Quản lý sử dụng lao động tại công ty than Mạo Khê - pdf 28

Download miễn phí Chuyên đề Quản lý sử dụng lao động tại công ty than Mạo Khê



MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Chương I: Tổng quan về Công ty than Mạo Khê 3
1.1. Lịch sử hình thành của Công ty than Mạo Khê 3
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, mặt hàng sản xuất của Công ty 4
1.2.1. Chức năng 4
1.2.2 Nhiệm vụ 4
1.2.3. Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty 4
1.3. Công nghệ sản xuất của Công ty than Mạo Khê 6
1.3.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ 6
1.3.2. Hệ thống khai thác 7
1.3.2.1. Công nghệ khai thác 7
1.3.2.2. Tổ chức 1 chu kỳ khai thác than lò chợ 8
1.3.2.3. Công việc phục vụ đào lò 8
1.3.2.4. Công nghệ phục vụ lò chuẩn bị 8
1.3.2.5. Công nghệ sàng rửa 9
1.3.2.6. Công tác vận tải than trong lò chợ 9
1.3.2.7. Công tác cung cấp gỗ chống lò 9
1.4. Bộ máy quản lý của Công ty 9
1.4.1. Số cấp quản lý của Công ty 9
1.4.1.1. Giám đốc Công ty 11
1.4.1.2. Các phó giám đốc Công ty 11
1.4.1.3. Các phòng ban 12
1.4.2.Chế độ làm việc của Công ty 15
1.5. Kết quả kinh doanh của Công ty 15
Chương II: Thực trạng quản lý sử dụng lao động tại Công ty than Mạo Khê 19
2.1. Một số đặc điểm ảnh hưởng đến quản lý lao động ở Công ty than Mạo Khê 19
2.1.1. Đặc điểm sản phẩm 19
2.1.2. Đặc điểm công nghệ 20
2.2. Sắp xếp bố trí lao động 21
2.3. Sử dụng lao động về thời gian 22
2.4. Năng suất lao động 35
2.5. Các biện pháp khuyến khích lao động.
2.6. Những tồn tại và khó khăn của Công ty than Mạo Khê. 37
38
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động ở Công ty than Mạo Khê 45
3.1. Phương hướng của Công ty trong thời gian tới 45
3.2. Một số giải pháp 47
3.3. Các kiến nghị 53
Kết luận
Tài liệu tham khảo
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ăn cứ vào việc phân công bố trí lao động của các năm người cán bộ quản lý xem xét việc phân công bố trí lao động theo công việc của cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, công nhân, nhân viên đã đúng với trình độ, năng lực sở trường công tác chưa. Bộ phận nào cần thay thế, chuyển đổi cán bộ cho phù hợp với công việc.
+ Đối với cán bộ quản lý: Đây là công việc phức tạp, quan trọng nhất đòi hỏi phải bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn cao, năng lực điều hành, quản lý chỉ đạo tốt.
+ Đối với cán bộ chuyên môn nghiệp vụ: Là những cán bộ được giao nhiệm vụ hỗ trợ, phục vụ cho hoạt động của cán bộ lãnh đạo, làm công việc chuyên môn nghiệp vụ theo chức trách nhiệm vụ được giao. Do vậy phải bố trí cán bộ có trình độ nghiệp vụ theo chuyên ngành đào tạo phù hợp với công việc được giao.
+ Đối với công nhân, nhân viên phục vụ: Là những người trực tiếp lao động và phục vụ đòi hỏi phải bố trí những cán bộ có trình độ bậc thợ,tay nghề phù hợp với công việc và năng lực sở trường của từng người.
Trong doanh nghiệp sản xuất nếu người cán bộ quản lý có trình độ phân công bố trí lao động đúng, hợp lý sẽ đảm bảo sử dụng lao động hợp lý, tiết kiệm sức lao động, phát huy tính chủ động và sáng tạo của mỗi người. Tạo điều kiện duy trì và nâng cao khả năng làm việc lâu dài cũng như sự hứng thú của người lao động. Đồng thời vẫn đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn vật chất kỹ thuật như máy móc, thiết bị vật tư. Từ đó tăng năng suất lao động sẽ cao, hiệu quả sản xuất tốt.
Nếu phân công lao động không đúng thì người lao động không phát huy được năng lực sở trường, làm việc trái ngành, trái nghề dẫn đến hậu quả người lao động chán nản, không hoàn thành nhiệm vụ được giao, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất chung của doanh nghiệp.
2.3. Sử dụng lao động về thời gian
Nhân lực của Doanh nghiệp là toàn bộ những khả năng lao động mà Doanh nghiệp cần huy động được việc thực hiện, hoàn thành những nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của Doanh nghiệp. Nhân lực của Doanh nghiệp gần nghĩa sức mạnh của lực lượng lao động, sức mạnh đội ngũ cán bộ công nhân viên chức của Doanh nghiệp .
Trong tất cả các Doanh nghiệp nói chung, Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nói riêng khi có đủ số lượng, chất lượng nhân lực theo yêu cầu thì công tác sử dụng sử dụng lao động, phân công lao động là yếu tố không kém phần quan trọng. Nếu phân công lao động đúng người, đúng việc thì sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp và ngược lại. Do vậy, Doanh nghiệp phải quản lý và sử dụng nhân lực có hệ thống, khoa học tức là quản lý nhân lực một cách bài bản, áp dụng nhiều nhất các thành tựu khoa học vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn biết sử dụng nhân lực của doanh nghiệp đạt yêu cầu hay không đạt ta cần xem sét, tính toán các chỉ tiêu sau:
Bảng 03: Báo cáo kết quả sử dụng lao động theo thời gian
của Công ty than Mạo Khê
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
So sánh
KH
TT
±
%
1. Số CN bình quân theo danh sách
2.587
2.587
2.539
-18
98,1
2. Ngày công làm theo chế độ
750.230
789.035
774395
-14.640
98,1
3. Tổng số ngày công theo lịch
944.225
944.225
926.735
-17.520
99,0
4. Tổng số ngày công có hiệu quả
776.100
776.100
749.005
-27.095
96,5
5. Tổng số giờ công có hiệu quả
4.876.495
5.355.090
5.018.333
-339.757
93,7
Trong đó giờ làm thêm
10.898
10.898
6. Số ngày làm việc bình quân của một công nhân trong năm
290
300
295
+5
99,0
7. Số giờ làm việc bình quân trong một ngày làm việc có hiệu quả.
6,5
6,9
6,7
-0,2
98,0
8. Số giờ làm việc bình quân cả năm của mỗi công nhân.
1.885
2070
1976,5
-93
96,0
* Chỉ tiêu 1 : thời gian thực sự làm việc bình quân cho 1 ca của một người lao động trong 1 năm:
Tình hình sử dụng lao động theo thời gian của năm 2006 - 2007 ta thấy thời gian làm việc trong năm được tính toán, so sánh dựa trên các chỉ tiêu sau:
- Tổng số ca thực sự làm việc là:
Năm 2006 = 290 ca x 2587 người = 750.230 ca
Năm 2007 = 295 ca x 2539 người = 774.315 ca
- Tổng số giờ thực sự làm việc là:
Năm 2006 = 750.230 ca x 6,5 giờ/ca = 1.876.495 giờ
Năm 2007 = 774.315 ca x 6,7 giờ/ca = 5.018.333 giờ
- Tổng số giờ thực sự làm việc là:
KH 2007 = 776.100 ca x 6,9 giờ/ ca = 5.355.090 giờ
TH 2007 = 774.315 ca x 6,7 giờ/ ca = 5.018.333 giờ
Số giờ thực sự làm việc trong năm 2007 tăng hơn số giờ năm 2006 về số tuyệt đối là:
5.018.333 - 4.876.495 = 141.838 giờ
Số giờ thực sự làm việc thực hiện năm 2007 so với kế hoạch giảm với số tuyệt đối là:
5.018.333-5.355.090=336.757giờ
áp dụng công thức tính thời gian thực sự việc tính bình quân cho 1 ca của 1 người lao động trong 1 năm ta có:
Tổng số giờ thực sự làm việc toàn Công ty/ năm
Tổng số ca thực sự làm việc toàn Công ty/năm
Theo kế hoạch ta có:
giờ
Năm 2006 thực hiện là:
giờ
Nhưng thực tế năm 2007 thực hiện là:
giờ
So sánh kết quả thu được ta thấy:
Thực tế thời gian thực sự làm việc bình quân của 1 công nhân/ca/năm. Năm 2007 cao hơn năm 2006 là:
6,7-6,5=0,2 giờ
Nhưng lại thấp hơn so với kế hoạch đặt ra là:
6,9 -6,7=0,2 giờ
Như vậy ta thấy thời gian thực sự làm việc tính bình quân cho một ca của một người lao động trong năm chưa đạt yêu cầu so với kế hoạch đặt ra.
Cụ thể: Còn thiếu 0,2 giờ/ca/1 lao động, toàn Công ty năm 2007 còn thấp hơn so với kế hoạch 507,8 giờ/ca, 336.757 giờ/năm. (Những thời gian còn thiếu là những thời gian không làm ra sản phẩm). Vì vậy, công ty cần xem xét những nguyên nhân khách quan, chủ quan để có giải pháp khắc phục cải thiện và nâng cao thời gian thực sự làm việc tính bình quân cho một ca của một người lao động/ca trên tháng, và thời gian lao động bình quân của toàn thể CBCNV/năm. Mặt khác năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh của Công ty và không làm ảnh hưởng đến tiền lương,tiền thưởng, quyền lợi của CBCNV theo quy định của chung của Công ty.
Trong bảng 03 phân tích số giờ công năm 2007 chưa đạt so với KH đề ra là 336.757 giờ. Do số công nhân viên thực tế đã giảm 48 người về số tuyệt đối 1,9% về số tương đối và do các lý do khác được thể hiện só liệu trong bảng 04, các số liệu kế hoạch trong bảng đã được điều chỉnh giảm theo tỷ lệ đó để đảm bảo tính so sánh. Như vậy số ngày công vắng mặt và ngừng việc trọn ngày.
69.276-54.144=15.132 ngày công.
Qua phân tích số liệu cho thấy:
- Các lý do vắng mặt và ngừng việc trọn ngày tập trung vào một số nguyên nhân chính như nghỉ phép, nghỉ việc công, phụ nữ nghỉ đẻ.v.v.
- Các lý do này đã được xét đến trong kế hoạch, song chỉ có ngày công nghỉ đẻ giảm đi, con nghỉ việc công tăng lên rất nhiều. Cần đi sâu tìm hiểu hình tổ chức quản lý ở doanh nghiệp và sử dụng thời gian lao động để hội họp.
- Có những nguyên nhân không được xét đến trong kế hoạch như: Các nguyên nhân ngừng việc do thiết bị hư hỏng, thiếu vật liệu, mất điện, tai nạn lao động và vắng mặt không lý do Song trong thực tế đã phát sinh với tổng số ngày công đáng kể, cụ thể là 12.981 công.
- Tổng hợp số liệu số ngày cong giờ công do ngừng việc, vắng mặt trọn ngày và không chọn ngày làm giảm số ngày công, giờ công so với kế hoạch là:
Số công nhân thiếu 48 người là: 48x300x6,9=99.360 giờ công
Ngừng việc trọn ngày là: 11.625 x 6,9 =80.213 giờ công
Vắng mặt trọn ngày: 2.412 x 6,9 =16.643 giờ công
Ngừng việc không trọn ngày: 132.816 giờ công
Vắng mặt không trọn ngày: 18.623 giờ công
Tổng cộng: 347.655 giờ công
Nhưng phân tích ở mục trước bảng 03 cho thấy số giờ công thiệt hai là 336.757 giờ. Sở dĩ có sự chênh lệch là do số giờ số công Công ty huy động CBCNV làm thêm ca, giờ (336.757 -347.655 =10.898). Qua số liệu trên đánh giá việc quản lý và sử dụng thời gian lao động của năm 2007 đã tăng so với năm 2006. Nhưng so với kế hoạch đặt ra thì chưa đạt yêu cầu. Những nguyên nhân chính để phát sinh thêm những ngày
ngừng việc, vắng mặt chọn ngày và không chọn ngày là do người lao động bỏ vị trí làm việc để giả quyết việc giêng, do mất điện giữa ca, máy móc thiết bị hỏng trong giờ làm việc do vậy, nhà lãnh đạo, quản lý, sử dụng nhân lực của Công ty cần có những giải pháp tích cực để khắc phục những tình trạng trên với mục tiêu làm tăng thời giann thực sự làm việc bình quân của người lào động/ca/tháng/ năm trong toàn Công ty, đồng nghĩa với việc tăng số lượng, chất lượng sản phẩm, tăng năng suet lao động, nâng cao hiệu sản xuất kinh doanh của Công ty. Đó cũng là tiền đề nâng cao thu nhập cho người lao động. Nhằm cải thiện đời sống của bản thân và gia đình họ ngang bằng với sự phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay và tương lai.
* Chỉ tiêu 2: % người được phân công đúng và tương đối đúng trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, sở trường.
Phân công lao động phù hợp với trình độ chuyên môn là một điều hết sức quan trọng một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp như Công ty than Mạo Khê. Về cơ bản, các khâu trong một Công ty sản xuất đòi hỏi phải có những người thợ, người cong nhân biết, thành thạo và giỏi giang thì hiệu quả lao động mới cao được. Người lao động được phân công đúng việc sẽ phân khởi lao động và say mê với công việc hơn. ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status