thành bại của việc tăng doanh thu của doanh nghiệp . Sự tác động này là tác động phi lượng hóa bởi vì chúng ta không thể tính toán định lượng được. một hình ảnh, uy tín tốt về doanh nghiệp liên quan đến hàng hóa, dịch vụ chất lượng sản phẩm, giá cả hàng hóa... là cơ sở tạo ra sự quan tâm của khách hàng đến sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp mặt khác tao cho doanh nghiệp một ưu thế lớn trong việc tạo nguồn vốn, hay mối quan hệ với bạn hàng... nếu doanh nghiệp có mối quan hệ rộng sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhiều cơ hội, nhiều đầu mối bạn hàng từ đó doanh nghiệp sẽ lựa chọn được những phương án kinh doanh tốt nhất cho mình.
Ngoài ra môi trường kinh doanh còn có các nhân tỗ khác như hàng hóa thay thế, hàng hóa phụ thuộc doanh nghiệp, môi trường cạnh tranh... nó tác động trực tiếp hay gián tiếp đến việc nâng cao doanh thu của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến nó để có những cách ứng sử với thị trường trong từng doanh nghiệp từng thời điểm cụ thể.
1.3.2.6 - Nhân tố thời tiết, khí hậu, mùa vụ
- Các nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng về tiến độ thực hiện các phương án kinh doanh, đặc biệt là các mặt hàng mang tính chất thời vụ như nông, lâm, thủy sản, đồ may mặc , giày dép... Với những điều kiện thời tiết, khí hậu và mùa vụ nhất định thi doanh nghiệp phải có những chính sách cụ thể phù hợp với điều kiện đó. Như vậy các yéu tố này không ổn định sẽ làm cho chính sách hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không ổn định và chính nhân tố đầu tiên làm mất ổn định hoạt động kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng doanh thu của doanh nghiệp.
- Nhân tố địa lý đây là nhân tố không chỉ tác động đến công tác hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà còn tác động đến các mặt khác trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như : Giao dịch, vận chuyển, sản xuất... các nhân tố này tác động đến việc tăng doanh thu kinh doanh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua sự tác động lên các chi phí tương ứng.
1.3.2.7. Tập quán dân cư và mức độ thu nhập bình quân dân cư
Đây là một nhân tố quan trọng trong việc naang cao hiệu quả kinh doanh, nó quyết định mức độ chất lượng, chủng loại, gam hàng... Doanh nghiệp cần nắm bắt và nghiên cứu làm sao phù hợp với sức mua, thói quen tiêu dụng, mức thu nhập bình quân của tâng lớp dân cư. Những yếu tố này tác động một cách gián tiếp lên qua trình sản xuất cũng như công tác ma rketing và cuối cùng là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.2.8. - Hệ thống trao đổi và sử lý thông tin
Thông tin được coi là một yêu cầu cần thiết của Doanh nghiệp được coi là một hàng hoá, là đối tượng kinh doanh trong nền kinh tế thị trường thời mở cửa. Muốn đạt được hiệu quả trong kinh doanh trong điều kiện canh tranh gay gắt, chính vì vậy cần có nhiều thông tin chính xác về cung cầu của thị trường hàng hoá, về ngưòi mua và các đối thủ cạnh tranh...Ngoài ra doanh nghiệp cần đến những thông tin về kinh nghiệm của các doanh nghiệp khác, cần biết các thông tin thay đổi chính sách kinh tế của Nhà nước.
Trong kinh doanh biết mình, biết người và nhất là các đối thủ cạnh tranh từ đó mới có những đối sách trong kinh doanh hiành thắng lợi trong cạnh tranh, có những chính sách phát triển mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau phát triển. Kinh nghiệm thành công của các doanh nghiệp nắm được các thông tin cần thiết và sử lý đúng đắn các thông tin đó kịp thời là một điều kiện quan trọng để ra các quyết định kinh doanh đạt hiệu quả cao đồng thời những thông tin chính xác được cung cấp kịp thời sẽ là cơ sở vững chắc để doanh nghiệp xác định phương hướng và xây dựng chiến lược kinh doanh ổn định lâu dài.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG DOANH THU TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANHTRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI TUYÊN QUANG
2.1 Khái quát về công ty cổ phần thương mại Tuyên Quang
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Tên công ty : Công ty cổ phần thương mại Tuyên Quang
Tên giao dịch quốc tế: Tuyên Quang Trading Company
Văn phòng giao dịch :165 Đường Chiến thắng Sông lô - Phường Tân Quang - Thị xã Tuyên Quang - Tỉnh Tuyên Quang.
Điện thoại : 027 ( 822545 - 825009- 822660 ). Fax: 027 826100
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi thuộc khu vực phía bắc, có diện tích tự nhiên là 5.870 km2, gồm 5 huyện: Nà Hang, Chiêm Hoá, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương và Thị xã Tuyên Quang . Tỉnh Tuyên quang có 132 xã, 3 phường, 5 thị trấn. Xét về địa lý tự nhiên Tuyên Quang là tỉnh nằm giữa nội địa giao thông chủ yếu là Quốc lộ số 2, quốc lộ số 37, quốc lộ 2C, quốc lộ 279. Tuyên quang hiện chưa có đường sắt và đường hàng không, do vậy việc giao lưu trao đổi hàng hoá và thu hút các nguồn lực từ bên ngoài đầu tư vào tỉnh gặp nhiều khó khăn, bất cập. Tỉnh Tuyên Quang có địa hình khá phức tạp, bị chia cắt lớn bởi hệ thống sông ngòi dày đặc, núi đồi trùng điệp, thung lũng sâu, phân chia thành hai vùng khá rõ rệt.
Tổng diện tích đất tự nhiên là 587.038 ha. Đất đai phì nhiêu, mầu mỡ, thuận lợi cho việc gieo trồng các loại cây trồng nhất là cây nông nghiệp và cây lâm nghiệp.
Dân số trung bình của tỉnh Tuyên Quang năm 2006 là 732.256 người, có 24 dân tộc anh em cùng sinh sống, dân số trong độ tuổi lao động năm 2006 hiện có 400.960 người, chiếm 54,76 % tổng dân số của tỉnh. Tuyên Quang là quê hương và chiếc nôi cách mạng, thủ đô kháng chiến, thủ đô xanh, nổi tiếng với các địa danh lịch sử cách mạng thành Nhà Mạc, mái Đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào. Trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là tỉnh miền núi, điểm xuất phát thấp, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Với những đặc điểm cơ bản về địa lý tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, nông thôn. Do vậy việc cung các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh là nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu của ngành thương mại và Công ty cổ phần thương mại Tuyên Quang.
Trong giai đoạn đầu của thòi kỳ đổi mới kinh tế đất nước, Ngành thương mại cả nước nói chung và thương mại Tuyên Quang nói riêng đứng trước một thách thức mới, từ cơ chế của nền kinh tế kế quan liêu bao cấp, kinh doanh theo kế hoạch phân bổ chỉ tiêu từ Nhà nước và hưởng chiết khấu, các mặt hàng, giá cả do Nhà nước chỉ đạo. Hệ thống thương mại chỉ làm nhiệm vụphân phối hàng hoá phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Khi chuyển sang thực hiện kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý cảu Nhà nước với nhiều thành phần kinh tế tham gia kinh doanh thương mại trên thị trường, thương nghiệp quốc doanh đứng trước một thách thức rất lớn, đòi hỏi phải đổi mới để thích ứng với điều kện thực tế. Nhằm đáp ứng yêu cầu mới đặt ra của nền kinh tế thị trường, đồn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status