Hiệu quả ứng dụng hệ thống quản lý môi trường theo iso 14001 tại một số doanh nghiệp ở Việt Nam - pdf 28

Download miễn phí Chuyên đề Hiệu quả ứng dụng hệ thống quản lý môi trường theo iso 14001 tại một số doanh nghiệp ở Việt Nam



1 LỜI MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu. 1
1.3 Phạm vi nghiên cứu. 1
1.4 Phương pháp nghiên cứu. 2
1.5 Kết cấu nội dung của đề tài. 2
2 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 14001 TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM. 3
2.1 GIỚI THIỆU VỀ TIÊU CHUẨN ISO 14001. 3
2.1.1 Bộ tiêu chuẩn iso 14000. 3
2.1.1.1 Lịch sử hình thành. 3
2.1.1.2 Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 5
2.1.2 Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường iso 14001 7
2.1.2.1 Giới thiệu chung về tiêu chuẩn ISO 14001 7
2.1.2.2 Mục đích của ISO 14001 11
2.1.2.3 Việc thực hiện ISO 14001 đối với các công ty nói chung 11
2.1.2.4 Quy trình đánh giá ISO 14001. 14
2.2 SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 14001. 15
2.3 HIỆN TRẠNG ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 14001 TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM. 20
2.3.1 Tình hình áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam. 20
2.3.2 Hiện trạng áp dụng ISO 14001 tại một số doanh nghiệp Việt Nam. 24
2.3.2.1 Công ty TNHH YAMAHA MOTOR Việt Nam 24
2.3.3 Công ty dệt may Việt Thắng 25
2.3.4 Công ty TNHH TOHOKU PIONEER VIỆT NAM. 26
3 HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO ISO 14001 TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM. 26
3.1 GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCH (CBA). 26
3.1.1 Khái niệm. 26
3.1.2 Các bước thực hiện phương pháp phân tích Chi phí – Lợi ích 27
3.1.2.1 Nhận dạng vấn đề và xác định các phương án giải quyết 27
3.1.2.2 Nhận dạng chi phí – lợi ích xã hội của mỗi phương án 28
3.1.2.3 Đánh giá các chi phí – lợi ích của mỗi phương án 28
3.1.3 Lập bảng lợi ích và chi phí hàng năm 29
3.1.4 Tính toán lợi ích xã hội ròng của mỗi phương án 29
3.1.5 So sánh các phương án theo lợi ích xã hội ròng 29
3.1.6 Kiểm định ảnh hưởng của sự thay đổi trong giả định và dữ liệu 29
3.1.7 Đưa ra kiến nghị cuối cùng 30
3.2 PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 14001 30
3.2.1 Những lợi ích dự kiến 30
3.2.2 Các chi phí cho việc tuân thủ theo các tiêu chuẩn 33
3.3 ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ VỀ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG ISO 14001 TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 36
3.3.1 Công ty TNHH YAMAHA MOTOR. 36
3.3.1.1 Chi phí mà YAMAHA MOTOR bỏ ra. 36
3.3.1.2 Lợi ích mà công ty thu được. 37
3.3.1.3 Đánh giá chi phí – lợi ích áp dụng ISO 14001 tại Yamaha Motor 41
3.3.2 Công ty TNHH TOHOKU PIONEER VIỆT NAM. 42
3.3.2.1 Những chi phí ban đầu để áp dụng ISO 14001 tại công ty và chi phí cho bảo trì hàng năm được thể hiện qua bảng sau 42
3.3.2.2 Lợi ích doanh nghiệp thu về: 43
3.3.3 Dệt may Việt Thắng. 45
3.3.3.1 Chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra: 45
3.3.3.2 Lợi ích mà công ty thu được về: 46
3.3.3.3 Đánh giá chi phí – lợi ích của dệt Việt Thắng: 47
3.4 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 47
3.4.1 Thuận lợi: 47
3.4.2 Khó khăn: 50
4 GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ. 56
5 KẾT LUẬN 60
6 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
7 MỤC LỤC: 62
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


nghiệp trong nước chưa thật sự quan tâm và nhận thức được tầm quan trọng của hệ tiêu chuẩn quản lý môi trường nên còn bàng quan với nó.
Để áp dụng thành công tiêu chuẩn ISO 14000, các doanh nghiệp cần đầu tư cả về tiền bạc lẫn thời gian. Thời gian tối thiểu để tiến hành áp dụng các tiêu chuẩn bắt buộc của ISO 14000 là 8 tháng. Và chi phí để áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000 lên đến hàng trăm triệu đồng, tùy theo quy mô sản xuất, loại hình sản xuất, số lượng công nhân của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là nhỏ và vừa nên ít doanh nghiệp dám đầu tư hàng trăm triệu đồng để thực hiện tiêu chuẩn ISO 14000. Điều này lý giải tại sao 2/3 doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO 14000 tại Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Nhà nước đã có một số văn bản, chỉ thị hướng dẫn và khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng ISO 14000 nhưng thiếu giải pháp đôn đốc mạnh mẽ. Nhiều doanh nghiệp vẫn có tâm lý coi vấn đề môi trường là nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên - Môi trường nên chưa chủ động bắt tay vào thực hiện ISO 14000.
Hiện trạng áp dụng ISO 14001 tại một số doanh nghiệp Việt Nam.
Các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng thành công hệ thống này là Dệt Phong Phú, Dệt Việt Thắng, Giày Thụy Khuê, INAX Giảng Võ, Yamaha Motor, Vang Thăng Long... Đặc biệt, Tổng Công ty Du lịch Sài  Gòn - đơn vị vừa trúng thầu cung cấp dịch vụ phục vụ APEC 2006 đã có một loạt khách sạn được cấp chứng chỉ ISO 14000 như: Rex, Continental, Grand, Quê Hương 4...Dưới đây là một số đánh giá về tình hình áp dụng ISO 14001 của một số doanh nghiệp Việt Nam:
Công ty TNHH YAMAHA MOTOR Việt Nam
Ngày 29 tháng 5 năm 1999, Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) đã nhận được chứng chỉ ISO 14001 phiên bản 1996 sau một năm tiến hành chuẩn bị thiết lập. Công ty ô tô Toyota Việt Nam là công ty đầu tiên trong ngành công nghiệp ô tô được nhận chứng chỉ ISO 14001. Chứng chỉ này là một trong hàng loạt các hoạt động của Công ty được thực hiện theo khẩu hiệu “Tiến tới tương lai” tại Việt Nam.
Tháng 9 năm 2005, hệ thống quản lý môi trường của TMV đã được tái chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 phiên bản mới nhât (phiên bản 2004) của TUV Rheinland (TUV Rheinland là thành viên của Hiệp hội giám định kỹ thuật TUV, 1 tổ chức đánh giá chuyên về các hoạt động giám định và cấp chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường, chất lượng, an toàn)
Việc cập nhật thành công phiên bản mới ISO 14001: 2004, nâng cấp hệ thống quản lý môi trường theo định hướng của Toyota Nhật Bản là những nỗ lực lớn của TMV nhằm mục tiêu tăng cường hình ảnh của TMV cũng như phát triển kinh doanh bền vững, kiểm soát rủi ro.
Ngoài ra, chứng chỉ ISO 14001 mới của TMV đã được mở rộng phạm vi chứng nhận bao gồm các hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô và xuất khẩu phụ tùng.
Công ty dệt may Việt Thắng
Từ năm 2001 trở về trước, bao giờ Công ty Dệt Việt Thắng cũng đứng đầu danh sách những doanh nghiệp xả chất thải công nghiệp nguy hại ra môi trường. Không thể để tình trạng này tồn tại, năm 2001 Việt Thắng quyết định xây dựng ISO 14001.
Trong nhà máy dệt sợi, hệ thống điều hòa không khí, thông gió được lắp đặt lại, hợp lý hơn nhằm giảm đến mức tối đa tiếng ồn, bụi và độ nóng. Ngoài sân, cây cỏ được cắt xén, vun trồng lại đẹp mắt, khuôn viên đầy cây xanh đã tạo không gian thư giãn cho cán bộ công nhân viên sau giờ làm việc. Hóa chất, thuốc nhuộm trong kho được sắp xếp lại theo một trình tự khoa học: gọn gàng, dễ thấy, dễ lấy, để khi có sự cố thì người quản lý có thể phát hiện và xử lý kịp thời.
Hệ thống xử lý chất thải được đầu tư xây dựng, với 3 bể chứa rộng 160m2, sâu 9m. Toàn bộ nước thải sản xuất của công ty ước khoảng 4.800m3/ngày được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi đưa ra ngoài. Bây giờ Công ty Dệt Việt Thắng cũng luôn đứng đầu trong danh sách những doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.
Công ty TNHH TOHOKU PIONEER VIỆT NAM.
Nhà máy TOHOKU PIONEER Việt Nam là một dự án 100% vốn nước ngoài, sản xuất các loại loa cho điện thoại di động, hệ thống âm thanh của ôtô và các sản phẩm nghe nhìn khác. Sản xuất cụm cơ cấu ổ đĩa cho hệ thống âm thanh của ôtô và các sản phẩm nghe nhìn khác. Các loại màn hình hiện thị điện tử, hệ thống thiết bị tự động trong các nhà máy và các linh kiện kim loại chính xác, linh kiện nhựa chính xác, linh kiện màng mỏng cho các sản phẩm trên, các sản phẩm nghe nhìn, thiết bị y tế và các sản phẩm điện tử khác. Đây là một trong những lĩnh vực sản xuất tạo ra các sản phẩm thiết yếu phục vụ cho nhu cầu xã hội.
HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO ISO 14001 TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM.
GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCH (CBA).
Khái niệm.
Phân tích chi phí – lợi ích là một phương pháp đánh giá giá trị kinh tế và giúp lựa chọn giữa các phương án.
Phân tích chi phí lợi – lợi ích là một phương pháp đánh giá sự mong muốn tương đối giữa các phương án cạnh tranh nhau khi sự lựa chọn được đo lường bằng giá trị kinh tế tạo ra cho toàn xã hội.
Phương pháp này tìm ra sự đánh đổi giữa các lợi ích thực mà xã hội có được từ một phương án cụ thể với các nguồn tài nguyên thực mà xã hội phải từ bỏ để đạt được lợi ích đó. Theo cách này, đây là phương pháp ước tính sự đánh đổi thực giữa các phương án, và nhờ đó giúp cho xã hội đạt được những lựa chọn ưu tiên kinh tế của mình. Nói rộng hơn, phân tích chi phí – lợi ích là một khuôn khổ nhằm tổ chức thông tin, liệt kê những thuận lợi và bất lợi của từng phương án, xác định các giá trị kinh tế có liên quan, xếp hạng các phương án dựa vào tiêu chí giá trị kinh tế. Vì thế phân tích chi phí – lợi ích là một cách để thực hiện sự lựa chọn chứ không chỉ là phương pháp để đánh giá sự ưa thích
Các bước thực hiện phương pháp phân tích Chi phí – Lợi ích
Nhận dạng vấn đề và xác định các phương án giải quyết
Nhận dạng các chi phí – lợi ích xã hội của mỗi phương án
Đánh giá các chi phí – lợi ích của mỗi phương án
Lập bảng chi phí và lợi ích hàng năm
Tính toán lợi ích xã hội ròng của mỗi phương án
So sánh các phương án theo lợi ích xã hội ròng
Kiểm tra ảnh hưởng của sự thay đổi trong giả định và dữ liệu
Đưa ra đề nghị
Nhận dạng vấn đề và xác định các phương án giải quyết
Giống như các phương án giải quyết vấn đề phân tích chi phí – lợi ích có thể cung cấp thông tin giúp lựa chọn để cải thiện tình trạng hiện tại. Vì vậy, lúc đầu tiên là nhận dạng vấn đề đó là nhận dạng khoảng cách giữa tình trạng hiện tại và tình trạng mong muốn. Sau đó các dự án, chính sách hay chương trình khác nhau được xác định để làm thu hẹp khoảng cách này để giải quyết vấn đề. Một phương án là một cách sử dụng nhập lượng ( đầu vào ) đất đai, lao động và vốn để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ cụ thể. Đó là một sự phối hợp các đặc điểm vật lý, kỹ thuật, thiết kế và có thể là một dự án, một chương trình hoạt động đặc trưng, hay một chính sách có phạm vi rộng.
Nhận dạng chi phí – lợi ích xã hội của mỗi phương án
Bước thứ hai là nhận dạng bản chất của chi phí – lợi ích xã hội thực của mỗi phương án. Bước tiếp theo của việc đánh giá các chi phí – lợi ích này sẽ được đơn giản hóa bằng việc nhận dạng một cách cẩn thận về các kết quả xã hội thực. Lợi ích và chi phí xã hội thực thường khác với lợi ích và chi phí tài chính.
Trên phạm vi toàn xã hội nguyên tắc chung là tính tất cả chi phí – lợi ích bất kể ai là người nhận hay trả chúng. Hơn nữa, chi phí – lợi ích phải được tính, do đó ta phải nhận dạng những ảnh hưởng về môi trường và những ảnh hưởng khác cũng như doanh thu và chi phí bằng tiền đối với một khu vực tư nhân.
Đánh giá các chi phí – lợi ích của mỗi phương án
Ở bước thứ ba này ta cố gắng tìm ra giá trị kinh tế cho lợi ích và chi phí xã hội của mỗi phương án. Một số lợi ích và chi phí xã hội có thể đã có các giá trị kinh tế thực, một số có thể có giá trị tài chính, vốn không phải là giá trị kinh tế thực, một số khác có thể không có giá trị bằng tiền nào cả. Có những phương pháp riêng để tìm ra giá trị kinh tế, đánh giá lại giá trị tài chính, và đo lường những kết quả không có giá.
Lập bảng lợi ích và chi phí hàng năm
Giá trị của chi phí – lợi ích hàng năm của mỗi phương án được lập thành bảng theo các năm phát sinh, lợi ích ròng mỗi năm được tính. Việc lập bảng này là một bước đơn giản, thậm chí máy móc. Nhưng quá trình liệt kê các kết quả theo năm phát sinh, và tính toán lợi ích ròng hàng năm giúp cho người phân tích hiểu được cấu trúc của dự án và ròng chi phí – lợi ích theo thời gian.
Tính toán lợi ích xã hội ròng của mỗi phương án
Ở bước trước, ta đã tính toán lợi ích ròng theo thời gian. Tính tổng lợi ích ròng ta không thể chỉ đơn giản cộng các lợi ích ròng hàng năm bởi vì người ta thường đặt tầm quan trọng khác nhau này, tổng lợi ích xã hội ròng được tính theo 2 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất, lợi ích ròng từng năm của dự án được qui đổi thành lợi ích ròng tương đương ở mỗi thời điểm chung bằng phương pháp trọng số. Khi thời điểm chung này là hiện tại, giá trị tương đương được gọi là giá trị hiện tại.
Ở giai đoạn thứ hai, hiện giá của mỗi lợi ích ròng hàng năm được cộng ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status