Giải pháp phát triển thương hiệu ổn áp Standa trên thị trường miền Bắc - pdf 28

Download miễn phí Giải pháp phát triển thương hiệu ổn áp Standa trên thị trường miền Bắc



LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
CHƯƠNG I 4
THƯƠNG HIỆU STANDA CỦA CÔNG TY CP TIÊU CHUẨN VIỆT TRÊN THỊ TRƯỜNG ỔN ÁP MIỀN BẮC 4
1.1. Tổng quan về công ty cổ phần Tiêu chuẩn Việt 4
1.1.1. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 6
1.1.2. Thực trạng hoạt động marketing của công ty 7
1.2. Nghiên cứu nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu ổn áp Standa và các thương hiệu cạnh trạnh trên thị trường ổn áp miền Bắc. 11
1.2.1. Đánh giá của người tiêu dùng về thương hiệu Standa 12
1.2.1.1. Mức độ biết đến 13
1.2.1.2. Sự hài lòng 15
1.2.1.3. Mức độ trung thành 16
1.2.2. Đánh giá của người tiêu dùng về thương hiệu Standa và các thương hiệu cạnh tranh 17
1.2.3. Bản đồ định vị các thương hiệu ổn áp 20
CHƯƠNG II 22
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU STANDA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TIÊU CHUẨN VIỆT 22
2.1. Thực trạng hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty CP Tiêu chuẩn Việt 22
2.1.1. Mục tiêu phát triển thương hiệu 22
2.1.2. Chiến lược thương hiệu 23
2.1.3. Hệ thống nhận diện thương hiệu 24
2.1.4. Hoạt động phát triển thương hiệu thông qua marketing – Mix 27
2.1.4.1. Sản phẩm 27
2.1.4.2. Giá cả 27
2.1.4.3. Kênh phân phối 29
2.1.4.4. Truyền thông 32
2.2. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong hoạt động phát triển triển thương hiệu của công ty CP Tiêu chuẩn Việt 37
2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển thương hiệu của công ty 37
2.3.1. Khách hàng 37
2.3.2. Đối thủ cạnh tranh 41
2.3.3. Yếu tố bên trong công ty 47
2.3.4. Môi trường vĩ mô 50
2.4. Phân tích SWOT cho công ty CP Tiêu chuẩn Việt trong việc phát triển thương hiệu ổn áp Standa 52
2.4.1. Điểm mạnh 52
2.4.2. Điểm yếu 55
2.4.3. Cơ hội 56
2.4.4. Thách thức 57
CHUƠNG III 59
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU STANDA TRÊNTHỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC 59
3.1. Định hướng chiến lược thương hiệu 59
3.1.1. Chiến lược định vị cho thương hiệu ổn áp Standa 59
3.1.2. Kiểu chiến lược thương hiệu 61
3.1.3. Kế hoạch tổ chức thực hiện hoạt động phát triển thương hiệu 62
3.1.3.1. Kế hoạch nhân sự 62
3.1.3.2. Kế hoạch kinh phí 64
3.2. Giải pháp cụ thể 64
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu 64
3.2.2. Giải pháp truyền thông thương hiệu 66
3.2.2.1. Quảng cáo 66
3.2.2.2. Khuyến mại 67
3.2.2.3. PR 67
3.2.2.4. Bán hàng cá nhân 69
3.2.2.5. Marketing trực tiếp 69
3.2.3. Giải pháp cho sản phẩm 70
3.2.4. Giải pháp cho hệ thống phân phối 70
3.2.5. Giải pháp cho chính sách giá cả 72
KẾT LUẬN 74
BẢNG HỎI 75
NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VỀ CÁC THƯƠNG HIỆU ỔN ÁP TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC 75
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


thiệu sản phẩm cũng như thương hiệu của công ty. Hình thức tham gia triển lãm này tạo điều kiện cho người tiêu dùng được tiếp xúc với những dấu hiệu về thương hiệu qua cách trang trí các gian hàng, màu sắc đặc trưng của gian hàng, dù không thể giúp người tiêu dùng đưa ra quyết định mua ngay lập tức nhưng cũng để lại trong tâm trí họ hình ảnh về thương hiệu, hình ảnh về sản phẩm, về công ty.
+ Quan hệ công chúng: Đây là vấn đề đã được ban lãnh đạo công ty quan tâm tới, nhưng hiệu quả của nó còn rất thấp. Công ty có tài trợ cho một đoàn nghệ thuật của Thanh Hoá, đã được họ dựng một vở kịch có nội dung về công ty. Tham gia ủng hộ cho các chương trình vì trẻ em, đồng bào gặp khó khăn. Ngoài ra, khi tham gia các chương trình triển lãm giới thiệu sản phẩm trong và ngoài nước cũng là một cách mà doanh nghiệp quảng cáo mình cho các phương tiện thông tin đại chúng, báo giới để họ có cơ hội viết về công ty, về thương hiệu của công ty. PR là một công cụ rất tốt nhưng công ty vẫn chưa biết khai thác một cách có hiệu quả.
Hiện nay, Lioa đã và đang sử dụng rất thành công hoạt động xúc tiến hỗn hợp như một công cụ để thành công quan trọng không kém gì chất lượng sản phẩm. Từ những ngày đầu tiên mới thành lập (cách đây 15 năm) Lioa đã sử dụng quảng cáo bằng các tấm pano, rồi các chương trình quảng cáo trên truyền hình trên báo, tốn rất nhiều chi phí cho hoạt động quảng cáo thời bấy giờ. Cho đến nay, khi đã xây dựng được cho thương hiệu của mình một chỗ đứng vững chắc, xây dựng hệ thống phân phối chuyên nghiệp, xây dựng hệ thống tín hiệu nhận biết đồng bộ: sử dụng một gam màu trên các biển quảng cáo tại các đại lý, sử dụng thống nhất logo, hình ảnh để quảng cáo. Bây giờ chiến lược xúc tiến của họ đang được thay đổi, họ tập trung chăm sóc cho đại lý, các nhà phân phối và người tiêu với mục đích sau khi bán hàng thì nguời bán bán thuyết phục người tiêu dùng mua sản phẩm, tạo được niềm tin cho người tiêu dùng sau khi sử dụng. Chiến lược này ngược lại so với kế hoạch xúc tiến của thương hiệu Standa.
+ Marketing trực tiếp: hoạt động này được nhân viên kinh doanh của công ty thực hiện rất bài bản và chuyên nghiệp.
Hàng ngày, trước khi xuống thị trường nhân viên kinh doanh gọi điện trực tiếp xuống cho các đại lý, các cửa hàng khu vực mình phụ trách để biết được tình hình tiêu thụ hàng hoá, ghi các thông tin đặt hàng, cung cấp thông tin về những mặt hàng mới, các chủng loại sản phẩm đang được tiêu thu tốt, khuyến khích họ đặt thêm hàng, thăm hỏi các thông tin về cá nhân để có những quan tâm đúng mực, tạo dựng hình ảnh đẹp về văn hoá của nhân viên trong công ty.
Nhân viên kinh doanh là người nghiên cứu các khu vực thị trường mới phát hiện ra những khác hàng tiềm năng, tìm kiếm thông tin về họ, đưa ra các chương trình chào hàng thu hút họ trở thành một thành viên kênh của công ty.
Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong hoạt động phát triển triển thương hiệu của công ty CP Tiêu chuẩn Việt
Thứ nhất, chưa có một phòng Marketing hoạt động một cách bài bản, chuyên nghiệp. Nguồn nhân lực chuyên nghiệp về marketing cũng thiếu. Như chúng ta đã biết con người đóng vai trò vông cùng quan trọng, góp phần duy trì mọi hoạt động của một công ty, góp phần mang lại thành công và sự phát triển bền vững cho một thương hiệu. Hiện nay, bộ phận marketing của Công ty CP Tiêu chuẩn Việt mới chỉ do một nhân viên phụ trách, vì vậy rất khó trong việc quản lý công việc theo trình tự và thu được hiệu quả cao. Hơn nữa, toàn thể nhân viên trong công ty từ ban lạnh đạo đến nhân viên cùng nhau làm marketing nhưng không có đầy đủ kiến thức làm marketing chuyên nghiệp.
Thứ hai, hệ thống nhận diện thương hiệu chưa được hoàn thiện, chưa có tính nhất quán, đồng bộ. Các yếu tố cơ bản của thương hiệu như logo, tên gọi, khẩu hiệu, màu sắc chưa được thống nhất. Các chương trình quảng cáo được thực hiện chưa theo một hệ thống quy chuẩn về các yếu tố truyền thông động và tĩnh. Dẫn đến hiệu quả tạo ra đối với khách hàng mục tiêu trong việc nhận biết thương hiệu là rất thấp.
Thứ ba, chi phí dành cho marketing nói chung và phát triển thương hiệu nói riêng chưa cao, chưa được thực hiện theo một kế hoạch chính vì vậy vẫn gây tốn kém trong khi hiệu quả không cao. Chi phí thấp kéo theo các chiến lược phát triển thương hiệu diễn ra rời rạc không có hệ thống, không truyền tải được thông điệp xuyên suốt mà công ty muốn truyền tải đến người tiêu dùng. Kế hoạch kinh phí marketing hiện nay phần lớn sử dụng hình thức khuyến mại cho các đại lý chính vì vậy phần kinh phí bỏ ra cho việc quảng bá truyền thông còn thấp.
Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển thương hiệu của công ty
Khách hàng
Công ty CP Tiêu chuẩn Việt tập trung phân phối sản phẩm ổn áp đến những nơi những nơi có điều kiện điện lưới không ổn định, hay bị mất hay cắt điện, lưới điện yếu cần có ổn áp để đảm bảo sự an toàn cho các thiết bị điện hay giữ cho nguồn điện luôn đủ công suất và ổn định, những khu công nghiệp nhiều nhà máy, hợp tác xã sản xuất. Đối tượng khách hàng mục tiêu của công ty chia làm 3 nhóm: nhóm khách hàng tổ chức (nhà máy, hợp tác xã); nhóm khách hàng gồm các cửa hàng, đại lý bán buôn, bán lẻ, các công ty xuất nhập khẩu; nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình.
+) Nhóm khách hàng tổ chức
Nhóm khách hàng này bao gồm nhà máy, xí nghiệp sản xuất, hợp tác xã. Đặc điểm của đoạn thị trường này mua với số lượng tương đối lớn, thường mua theo đơn đặt hàng, thường mua để sử dụng trong sản xuất kinh doanh, sản phẩm thường là các loại máy ổn áp công suất lớn. cách mua bán có thể trực tiếp hay thông qua đấu thầu.
+) Nhóm khách hàng đại lý, cửa hàng bán buôn, bán lẻ
Nhóm khách hàng là các đại lý, cửa hàng bán buôn, bán lẻ có đặc điểm mua với khối lượng lớn, chủng loại sản phẩm đa dạng, nhu cầu thường xuyên liên tục, chiết khấu lớn, dịch vụ bảo hành, bảo trì cũng như vận chuyển tốt, kịp thời. Nhóm khách hàng này phản ứng nhanh nhạy trước nhu cầu của người tiêu dùng, cũng như trước các chiến lược kinh doanh của các thương hiệu khác nhau. Do vậy khi tiếp cận nhóm khách hàng này cần đáp ứng tốt về thời gian giao hàng, bảo hành đúng lúc, chính sách kinh doanh như chiết khấu, giá cả phù hợp với từng khu vực thị trường.
+) Nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình
Nhóm khách hàng này trực tiếp sử dụng và tiêu dùng sản phẩm ổn áp của công ty, vì vậy đây là đối tượng khách hàng quan trọng. Đặc điểm của đối tượng này là tiêu dùng nhỏ lẻ, đa dạng chủng loại máy từ công suất nhỏ đến trung bình (từ 0.35KVA đến 15KVA). Những cá nhân và hộ gia đình có sử dụng và tiêu dùng các sản phẩm điện tử điện lạnh như: máy giặt, điều hoà, bình nóng lạnh, tivi, tủ lạnhĐặc điểm nhân khẩu học: có thu nhập cao và ổn định. Đặc điểm về địa lý sống ở những khu vực có lưới điện yếu, chập chờn không ổn định.
Giải pháp sinh viên đưa ra tập trung vào đối tượng là người tiêu dùng cuối cùng, những cá nhân, hộ gia đình có thu nhập trung bình từ 3/người triệu trở lên. Trong gia đình có sử dụng nhiều các thiết bị điện như: ti vi, tủ lạnh, máy giặt, điều hoà, bình nóng lạnh Những khách hàng này có trình độ học vấn tốt, lối sống hiện đại chính vì vậy việc tiếp xúc với các kênh thông tin truyền thông là rất nhiều. Ngày nay khi đời sống ngày càng phát triển, thu nhập ngày càng tăng, hàng hoá ngày càng đa dạng, trước khi mua sắm họ đứng trước nhiều sự lựa chọn giữa các thương hiệu, chủng loại sản phẩm khác nhau. Chính vì vậy đã hình thành một xu hướng tiêu dùng theo thương hiệu, họ sẽ lựa chọn những sản phẩm, dịch vụ có thương hiệu đã được người khác tiêu dùng, kiểm nghiệm qua, đã được công chúng chấp nhận. Đối với người tiêu dùng hiện nay yếu tố thương hiệu đã quá quan trọng, nhận thức của người tiêu dùng đối với thương hiệu của công ty là mục đích cuối cùng của các hoạt động khuếch trương phát triển thương hiệu.
Quá trình nhận thức của khách hàng về thương hiệu bao gồm: “phát hiện”, “chú ý”, “tìm hiểu”, “chấp nhận”, “phản ứng”, “ghi nhớ”. Ở mỗi giai đoạng khác nhau thì khách hàng có những nhận thức khác nhau về thương hiệu, công ty cần phân tích rõ những thay đổi đó để có những giải pháp cụ thể cho từng nhóm đối tượng khác nhau.
Giai đoạn “phát hiện” người tiêu dùng nghe đến, nhìn thấy nhãn hiệu Standa của công ty qua những kênh thông tin như:
Bảng biển tại các cửa hàng, đại lý tiêu thụ sản phẩm Standa, tờ rơi, catalogue giới thiệu sản phẩm
Những tặng phẩm của công ty như lịch để bàn, lịch treo tường năm mới
Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, radio, quảng cáo trên các phương tiện giao thông.
Các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành, báo mua bán.
Giới thiệu của người thân, bạn bè
Giai đoạn “chú ý”, ở giai đoạn này cần tạo ra những điểm khác biệt, dễ đánh dấu, dễ gây chú ý đối với người tiêu dùng như:
Có hệ thống nhận diện thương hiệu nổi bật, đặc sắc: logo thiết kế đặc biệt, tên gọi dễ nhớ, Slogan đơn giản truyền tải được những lợi ích mà công ty mang đến cho người tiêu dùng
Bao bì sản phẩm thiết kế độc đáo, trang trí nổi bật
Bảng biển quảng cáo, màu sắc tại đại lý, cửa hàng được trang trí giống nhau
Các...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status