Những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản - pdf 28

Download miễn phí Chuyên đề Những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VĂN HOÁ KINH DOANH 5
1.1. KHÁI NIỆM VĂN HÓA KINH DOANH 5
1.1.1. Khái quát chung về văn hóa 5
1.1.2. Khái niệm về văn hóa kinh doanh 7
1.1.3. Văn hóa kinh doanh – văn hóa doanh nghiệp 9
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HÓA KINH DOANH 10
1.3. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NÊN VĂN HÓA KINH DOANH 11
1.4. VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA KINH DOANH 20
1.4.1. Văn hoá kinh doanh là nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh 21
1.4.2. Văn hoá doanh nghiệp "tiêu cực" là yếu tố kìm hãm sự phát triển 24
1.5. TÍNH CHẤT “MẠNH”, “YẾU” CỦA VĂN HÓA KINH DOANH. 25
CHƯƠNG 2
NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG TRONG VĂN HÓA KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN 29
2.1. NHỮNG YẾU TỐ LÀM NÊN VĂN HÓA KINH DOANH NHẬT BẢN 29
2.1.1. Con người Nhật Bản 29
2.1.2. Những nét đặc trưng trong văn hóa Nhật Bản 31
2.2. NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG TRONG VĂN HÓA KINH DOANH NHẬT BẢN 34
2.2.1. Những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh Nhật Bản 34
2.2.2. Một số mô hình kinh doanh thành công của Nhật Bản 50
2.2.3. Tinh thần Sato 57
CHƯƠNG 3
NHỮNG BÀI HỌC ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 64
3.1. THỰC TRẠNG VĂN HÓA KINH DOANH Ở VIỆT NAM 64
3.1.1. Về văn hóa kinh doanh ở nước ta hiện nay 65
3.2. BÀI HỌC CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TỪ VĂN HÓA KINH DOANH NHẬT BẢN 71
3.2.1. Xác định mục đích và phương hướng kinh doanh đúng đắn 71
3.2.2. Dành sự quan tâm hơn nữa đến việc tuyển chọn và đãi ngộ nhân sự 73
3.2.3. Xây dựng một mô hình kinh doanh lý tưởng, năng động và tiến bộ 74
3.2.4. Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp trong cộng đồng 75
3.3. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI KINH DOANH VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN 76
KẾT LUẬN 81
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


(điều này khác biệt so với văn hóa phương Tây) vì nếu làm như vậy sẽ làm giảm năng suất lao động, gây hại cho công ty. Gìn giữ gương mặt cho nhân viên, phát hiện, động viên những mặt mạnh, trung hòa những mặt yếu là nhiệm vụ bắt buộc của những nhà lãnh đạo Nhật Bản.
Người Nhật cho rằng chỉ nên khiển trách trong những trường hợp sau đây:
Nếu người bị khiển trách có uy tín và được người khiển trách kính trọng.
Nếu người khiển trách có uy tín
Nếu lời khiển trách đưa ra trong không khí hòa hợp, không thô bạo, không gây sự đối đầu.
2.2.1.3. Phát huy tính tích cực của nhân viên
Người Nhật Bản quan niệm rằng trong bất cứ ai cũng tồn tại cả mặt xấu và mặt tốt, tài năng dù ít hay nhiều cũng đều nằm ở mỗi bàn tay. Vì vậy hầu hết doanh nghiệp Nhật Bản đều coi con người là tài nguyên quý giá nhất tạo nên giá trị gia tăng và phát triển bền vững của doanh nghiệp “Những nét văn hóa cần chú ý của doanh nghiệp Nhật” ( )
. Như Matsushita Electric – hãng kinh doanh nhất nhì Nhật Bản với hàng điện tử gia dụng mang nhãn hiệu như National, Panasonicđã khẳng định: “cần sản xuất con người trước khi sản xuất sản phẩm. Con người chất lượng mới mong sản phẩm có chất lượng”. Tại hầu hết các doanh nghiệp Nhật Bản, mỗi người lao động đều rất được coi trọng, được đánh giá là một phần của doanh nghiệp giống như một bộ phận trên cơ thể, và họ được tạo những điều kiện tốt nhất để làm việc và sáng tạo. ở Nhật Bản, bình quân hàng năm mỗi lao động đề xuất 60 đến 80 sáng kiến hợp lý hóa, đứng đầu thế giới. Bí quyết là ở chỗ người Nhật thưởng cả những sáng kiến không có hiệu quả (chiếm quá nửa kho sáng kiến của họ). Và cái lý của người Nhật chính là làm sao để thu được vàng mà không mất công tinh luyện Kinh nghiệm đổi mới hoạt động quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản (Phần I) ( –Website Hội thanh niên sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản.)
.
Giám đốc hãng truyền hình Sharp cho biết cần thưởng cho tất cả những ai có sáng kiến, nếu không sẽ làm thui chột niềm say mê của họ. ở hãng chúng tôi, nhiều người sau hàng loạt thất bại đã có những phát minh vô cùng quý giá, mang lại một nguồn lợi lớn cho hãng. Mazda là một công ty xe hơi lớn thứ ba ở Nhật, một trong 10 công ty xe hơi hàng đầu thế giới, mỗi năm xuất xưởng chừng 10 triệu xe các loại. Sự thành công của Mazda là tôn trọng tính sáng tạo và tinh thần dám nghĩ dám làm của nhân viên. Công ty đã triển khai hoạt động kiến nghị hợp lý hóa, bình quân mỗi người một năm đưa chừng 30 kiến nghị. Từ cán bộ quản lý, nhân viên kỹ thuật hay người bán hàng đề rút ra bài học cho mình từ việc làm này.
Người lao động Nhật Bản vốn có ý thức kỷ luật cao, có tinh thần trách nhiệm với công việc, hơn nữa họ lại được công ty coi trọng và khuyến khích nên đã củng cố lòng trung thành của họ với công ty. Họ có tinh thần trách nhiệm rất cao với công việc của mình. Một khi có quyết định thuyên chuyển làm việc tại nơi khác họ luôn sẵn sàng đi cho dù phải chia tay với gia đình trong một thời gian dài. Với tinh thần trách nhiệm như thế, người Nhật không bao giờ tự hài lòng mà luôn cố hết sức để đạt được kết quả cao hơn nữa, và họ coi vận mệnh của công ty như chính vận mệnh của mình. Doanh nghiệp và người lao động cùng phấn đấu vì sự sống còn và lớn mạnh của công ty.
2.2.1.4. Tổ chức sản xuất năng động, độc đáo
ở Nhật Bản, các doanh nghiệp lớn chiếm không đến 2% trong tổng số doanh nghiệp, còn lại là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng sự liên kết giữa chúng thì rất đa dạng và hiệu quả. Đó là liên kết hàng ngang giữa những công ty mẹ nhằm phát huy lợi thế tuyệt đối của công ty thành viên, tăng sức cạnh tranh vào thị trường lớn và trước đối thủ quốc tế. Dưới mỗi công ty mẹ là vô số công ty con liên kết theo chiều dọc phát huy lợi thế tương đối của mọi thành viên, khai thác thị trường tại chỗ, thích nghi nếu kinh tế biến động. Các doanh nghiệp Nhật Bản luôn cơ động trong sản xuất, độc đáo trong kỹ thuật chế biến, có khả năng cải thiện chất lượng, giảm giá thành và khai thác mặt hàng mới để luôn luôn tồn tại và phát triển “Những nét văn hóa cần chú ý của doanh nghiệp Nhật” ( )
.
Về nghệ thuật quản lý của các doanh nghiệp Nhật Bản, bí quyết nằm trong 7 chữ “ S ” như đã được tổng kết trong cuốn sách “Nghệ thuật quản lý Nhật Bản” của Đại học Havard và Đại học Stanford Kỹ xảo kinh doanh của các công ty Nhật Bản – NXB Văn hóa thông tin (2004), 230
.
Chiến lược (Strategy): Kế hoạch hay phương sách phân phối tài nguyên có hạn để đạt tới mục tiêu dự định.
Kết cấu (Structure): Chỉ cách tổ chức là phân quyền hay tập quyền, trọng thị nhân viên trực tuyến hay trọng thị nhân viên tham mưu, tức là đặc trưng của cơ cấu tổ chức.
Chế độ (Systems): Chỉ việc thông tin trong nội bộ được truyền đi ra sao, tức trình tự báo cáo và sắp xếp thứ tự quy định, hình thức hội nghị
Nhân viên (Staff): tình trạng tổ chức và quản lý toàn bộ thành viên trong nội bộ doanh nghiệp.
Tác phong (Style): Nó biểu thị toàn bộ tác phong, phong cách của doanh nghiệp, hành vi của người lãnh đạo và toàn thể nhân viên trong quá trình đạt tới mục đích.
Kỹ năng (Skills): Chỉ sở trường của doanh nghiệp và nhân vật chủ chốt của nó, khả năng họ đối phó với đối thủ cạnh tranh.
Mục tiêu cao nhất (Superoddinate goals): Nó là ý nghĩa trong đại hay quan niệm chỉ đạo của một xí nghiệp muốn truyền tới các thành viên, bao gồm tinh thần, mục đích và quan niệm về giá trị cộng đồng; là mục tiêu phấn đấu của một doanh nghiệp và các thành viên của nó chứ không chỉ là thành quả kinh doanh của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp Nhật Bản coi trọng 3 chữ “ S ” cứng: chiến lược, kết cấu, chế độ; càng coi trọng hơn 4 chữ “ S ” mềm: nhân viên, tác phong, kỹ năng, mục tiêu cao nhất; đồng thời 7 chữ “ S ” dung hợp lại hình thành một mạng có sức mạnh bởi sự tương hỗ, dựa dẫm vào nhau giữa các chữ “ S ” ấy. Đó chính là bí mật thành công của các doanh nghiệp Nhật Bản trên thị trường quốc tế.
2.2.1.5. Xí nghiệp như một cộng đồng sinh sống
Đặc trưng này có lẽ xuất phát từ tích cách của người Nhật, đó là tinh thần tập thể, tinh thần đoàn kết. Và nét văn hóa này đã tạo cho các công ty một không khí làm việc như trong một gia đình, các thành viên gắn bó với nhau chặt chẽ. Lãnh đạo của công ty luôn quan tâm đến các thành viên. Thậm chí ngay cả trong những chuyện riêng tư của họ như cưới xin, ma chay, ốm đau, sinh concũng đều được lãnh đạo thăm hỏi chu đáo. Và vì làm việc suốt đời cho công ty nên công nhân và người lao động sẽ được tạo điều kiện để học hỏi và đào tạo từ nguồn vốn của công ty.
Về phía người lao động, họ cũng coi công ty – nơi họ dành 1/3, thậm chí là 1/2 thời gian trong ngày như là ngôi nhà thứ hai của mình, coi môi trường làm việc cũng chính là môi trường sống của mình, vì thế họ sẵn sàng làm việc hết sức mình để cùng xây dựng ngôi nhà chung, xây dựng một môi trường sống tốt đẹp. Chính tinh thần này đã tạo nên nguồn nội lực mạnh mẽ cho các doanh nghiệp Nhật Bản.
Soichiro Honda - Chủ tịch tập đoàn Honda - là một người lãnh đạo luôn quan tâm tới từng nhân viên của mình. Đối với tất cả mọi người, ông luôn đối xử như người trong gia đình. Đặc biệt từ kinh nghiệm bản thân, ông khuyến khích và động viên những người không có đủ bằng cấp nhưng có khả năng thực sự. Với ông, cơ hội là như nhau với mọi nhân viên. Kết quả làm việc là trên hết chứ không phải là bằng cấp. Soichiro Honda làm việc không mệt mỏi và ông cũng đã truyền được tinh thần đó cho mỗi người làm tại Tập đoàn Honda. Đó chính là một nguồn sức mạnh vô hình, giá trị tinh thần to lớn không gì so sánh được, đó cũng là một nhân tố quan trọng tạo nên thành công và sự trường tồn của tập đoàn cho đến ngày nay.
2.2.1.6 Chế độ tuyển dụng suốt đời.
Đây là đặc điểm nổi bật nhất của chế độ tuyển dụng và đãi ngộ nhân sự của Nhật Bản. Theo ông A. Urata, văn hóa truyền thống của Nhật Bản, do hoàn cảnh sau chiến tranh thế giới đã tạo ra những nét đặc trưng. Đó là những người lao động Nhật Bản thường làm việc suốt đời cho một công ty, công sở. Họ được xếp hạng theo bề dày công tác. Mỗi năm, vào đầu tháng 4 (bắt đầu năm tài chính của Nhật) những người nhân viên trẻ tuổi bắt đầu ngày làm việc đầu tiên của họ. Họ là những thanh niên rất trẻ, vừa mới ra trường và qua một cuộc thi tuyển đầu vào rất khắt khe. Khi mới vào, họ sẽ được tạo điều kiện để được huấn luyện, học tập trong khoảng 2 – 3 tháng. Và rồi họ sẽ làm việc ở công ty đó cho đến lúc về hưu mà không hề nghĩ ngợi gì đến việc thay đổi chỗ làm việc. Lương của họ sẽ tăng dần theo thâm niên, cho dù trình độ có chênh lệch thì cũng không hề gì. Bởi các doanh nghiệp Nhật Bane đều tìm kiếm những người biết hòa hợp với tập thể, hòa mình vào cái chung và biết làm việc với tập thể chứ không phải những cá nhân xuất chúng.
Thế nhưng, cùng với sự thay đổi của đời sống xã hội, ngày nay “chế độ tuyển dụng suốt đời” không còn là tư tưởng chủ đạo của người dân Nhật nữa. Giới trẻ Nhật Bản ngày nay không còn mong muốn làm việc suốt đời cho một công ty nữa. Bởi vì nếu như vậy thì để tìm kiếm sự thành đạt và chức vị có khi họ phải mất cả cuộc đời. Họ có xu hướng muốn tìm và thử sức ở những mô...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status