Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Tây Hồ trên thị trường xây lắp dân dụng - pdf 28

Download miễn phí Chuyên đề Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Tây Hồ trên thị trường xây lắp dân dụng



MỞ ĐẦU
PHẦN I: CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
I.Thị trường và cạnh tranh
1.Khái niệm, vai trò và đặc điểm của vận động của thị trường
1.1.Khái niệm
1.2.Vai trò của thị trường
1.3.Đặc điểm vận động của thị trường
2.Cạnh tranh trong cơ chế thị trường
2.1.Khái niệm cạnh tranh
2.2.Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
2.3.Phân loại cạnh tranh
II.Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
1.Khái niệm khả năng cạnh tranh
2.Lợi thế cạnh tranh (LTCT)
2.1.Khái niệm
2.2.Các yếu tố cơ bản tạo nên lơịo thế cạnh tranh
3.Tính tất yếu phải nâng cao khả năng cạnh tranh
4.Các chỉ tiêu phản ánh khả năng của doanh nghiệp
4.1.Thị phần của doanh nghiệp
4.2.Doanh thu và tỷ xuất lợi nhuận
4.3.Tỷ lệ chi phí marketing trong tổng doanh thu
5.Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
5.1.Môi trường kinh tế vĩ mô (môi trường nền kinh tế quốc dân)
5.2. Nhân tố thuộc môi trường ngành
5.3.Nhân tố bên trong doanh nghiệp
III.Các công cụ chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp
1.Các chiến lược cạnh tranh chung
1.1.Chiến lược dẫn đầu về chi phí
1.2.Chiến lược khác biệt hoá
1.3.Chiến lược trọng tâm hoá
2.Các công cụ chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cuả các doanh nghiệp
2.1.Chiến lược sản phẩm
2.2.Chiến lược giá
2.3.Chính sách phân phối
2.4.Chính sáh chuyền thống (thông tin)
2.5.Chính sách con người
2.6.Chính sách Marketing
IV.Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng Việt nam trong quá trình hội nhập
1.Khả năng của các doanh nghiệp xây lắp trong nước
1.1.Khả năng độc lập
1.2.Khả năng phối hợp giữa các lực lượng trong nước
1.3.Khả năng của các liên doanh xây dựng
2.Khả năng của các nhà thầu nước ngoài đã và đang hoạt động tại Việt nam
PHẦN II: THỰC TRẠNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TÂY HỒ TRÊN THỊ TRƯỜNG XÂY LẮP DÂN DỤNG
I.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Tây Hồ
II.Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Công ty Tây Hồ.
1.Đặc điểm về sản phẩm xây lắp dân dụng
2.Đặc điểm về quy trình thực hiện công trình
3.Đặc điểm về thị trường xây lắp dân dụng
4.Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
5.Đặc điểm về cơ cấu hoạt động
6.Đặc điểm về lao động
7.Đặc điểm về nhiên nguên vật liệu sử dụng
8.Đặc điểm về vốn
9.Đặc điểm về máy móc thiết bị phục vụ thi công
III.Phân tích tình hình cạnh tranh của Công ty Tây Hồ trong những năm qua
1.Sản phẩm và chất lượng
2.Doanh thu và thị phần
2.1.Doanh thu
2.2.Thị phần
3. Hoạt động marketing và nghiên cứu thị trường
4.Năng lực tài chính
5.Nguồn nhân lực
6.Tìng hình quản lý và sử dụng máy móc thiết bị (MMTB).
6.1.Tình hình sử dụng công suất máy móc thiết bị
6.2.Tình hình tính và trích khấu hao
IV.Đánh giá thực trạng cạnh tranh
1.Những Mặt Mạnh của Công ty Tây Hồ
2.Những điểm yếu cần khác phục và nguyên nhân của chúng
PHẦN III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TÂY HỒ TRÊN THỊ TRƯỜNG XÂY LẮP DÂN DỤNG
I.Thực hiện các phương pháp hạ giá thành xây lắp công trình .
1.Cơ sở của biện pháp
2.Phương hướng thực hiện.
3.Điềukiện thực hiện
4.Hiệu quả của biện pháp
II.Tăng cường công tác quản lý chất lượng đồng bộ theo qua trình để từ khi bắt đầu thi công đến khi nghiệm thu bàn giao.
1.Cơ sở của biện pháp
2.cách thực hiện
2.1.Quản lý chất lượng trong quá trình chuẩn bị thi công
2.2.Quản lý chất lượng trong quá trình thi công
2.3.Quản lý chất lượng đến khi nghiệm thu công trình:
3.Điều kiện thực hiện
4.Hiều quả của việc thực hiện biện pháp
III.Chuyên môn hoá sản phẩm tận dụng hết thế mạnh của Công ty trong thời điểm hiện nay
1.Cơ sở của biện pháp
2.cách thực hiện
3.Điều kiện thực hiện
4.Hiệu quả của giải pháp
IV.Tăng cường hoạt động marketing, xây dựng các chiến lược cạnh tranh phù hợp để mở rộng thị trường
1.Cơ sở của biện pháp
2.cách thực hiện
3.Điều kiện thực hiện
4.Hiệu quả của biện pháp
V.Đẩy mạnh tiến độ thi công
1.Cơ sở thực hiện
2.cách thực hiện
3.Điều kiện thực hiện
4.Hiệu quả của biện pháp
KẾT LUẬN
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


với việc di chuyển này sẽ phát sinh chi phí vận chuyển và bảo quản máy móc thiết bị. Vì vậy Công ty phải đưa ra phương án sản xuất hợp lý để hạn chế ảnh hưởng cuả yếu tố tự nhiên đến quá trình sản xuất kinh doanh.
-Sản phẩm xây lắp là sản phẩm liên ngành, mang ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, quốc phòng cao.
Những năm vừa qua Công ty tham gia chủ yếu những công trình như: nhà làm việc, trụ sở, văn phòng, giảng đường đại học, kho bạc Nhà nước... Do đó hình thức, chất lượng cũng như giá cả, tiến độ thi công có tác động lớn uy tín, khả năng cạnh tranh của Công ty trên lãnh thổ địa phương đó cũng như địa phương lân cận.
2.Đặc điểm về quy trình thực hiện công trình
Sơ đồ quy trình thực hiện công trình:
Tiếp thị công trìnhàĐấu thầuàNhận thầu và ký hợp dồngàThi công xây dựng àBàn giao và thanh quyết toán công trình.
Theo sơ đồ trên, ta thấy ngay từ khâu tiếp thị công trình Công ty đã phải giới thiệu về danh tiếng, kinh nghiệm cũng như thực lực thi công của mình cho các chủ đầu tư xem xét. Đến giai đoạn đấu thầu thì khả năng của Công ty là một tiêu chí để chủ đầu tư tính điểm. Nếu khả năng của Công ty càng cao so với đối thủ cạnh tranh thì khả năng thắng thầu càng lớn. Tiếp đến thi công xây dựng là giai đoạn chứng tỏ thực lực của mình trong thực tế thi công. Giai đoạn này thể hiện ở tiến độ thi công và chất lượng công trình thực hiện. Như vậy quy trình thực hiện công trình ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của công ty, qua từng bước công việc Công ty phải làm tốt để nâng cao uy tín của mình trên thị trường.
3.Đặc điểm về thị trường xây lắp dân dụng
Sản phẩm của Công ty là các công trình xây dựng, cụ thể hơn trong nội dung đề tài chúng ta đề cập đến ở đây là các công trình xây lắp dân dụng. Công trình này do các chủ đầu tư và nhà thầu ký hợp đồng và Công ty phải có nghĩa vụ thực hiện đúng như hợp đồng đã ký kết. Vì vậy Công ty phải lo tìm kiếm các công trình, tìm kiếm các chủ đầu tư (khách hàng) và tham gia đấu thầu, ký hợp đồng thi công các công trình. Sau khi xây dựng song (thực hiện sản phẩm) Công ty tiến hành nghiệm thu và thanh quyết toán với chủ đầu tư hay nhà thầu.
Như vậy vấn đề thông tin trở lên quan trọng đối với Công ty trong việc tìm kiến khách hàng vàg ký hợp đồng.
Thị trường xây lắp dân dụng rất đa dạng. Song hiện nay Công ty Tây Hồ đang theo đuổi những công trình xây lắp dân dụng nằm trong diện đầu tư cơ sở hạ tầng Nhà nước. Sản phẩm bao gồm các trụ sở làm việc, văn phòng đại diện, nhà ở, trường học, bệnh viện... với nguồn vốn đầu tư bao gồm vốn ngân sách, FDI, ODA...
Là một doanh nghiệp quân đội với thị trường truyền thống là các công tỷình trong quân đội. Đây là một lợi thế nhưng Công ty vẫn đang còn hạn chế trong việc tiếp cận thị trường xây lắp dân dụng đa dạng trong hiện tại.
Mặt khác thị trường xây lắp dân dụng hiện nay cạnh tranh quyết liệt do nhiều Công ty xây lắp đang có thế và lực mạnh. Điển hình là các tổng Công ty Nhà nước nằm trong tay phần lớn thị phần. Do vậy với quy mô vừa như Công ty Tây Hồ gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh.
4.Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Tây Hồ
Giám đốc
PGĐ kinh doanh
Các PGĐ kỹ thuật thi công
Phòng kế hoạch tổ hợp
Phòng kỹ thuật thiết kế QLTC
P.tổ chức lao động và HC
Phòng tài chính kế toán
Phòng chính trị
XN
xây lắp 497
Chi nhánh phía Nam
Đội xây dựng- lắp máy
Đội thi công cơ giới
P.KD nhập khẩu
P.KD vật tư thứ liệu
P.KD TH T.mại
XN XD giao thông
XN
xây lắp 897
Đội
xây lắp 1,2,4...
XN
xây lắp điện nước
XN
xây dựng GT TL
----- Các phòng chức năng chỉ đạo
GĐ, PGD điều hành
Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty được sắp xếp hợp lý đảm bảo cho hoạt động có hiệu quả cao. Với mô hình quản trị kiểu trực tuyến chức năng vừa phát huy năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng mà vẫn đảm bảo sự chỉ đạo của hệ thống trực tuyến, mặt khác lại giảm nhẹ gánh lặng cho người lãng đạo. Mô hình này kết hợp được mô hình của quản trị trực tuyến và kiểu quản trị trức năng đồng thời hạn chế được nhược điểm của hai mô hình này.
Bộ máy quản lý của Công ty được thực hiện theo chế độ một thủ trưởng đứng đầu là giám đốc Công ty chịu trách nhiệm quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Giúp việc cho các giám đốc có các phòng giám đốc như:
+ Phòng giám đốc kỹ thuật;
+ Phòng giám đốc kinh doanh thương mại.
Và các phòng ban chức năng:
+ Phòng kế hoạch tổng hợp;
+ Phòng phòng tổ chức lao động;
+ Phòng chính trị;
+ Phòng kỹ thuật;
+ Phòng tài chính kế toán.
Cơ cấu bộ máy được chuyên môn hoá tới từng bộ phận phân xưởng, xí nghiệp, từng bộ phận phân xưởng, từng phòng ban một cách cụ thể. Với cơ cấu như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền đạt và việc xử lý thông tin từ đó giải quyết tốt đến vấn đề thuộc môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến công ty.
Tuy nhiên, việc phân công trách nhiệm của các phòng ban cũng có vấn đề cần xem xét. Phòng kế hoạch tổng hợp phải đảm nhiệm từ việc lập kế hoạch dài hạn, ngắn hạn cho hoạt động sản xuất kinh doanh; tiếp thị công trình, lập hồ sơ dự thầu, tính toán giá thành công trình; lập kế hoạch tiến độ trong từng giai đoạn, kiểm tra đôn đốc, nghiệm thu bàn giao công trình đến việc lập báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty để báo cáo với tổng cục. Như vậy bộ phận Marketing còn luôn ở trong phòng kế hoạch tổng hợp chưa tách riêng thành bộ phận độc lập nên chưa phát huy hết tác dụng tích cực của nó trong hoạt động kinh doanh nên làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường.
5.Đặc điểm về cơ cấu hoạt động
Sơ đồ 3: tổ chức hoạt động
Công ty
Xí nghiệp xây lắp 497
Bộ phận sản xuất phụ trợ
Bộ phận sản xuất chính
Xí nghiệp xây dựng giao thông thuỷ lợi
Đội xe cơ giới
Xí nghiệp xây lắp 897
Xưởng cơ khí lắp máy
Xí nghiệp xây dựng giao thông
Đội thi công cơ giới
Các đội xây lắp
Xí nghiệp xây lắp điện nước
Xí nghiệp giao thông 797
-Bộ phận sản xuất chính gồm các xí nghiệp, đội thi công, xây lắp được biên chế như sau:
+ Xí nghiệp xây lắp 497: Quân số 65 người, được chia thành 5 đội xây lắp có nhiệm vụ xây dựng các công trìng dân dụng và công nghiệp trong cũng như ngoài quân đội.
+ Xí nghiệp xây lắp 897: Quân số 60 người, được chia thành 5 đội xây lắp, có nhiệm vụ xây dựng các công trình công nghiệp trong cũng như ngoài quân đội.
+ Xí nghiệp xây dựng giao thông: Quân số 55 người, được chia thành 4 đội xây dựng, có nhiệm vụ thi công các công trình giao thông như đường xá, cầu cống.
+ Xí nghiệp xây dựng giao thông thuỷ lợi: Quân số 70 người, được chia thành 6 đội xây dựng, có nhiệm vụ chính là xây dựng các công trình giao thông nông thôn, các công trình thuỷ lợi như đê, kè kênh, mương, và các hệ thống tưới tiêu nội đồng.
+ Các đội xây lắp: Đây là các đội trực thuộc công ty, mỗi đội trung bình có 25 đến 30 người, được chia thành các tổ nhỏ với nhiều cán bộ kỹ thuật giỏi và công nhân bậc cao. Các đội có nhiệm vụ thi công các công trình đặc biệt, độ phức tạp cao, quy mô không lớn và sẵn sàng cơ động, bổ sung cho các xí nghiệp khi cần thiết để hoàn thành tiến độ công trình.
+ Đội thi công cơ giới: Quân số 25 người, bao gồm các cán bộ quản lý, lái xe và các cán bộ kỹ thuật, được hoạch toán riêng, có nhiệm vụ quản lý, sử dụng một lượng lớn máy móc thiết bị của công ty, sẵn sàng huy động cho các công trình khi có các nhu cầu.
+ Xí nghiệp xây lắp điện nước: Quân số 50 người, được chia thành 3 đội, có nhiệm vụ thi công các công trình điện nước như trạm biến áp, hệ thống lọc nước và lắp đặt hệ thống điện nước cho các công trình xây dựng.
+ Xưởng cơ khí lắp máy: Quân số 35 người, được chia thành 3 đội, có nhiệm vụ sửa chữa máy móc thiết bị cho các đội, các xí nghiệp. Ngoài ra xưởng có nhiệm vụ gia công chế tạo, cải tiến, lắp đặt hệ thống máy móc thiết bị cho phù hợp với từng công trình và thực hiện các hợp đồng do bên ngoài thuê. Hiệu quả hoạt động của xưởng sẽ góp phần kéo dài tuổi thọ cho máy móc thiết bị và đảm bảo cho chúng phục vụ một cách tốt nhất cho các công trình.
-Bộ phận sản xuất phụ trợ với chức năng chính là đảm bảo cho bộ phận sản xuất chính hoạt động hiệu quả nhất. Các bộ phận sản xuất chính và phụ trợ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Công ty thực hiện chức năng chỉ đạo, quản lý, phối hợp chung giữa các xí nghiệp, các đội xây dựng cũng như các bộ phận khác. Do đó mối quan hệ giữa các cấp sản xuất và các bộ phận sản xuất được tiến hành một cách chặt chẽ và cụ thể. Công ty trực tiếp đứng ra nhận thầu và ký hợp đồng với các đối tác sau đó khoán cho các đội, các xí nghiệp thực hiện. Đến lượt mình các đội, các xí nghiệp trực tiếp tổ chức thi công trên cơ sở khoán công việc cho từng tổ, từng nhóm, từng công nhân. Sau khi hoàn thành các đội, các xí nghiệp bàn giao lại cho Công ty để Công ty thanh quyết toán với nhà thầu. Như vậy trong quá trình thi công các đội và các xí nghiệp phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau để đảm bảo hiệu quả sản xuất chung. Mối quan hệ này càng chặt chẽ bao nhiêu thì hiệu quả hoạt động càng cao bếnh nhiêu.
6.Đặc điểm về lao động
Biểu 1: Cơ cấu lao động của Công ty Tây...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status