Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH và Thương Mại Minh Sơn - pdf 28

Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH và Thương Mại Minh Sơn



PHẦN I 3
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA CÔNG TY TNHH VÀ TM MINH SƠN 3
I - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH VÀ TM MINH SƠN 3
1.Chức năng của công ty: 3
2.Nhiệm vụ của công ty: 4
II - CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH VÀ TM MINH SƠN. 5
III - CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 6
PHẦN II 7
THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH VÀ TM MINH SƠN. 7
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÀN NGUYÊN VẬT LIỆU Ở CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP. 7
1. Tầm quan trọng và đặc điềm của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. 7
1.1 Tầm quan trọng và đặc điềm của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. 7
1.2 Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu 8
1.3 Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu: Để đáp ứng yêu cầu quản lý cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây: 8
2. Phân loại và định giá nguyên vật liệu 9
2 .1. Phân loại nguyên vật liệu: 9
2.2 Đánh giá nguyên vật liệu. 10
3. Kế toán chi tiết vật liệu. 13
4. Kế toán tổng hợp tăng giảm nguyên vật liệu. 14
4.1 Chứng từ kế toán. 14
4.2 Kế toán tổng hợp tăng giảm nguyên vật liệu. 15
4.2.1 Kế toán tổng hợp tăng giảm nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên. 15
4.2.1.1 Kế toán tổng hợp tăng nguyên vật liệu. 15
4.2.1.2 Kế toán tổng hợp giảm nguyên vật liệu 19
II. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI NHÀ MÁY CƠ KHÍ HỒNG NAM 22
1. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty TM Minh Sơn. 22
2. Tình hình thực tế về công tác kế toán nguyên vật liệu tại Nhà máy Cơ khí Hồng Nam. 23
2.1. Đặc điểm, phân loại và đánh giá nguyên vật liệu tại công ty. 23
2.1.1. Đặc điểm. 23
2.1.2. Phân loại nguyên vật liệu. 24
2.1.3. Đánh giá nguyên vật liệu. 24
2.2. Kế toán thu mua và nhập kho vật liệu tại công ty thương mại Mịnh Sơn. 25
2.2.1. Trình tự hạch toán quá trình thu mua và nhập kho vật liệu tại nhà máy. 25
2.2.2. Kế toán chi tiết vật liệu nhập kho. 27
2.3. Kế toán xuất kho nguyên vật liệu. 30
2.3.1. Kế toán chi tiết xuật vật liệu. 30
PHẦN III 36
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC 36
KẾ TOÁN NVLTẠI CÔNG TY TM MINH SƠN 36
I. SỰ CẦN THIẾT 36
1. Sự cần thiết 36
2. Yêu cầu 36
II - ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY. 37
III - MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TM MINH SƠN. 38
1. Kiến nghị thứ nhất 39
2. Kiến nghị thứ hai. 39
3. Kiến nghị thứ 3 40
KẾT LUẬN 42
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


nh.
- Nguyên vật liệu dùng cho các nhu cầu khác như quản lý phân xưởng, quản lý doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm
Việc phân chia nguyên vật liệu thành các loại như trên giúp cho kế toán tổ chức các tài khoản tổng hợp, chi tiết để phản ánh tình hình hiện có và sự biến động của các loại nguyên vật liệu đó trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2 Đánh giá nguyên vật liệu.
Đánh giá nguyên vật liệu là xác định giá trị của nguyên vật liệu theo những nguyên tắc nhất định. Về nguyên tắc kế toán nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu phải phản ánh trị giá vốn thực tế.
* Giá thực tế nhập kho.
Tuỳ theo từng nguồn nhập mà cấu thành giá vốn thực tế của nguyên vật liệu có sự khác nhau, cụ thể:
- Đối với nguyên vật liệu mua ngoài.
+ Nếu nguyên vật liệu mua dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế VAT theo phương pháp khấu trừ:
Trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu nhập kho trong kỳ
=
Trị giá mua ghi trên hoá đơn (ko có thuế VAT)
+
Thuế nhập khẩu (nếu có)
+
Chi phí trực tiếp phát sinh trong khâu mua
+
Các khoản giảm giá và hàng mua trả lại
+ Nếu nguyên vật liệu mua để dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT hay nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ
=
Trị giá mua ghi trên hoá đơn (ko có thuế VAT)
+
Thuế nhập khẩu (nếu có)
+
Chi phí trực tiếp phát sinh trong khâu mua
-
Các khoản giảm giá và hàng mua trả lại
+ Nếu nguyên vật liệu mua để dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh không thuộc đối tượng nộp thuế VAT hay nộp thuế VAT theo phương pháp trực tiếp:
Trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu nhập kho trong kỳ
=
Trị giá mua ghi trên hoá đơn (có cả thuế VAT)
+
Thuế NK và thuế VAT của hàng nhập
+
Chi phí trực tiếp phát sinh trong khâu mua
-
Các khoản giảm giá và hàng mua trả lại
Đối với nguyên vật liệu do doanh nghiệp tự gia công chế biến
Trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu nhập kho trong kỳ
=
Trị giá thực tế của vật liệu gia công chế biến
+
Chi phí chế biến
- Đối với nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến
Trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu gia công nhập kho trong kỳ
=
Trị giá vật liệu xuất gia công chế biến
+
Chi phí giao nhận
+
Tiền gia công
- Đối với nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh, cổ phần thì giá thực tế là giá do các bên tham gia liên doanh định giá.
*Giá thực tế xuất kho.
Tuỳ theo đặc điểm hoạt động của từng doanh nghiệp, vào yêu cầu quản lý và trình độ nghiệp vụ kế toán của cán bộ kế toán, có thể sử dụng một trong các phương pháp sau theo nguyên tắc nhất quán trong hạch toán.
Quá trình xuất- nhập nguyên vật liệu của công ty tiến hàng theo phương pháp giá thực tế nhập trước xuất trước
Theo phương pháp này, kế toán cũng phải theo dõi được đơn giá thực tế và số lượng của từng lô hàng nhập kho. Sau đó khi xuất kho, căn cứ vào số lượng xuất kho để tính trị giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho theo công thức:
Trị giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho
=
Số lượng nguyên vật liệu xuất kho
x
Đơn giá thực tế của lô hàng nhập sau cùng
Khi nào hết số lượng lô hàng nhập sau cùng thì nhân với đơn giá thực tế của lô hàng nhập trước lô hàng đó và cứ tính lần lượt như thế. Như vậy, theo phương pháp này giá thực tế của nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ chính là giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho thuộc các lần mua đầu kỳ.
3. Kế toán chi tiết vật liệu.
Việc hạch toán nguyên vật liệu phải được tiến hành đồng thời ở cả kho và phòng kế toán trên cơ sở các chứng từ nhập xuất. Các doanh nghiệp phải tổ chức hệ thống chứng từ, mở các sổ kế toán chi tiết trên cơ sở lựa chọn, vận dụng phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu cho phù hợp nhằm tăng cường công tác quản lý nguyên vật liệu. Các doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong những phương pháp sau để kế toán chi tiết nguyên vật liệu.
Phương pháp thẻ song song.
* Nội dung của phương pháp.
- Ở kho: việc ghi chép tình hình nhập xuất tồn vật liệu do thủ kho tiến hành trên thẻ kho và chỉ ghi theo chỉ tiêu số lượng. Hằng ngày hay định kỳ, sau khi ghi thẻ kho, thủ kho phải chuyển các chứng từ nhập xuất đã được phân loại theo từng nguyên vật liệu về phòng kế toán.
- Ở phòng kế toán: kế toán sử dụng sổ kế toán chi tiết để ghi chép tình hình nhập xuất tồn nguyên vật liệu theo các chỉ tiêu giá trị và hiện vật cho từng danh điểm vật liệu tương ứng với thẻ kho mở ở kho. Cuối tháng kế toán cộng sổ chi tiết nguyên vật liệu và đối chiếu với thẻ kho. Số lượng nguyên vật liệu tồn kho trên sổ kế toán chi tiết phải khớp với số tồn kho ghi trên thẻ kho. Ngoài ra kế toán nguyên vật liệu phải tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán chi tiết vật liệu vào bảng kê tổng hợp nhập xuất tồn theo từng nhóm, loại vật liệu.
Ngoài ra, để quản lý chặt chẽ thẻ kho nhân viên kế toán vật liệu còn mở sổ đăng ký thẻ kho, khi giao thẻ kho cho chủ kho, kế toán phải ghi vào sổ.
Có thể khái quát trình tự kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song bằng sơ đồ sau:
Chứng từ nhập
Thẻ kho
Sổ kế toán chi tiết
Chứng từ xuất
Bảng tổng hợp N-X-T
Kế toán tổng hợp
Sơ đồ:
Ghi chú: Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
* Ưu điểm: ghi chép đơn giản dễ kiểm tra, đối chiếu
* Nhược điểm: việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán còn trùng lặp về chỉ tiêu số lượng. Mặt khác, việc kiểm tra đối chiếu chủ yếu tiến hành vào cuối tháng do đó hạn chế chức năng kiểm tra của kế toán.
* Điều kiện áp dụng: thường áp dụng đối với doanh nghiệp có ít chủng loại, khối lương các nghiệp vụ nhập xuất ít và trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ kế toán còn hạn chế.
4. Kế toán tổng hợp tăng giảm nguyên vật liệu.
4.1 Chứng từ kế toán.
Theo chế độ chứng từ kế toán hiện hành, để phản ánh tình hình nhập xuất nguyên vật liệu, kế toán phải thực hiện việc lập và xử lý đầy đủ các chứng từ sau:
- Hoá đơn GTGT (mẫu 01- GTGT)
- Hoá đơn bán hàng (mẫu 01- BH)
- Hoá đơn cước phí vận chuyển (mẫu 03- BH)
- Phiếu nhập kho (mẫu 01- VT)
- Phiếu xuất kho (mẫu 02- VT)
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (mẫu 03- VT)
- Biên bản kiểm kê vật tư sản phẩm- hàng hoá (mẫu 08- VT)
* Ngoài ra có thể sử dụng các chứng từ hướng dẫn như:
- Biên bản kiểm nghiệm (mẫu 05 - VT)
- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (mẫu 07- VT)
- Phiếu xuất kho theo hạn mức (mẫu 04- VT)
4.2 Kế toán tổng hợp tăng giảm nguyên vật liệu.
Theo chế độ kế toán hiện hành, kế toán nguyên vật liệu được tiến hành theo một trong hai phương pháp sau:
- Phương pháp kê khai thường xuyên
- Phương pháp kiểm kê định kỳ.
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh và quy định của chế độ kế toán mà các doanh nghiệp lựa chọn cho mình phương pháp kế toán nguyên vật liệu phù hợp.
4.2.1 Kế toán tổng hợp tăng giảm nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên.
4.2.1.1 Kế toán tổng hợp tăng nguyên vật liệu.
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng giảm hàng tồn kho nói chung và vật liệu nói riêng một cách thường xuyên liên tục trên các tài khoản phản ánh từng loại.
* Các TK sử dụng
- TK 152: "nguyên liệu, vật liệu": TK này phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm nguyên vật liệu theo trị giá vốn thực tế (hay giá thành thực tế).
Kết cấu:
Bên Nợ ghi:
+ Trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu tăng trong kỳ.
+ Số tiền điều chỉnh tăng giá nguyên vật liệu khi đánh giá lại.
+ Kết chuyển trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ từ TK 611 sang (phương pháp kiểm kê định kỳ)
Bên Có ghi:
+Trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu giảm trong kỳ do xuất dùng.
+ Số tiền giảm giá, trả lại nguyên vật liệu khi mua.
+ Số tiền điều chỉnh giảm giá nguyên vật liệu khi đánh giá lại.
+ Kết chuyển trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu tồn đầu kỳ sang TK 611 (phương pháp kiểm kê định kỳ).
Số dư Nợ:
Trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ.
tuỳ từng trường hợp vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà TK 152 có thể mở thêm các TK cấp 2, 3 để kế toán chi tiết cho từng nhóm, thứ vật liệu. Cụ thể:
TK 152- "nguyên liệu, vật liệu"
1521- nguyên vật liệu chính
1522 - vật liệu phụ
1523 - Nhiên liệu
1524- Phụ tùng thay thế
1525- Vật liệu và thiết bị XDCB
1526- Phế liệu và vật liệu khác
- TK 151 "Hàng mua đang đi đường"
- TK 133 "thuế GTGT được khấu trừ"
- TK 331 " Phải trả người bán".
Và các TK liên quan như TK 111, 112, 141
* Phương pháp hạch toán.
- Nhập nguyên vật liệu mua ngoài.
+ Hàng và hoá đơn cùng về.
Nợ TK 152: giá thực tế
Nợ TK 133: thuế VAT theo phương pháp khấu trừ
Có TK 111, 112, 331,
+ Hàng về, hoá đơn chưa về (đã có phiếu nhập kho)
Nợ TK 152: giá hạch toán
Có TK 111, 112, ,331
Khi hoá đơn về thì ghi đỏ bút toán trước sau đó ghi lại bút toán thường theo giá hoá đơn (giá thực tế)
Nợ TK 152
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331
+ Hàng đang đi đường hoá đơn đã về
Nợ TK151: giá thực tế
Nợ TK133:
Có TK 111, 112, 331
- Nếu nhập khẩu:
+ Hạch toán giá mua ghi
Nợ TK 152: giá nhập khẩu+ thuế NK
Có TK 111, 112: phản ánh theo giá mua
Có TK...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status