Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty xây dựng và phát triển nông thôn I - pdf 28

Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty xây dựng và phát triển nông thôn I



MỤC LỤC
 
Lời mở đầu
Chương I: Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm xây lắp trong doanh nghiệp xây lắp 1
I - Đặc điểm của hoạt động xây lắp. 1
II. Khái quát về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 1
1. Khái niệm về chi phí sản xuất xây lắp 1
2. Phân loại chi phí sản xuất 2
2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của
 chi phí. 2
2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí kết hợp với cách phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ và khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán chi phí 2
2.3. Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục giá thành xây lắp.3
3. Khái niệm giá thành sản phẩm xây lắp. 4
4. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 4
5. Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp. 5
5.1 Giá thành dự toán công tác xây lắp (Zdt) 5
5.2. Giá thành kế hoạch công tác xây lắp (Zkh) 5
5.3. Giá thành thực tế công tác xây lắp (Ztt) 5
III - Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 6
1. Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp trong doanh nghiệp sản xuất 6
1.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất 6
1.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 7
2. Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất 7
2.1. Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp 7
2.2. Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp 7
2.3. Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng
máy thi công 8
2.4. Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung 8
IV. Đánh giá sản phẩm xây lắp làm dở cuối kỳ trong DNXL 9
1. Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo giá dự toán 9
2. Phương pháp đánh gía sản phẩm làm dở theo tỷ lệ sản phẩm hoàn thành tương đương 9
V. Kế toán tính giá thành sản phẩm xây lắp 10
1. Đối tượng tính giá thành xây lắp 10
2. Kỳ tính giá thành 10
3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp 10
3.1 Phương pháp trực tiếp (giản đơn) 10
3.2. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng 11
3.3 Phương pháp tính giá thành theo định mức 12
chương II: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty xây dựng và phát triển nông thôn I .13
I. Khái quát chung về Công ty xây dựng và phát triển nông thôn I. 13
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 13
2. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty. 13
3 . Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 15
4 . Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty 16
5 . Một số đặc điểm chủ yếu của công tác kế toán tại công ty 16
II. Tình hình thực tế Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng và phát triển nông thôn I 17
1 . Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất 17
2 . Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất 17
3 . Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất 18
3.1. Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí
 nguyên vật liệu trực tiếp 18
3.1.1. Nội dung chi phí NVLTT tại công ty 18
3.1.2. Chứng từ kế toán sử dụng 18
3.1.3. Phương pháp tính giá vật liệu xuất kho 18
3.1.4. Tài khoản kế toán sử dụng 18
3.1.5. Phương pháp kế toán 19
3.2. Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp 21
3.2.1. Nội dung chi phí NCTT 21
3.2.2. Chứng từ kế toán sử dụng 21
3.2.3. Tài khoản kế toán sử dụng 21
3.2.4. Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí NCTT 21
 
3.3. Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng
 máy thi công 23
3.3.1. Nội dung chi phí sử dụng máy thi công 23
3.3.2. Chứng từ kế toán sử dụng 23
3.3.3. Tài khoản kế toán sử dụng 23
3.3.4. Phương pháp kế toán 23
3.4. Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung 26
3.4.1. Nội dung chi phí sản xuất chung 26
3.4.2. Chứng từ kế toán sử dụng 26
3.4.3. Tài khoản kế toán sử dụng 26
3.4.4. Phương pháp kế toán 27
4. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp 29
5. Kiểm kê, đánh giá sản phẩm làm dở 29
6. Tính giá thành sản phẩm xây lắp 30
6.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp 30
6.2. Kỳ tính giá thành 30
6.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 30
Chương III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty xây dựng và phát triển nông thôn I 31
I. Đánh giá chung về công tác kế toán tại Công ty xây dựng và
 phát triển nông thôn I 31
1. Những ưu điểm mà công ty đạt được 31
2. Một số hạn chế mà công ty cần khắc phục 32
II. Một số ý kiến đề xuất 33
1. Ý kiến một: Về tài khoản kế toán sử dụng 33
2. Ý kiến hai: Về thời hạn lập chứng từ ghi sổ 34
3. Ý kiến thứ ba: Về mở TK cấp 2 cho TK 623 và TK 627 34
4. Ý kiến thứ tư: Về hạch toán công cụ công cụ 35
4.1. Đối với công cụ công cụ có giá trị nhỏ, phân bổ một lần. 35
4.2. Việc phân bổ công cụ, công cụ sản xuất 35
5. Ý kiến thứ năm: Về phương pháp tính giá thành 37
6. Ý kiến thứ sáu: Về áp dụng công nghệ tin học vào công tác kế toán. 37
Kết luận
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ân bổ
∑ C : tổng chi phí thực tế công trình
∑ CTdt : tổng dự toán của tất cả hạng mục công trình
3.2. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhận thầu xây lắp theo đơn đặt hàng. Khi đó, đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là đơn đặt hàng đã hoàn thành. Kỳ tính giá thành không phù hợp với báo cáo khi mà đơn đặt hàng đã hoàn thành.
Theo phương pháp này, hàng tháng chi phí thực tế phát sinh được tập hợp theo từng đơn đặt hàng khi nào hoàn thành công trình thì toàn bộ chi phí tập hợp được cũng chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó.
3.3 Phương pháp tính giá thành theo định mức.
Phương pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp xây dựng thoả mãn điều kiện:
- Phải tính được giá thành định mức trên cơ sở định mức và đơn giá tại thời điểm tính giá thành.
- Vạch ra một cách chính xác các thay đổi về định mức trong quá trình thực hiện công trình- việc thay đổi định mức tiến hành vào đầu tháng nên việc tính toán số chênh lệch do thay đổi định mức chỉ cần thực hiện đối với số sản phẩm làm dở đầu kỳ.
- Xác định số chênh lệch do thoát ly định mức và nguyên nhân gây ra chênh lệch đó.
Chênh lệch do thoát = Chi phí thực tế theo - Chi phí định mức
ly định mức từng khoản mục theo từng khoản mục
Phương pháp này phù hợp với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ ổn định, có định mức các hệ thống kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí dự toán chi phí hợp lý. Nó có tác dụng lớn trong việc kiểm tra tình hình thực hiện định mức, dự toán chi phí sản xuất, tình hình sử dụng hợp lý, hiệu quả hay lãng phí chi phí sản xuất.
Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành (phụ lục 5)
chương II
Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty
xây dựng và phát triển nông thôn I
I. Khái quát chung về Công ty xây dựng và phát triển nông thôn I.
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty XD và PTNT I tiền thân là xí nghiệp xây lắp I được thành lập tháng 3/1989 đến tháng 3/1993 đổi tên thành Công ty XD và PTNT I theo quyết định số 174 NN – TCCB/QĐ ngày 4/3/1993 do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ký. Công ty trực thuộc Tổng công ty xây dựng và phát triển nông thôn – Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Công ty XD và PTNT I là một công ty nhà nước có tư cách pháp nhân và hạch toán độc lập, có con dấu riêng, có tài khoản tiền gửi 4331101 – 000012 tại Ngân hàng nông nghiệp thành phố Hà Nội. Điều lệ quản lí của công ty phù hợp với các quy định của pháp luật nhà nước. Khi mới thành lập công ty chỉ có số vốn ít ỏi là 115 triệu đồng, qui mô sản xuất nhỏ bé, số cán bộ công nhân viên là 50 người, trang thiết bị rất ít và lạc hậu, tài sản cố định hầu như không có. Trải qua nhiều năm phấn đấu đến nay số vốn pháp định của công ty lên tới 2.674 triệu đồng. Số cán bộ công nhân viên 140 người có tay nghề cao, có 55 kỹ sư. Do vậy công ty đã liên tục hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch được giao, kế hoạch năm sau cao hơn năm trước, đời sống cán bộ công nhân viên được nâng cao, các nghĩa vụ đối với nhà nước và người lao động luôn được làm tròn, mọi nguồn vốn tài sản của nhà nước được quản lý chặt chẽ và tăng trưởng đều đặn.
Một số chỉ tiêu kinh tế mà công ty đạt được trong 2 năm vừa qua: Đập chứa nước huyện Lục Yên - tỉnh Yên Bái, đập chứa nước tỉnh huyện Cao Lộc - Lạng Sơn, nhà làm việc tỉnh Lạng Sơn, bệnh viện K Hà Nội, kênh mương tỉnh Bạc Liêu, các công trình làm với nước bạn Lào..v..v...
2. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty.
Xây dựng nhà ở, công trình dân dụng và trang trí nội thất. Xây dựng công trình công nghiệp, công trình công cộng. Xây dựng công trình giao thông. Xây dựng công trình thuỷ lợi.
3 . Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty:
Công ty xây dựng và phát triển nông thôn I là một công ty loại vừa, cơ cấu tổ chức quản lý của công ty do đó cũng gọn nhẹ. Bộ máy quản lý sản xuất của công ty được tổ chức theo hình thức trực tuyến chức năng.
Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý Công ty xây dựng và phát triển nông thôn I:
Giám đốc
PGĐ
Kinh doanh
PGĐ
Hành chính
Phòng dự toán đấu thầu
P. Hành chính
Tổ chức
Phòng
Kế toán
Các ban
Xây dựng
Xí nghiệp thi công cơ giới
Giám đốc công ty: Giám đốc công ty do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn bổ nhiệm. Giám đốc là người thay mặt cho nhà nước, thay mặt của công ty, tổ chức điều hành mọi hoạt động, tổ chức sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm trực tiếp về mọi hoạt động và kết quả sản phẩm kinh doanh của công ty đối với nhà nước và pháp luật.
Phó giám đốc: Phó giám đốc kinh doanh, phó giám đốc hành chính là người trực tiếp nhận các chủ trương, phương hướng nhiệm vụ của công ty và sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc để điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được giao.
Phòng kế toán: Cấp phát và giám sát chặt chẽ các mặt mục tiêu, hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh của toàn công ty, quản lý vốn và tài sản, tham mưu cho giám đốc lĩnh vực quản lý tài chính trong doanh nghiệp. Kiểm tra việc hợp lý, hợp lệ của các chứng từ kế toán.
Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho giám đốc về nhân sự trong công ty. Tổ chức chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên. Lập kế hoạch về tiền lương và lo tất cả các thủ tục về hành chính cho công ty.
Các ban xây dựng: mỗi ban xây dựng thường trực tiếp điều hành một công trình. Trong các ban thì có một chỉ huy trưởng, một kế toán công trình, từ một đến ba kĩ thuật công trình chịu trách nhiệm về kĩ thuật và một thủ kho kiêm thủ quỹ.
4 . Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty:
Kế toán trưởng
Kế toán TSCĐ,
Nguyên vật liệu, công cụ, thành phẩm hàng hóa
Kế toán lao động, tiền lương, công nợ bằng tiền
Kế toán CPSX, tính giá thành sản phẩm
Kế toán
tổng hợp
Kế toán đội
Sơ đồ:
Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm chung, chịu trách nhiệm trước giám đốc và cấp trên về mọi hoạt động kế toán của công ty.
Kế toán nguyên vật liệu, TSCĐ.: Thực hiện các công việc theo dõi quản lý tình hình nhập, xuất nguyên vật liệu, các báo cáo về nguyên vật liệu, làm các báo cáo liên quan đến vật tư, lập các báo cáo về nguyên vật liệu – quản lý TSCĐ của công ty về tình hình tăng giảm TSCĐ, tính khấu hao, lập bảng phân bổ TSCĐ - lập báo cáo về TSCĐ theo quý
Kế toán lao động, tiền lương: quản lý về tình hình lao động, tiền lương của công ty, lập bảng tính và phân bổ tiền lương, các khoản trích, theo dõi tình hình tăng giảm lao động, lập các báo cáo, phân tích tình hình lao động, tiền lương.
Kế toán chi phí sản xuất và lập giá thành sản phẩm: Xử lý các loại số liệu, tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm, theo dõi thanh toán, kho và các đội thi công, kiểm tra, giám sát chứng từ chi phí.
Kế toán tổng hợp: Phản ánh tình hình tiêu thụ, xác định kết quả kinh doanh, ghi chép sổ cái, lập bảng cân đối kế toán, báo cáo kế toán, lập kế hoạch tài chính hàng quý, hàng năm.
5 . Một số đặc điểm chủ yếu của công tác kế toán tại công ty:
- Chế độ kế toán: Công ty áp dụng chế độ kế toán dành cho doanh nghiệp xây lẵp theo quyết định 1864/1998/QĐ-BTC
- Hình thức tổ chức công tác kế toán tại công ty: hình thức tập chung
- Kỳ kế toán: áp dụng theo năm, niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12.
- Kỳ lập báo cáo: công ty tiến hành lập báo cáo tài chính theo năm
- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: công ty tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: công ty áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định: công ty tiến hành khấu hao những loại tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh theo phương pháp tuyến tính.
- Hình thức ghi sổ kế toán: Hình thức ghi sổ kế toán mà công ty đang áp dụng hiện nay là chứng từ ghi sổ (phụ lục 6).
II. Tình hình thực tế Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng và phát triển nông thôn I.
1 . Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất:
ở Công ty, những chi phí liên quan trực tiếp đến từng công trình, hạng mục công trình nào thì được tập hợp trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó. Trường hợp không hạch toán trực tiếp được thì tiến hành tổng hợp rồi phân bổ cho các đối tượng liên quan theo tiêu thứ phù hợp. Chi phí sản xuất của công ty gồm nhiều loại có nội dung kinh tế, mục đích công dụng khác nhau. Để quản lý chặt chẽ chi phí thuận tiện cho việc tính giá thành trong giá dự toán, công ty đã tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục, gồm 4 khoản mục: Chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung.
2 . Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất:
ở Công ty xây dựng và phát triển nông thôn I, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được xác định xuất phát từ đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản và đặc điểm của sản phẩm xây dựng. Do quá trình thi công thường lâu dài, phức tạp, sản phẩm mang tính đơn chiếc, cố định, mỗi công trình có...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status