Phân tích hiện tượng tha hóa của con người, vấn đề giải phóng con người trong triết học mác lê nin - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Phân tích hiện tượng tha hóa của con người? Vấn đề giải phóng con người
trong triết học Mác – Lê nin?
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Con người là đối tượng nghiên cứu của nhiều môn khoa học khác nhau như
sinh vật học, tâm lý học, đạo đức học, dân tộc học, y học, triết học … Song giải
đáp những vấn đề chung nhất của con người, ý nghĩa cuộc sống của con người,
trước hết là nhiệm vụ của triết học, bởi vì đặc trưng của tư duy triết học là sự phản
tư của tư duy con người đối với chính bản thân mình. Triết học Mác nói chung,
triết học Mác- Lê Nin nói riêng đã chỉ ra bản chất của con người, sự tha hóa của
con người từ đó là vấn đề giải phóng con người, từ giải phóng những con người cụ
thể sẽ tiến đến giải phóng nhân loại. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, sau đây

1


nhóm chúng em trình bày đề tài: “Phân tích hiện tượng tha hóa của con người,
vấn đề giải phóng con người trong triết học Mác-Lê Nin”.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. HIỆN TƯỢNG THA HÓA CỦA CON NGƯỜI

1. Khái niệm tha hóa
Nhân loại, trên đường tìm về bản chất đích thực của mình, không tránh khỏi
phải trải qua một giai đoạn bị tha hoá. Đó là một giai đoạn lịch sử trong tiến trình
nhân loại chuyển từ “vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do”, như
Ph.Ăngghen đã khẳng định.
Tư tưởng về sự tha hoá được lý giải một cách có hệ thống bắt đầu từ triết
học cổ điển Đức với đại biểu nổi tiếng là Ph.Hêghen. Tuy nhiên, Hêghen đã lý giải
sự tha hoá theo kiểu duy tâm. Xuất phát từ quan niệm bản nguyên của thế giới
không phải là vật chất, mà là “ý niệm tuyệt đối” hay “tinh thần thế giới”, Hêghen
cho rằng giới tự nhiên, kể cả con người, chẳng qua chỉ là sự “tha hoá của ý niệm
tuyệt đối”. Ở đây, tha hóa được hiểu là sự chuyển hóa sang dạng tồn tài khác của
cùng một bản chất, một giai đoạn tất yếu của quá trình phát triển. Mặc dầu đứng
trên lập trường duy tâm thần bí, song tư tưởng của Hêghen về sự tha hóa cũng đã
chứa đựng những đoán hợp lý về một số đặc điểm của lao động trong xã hội có
đối kháng.
Phoiơbắc là người có công lớn trong việc đấu tranh quyết liệt chống chủ
nghĩa duy tâm và thần học nói chung, là người đã giáng một đòn mạnh mẽ vào hệ
thống triết học duy tâm của Hêghen nói riêng. Khác với Hêghen, ở Phoiơbắc, tha
hóa là sự tha hoá của bản chất con người vào Thượng đế. Khái niệm tha hóa giúp
ông giải thích nguồn gốc và bảnh chất của tôn giáo cũng như chứng minh tính tất
yếu của việc xóa bỏ tôn giáo. Ông đã hòa tan bản chất tôn giáo vào bản chất con
2


người, nghĩa là xem tôn giáo là sản phẩm của chính con người. Thế giới thần thánh
chỉ là tồn tại khác của thế giới trần gian và chúa là biểu tượng hoàn thiện bản chất
con người. Vì vậy, giải phóng con người chính là khắc phục sự tha hóa ấy, thay thế
tôn giáo hữu thần bằng tôn giáo của tình yêu giữa con người với con người
C.Mác không xem xét sự tha hoá con người một cách chung chung, trừu tượng,
phi lịch sử, mà xuất phát từ những con người cụ thể đang sống và hoạt động trong
những quan hệ xã hội nhất định, trong những điều kiện lịch sử của một thời đại nhất
định. Khái niệm tha hóa được Mác kế thừa trực tiếp từ Hêghen và Phoiơbắc nhưng
dựa trên sự nghiên cứu các mặt khác nhau của tha hóa gắn liền với cái gọi là “sự
phụ thuộc của tư bản vào lao động”, Mác đã phân tích tha hóa trong quan hệ nền
tảng giữa con người với con người, giữa con người với sản xuất vật chất, giữa con
người với hoạt động kinh tế. Theo đó, tha hóa là khái niệm nói lên quá trình mà
trong đó những sản phẩm do con người tạo ra (sản phẩm lao động, đồng tiền, các
quan hệ xã hội...) cũng như những thuộc tính hay năng lực nào đó của con người
trong những điều kiện lịch sử nhất định, lại biến thành những thứ độc lập với con
người và chi phối lại con người. Chẳng hạn, trong lĩnh vực tôn giáo, Thượng đế là

sự chuyển dịch bản chất con người, khiến cho con người từ chủ thể biến thành
khách thể, có nghĩa Thượng đế do con người tưởng tượng ra, nhưng trở lại thống
trị con người (tha hóa tôn giáo).v.v. Tha hóa còn chỉ những hiện tượng, những quan
hệ xã hội nào đó biến thành một cái gì khác với bản thân chúng, trở thành cái thống
trị con người, trở thành mục đích sống của con người. Tha hóa là quá trình con
người tự đánh mất “những năng lực bản chất người” của mình, trở thành một
thực thể khác. Như vậy, tha hóa trước hết là một quá trình xã hội, trong đó, hoạt
động của con người và những sản phẩm của nó biến thành lực lượng đối lập, thù
địch và chống lại con người.

3


2. Nguồn gốc và nguyên nhân của sự tha hóa
Mác bắt đầu xây dựng lý luận của mình bằng cách sử dụng khí niệm tha hóa,
cắt nghĩa tình trạng tha hóa của con người và vawch ra con đường khắc phục sự tha
hóa. Nhưng khác với Phơ bách, Mác tìm nguyên nhân dẫn đến sự tha hóa bản chất
con người từ “lao động bị tha hóa”. Điều đó biểu hiện:
- Sản phẩm do lao động của người lao động tạo ra tở thành cái đối lập, chi
phối cuộc sống của con người.
- Có tình trạng đó vì bản thân hoạt động lao động đã không còn là biểu hiện
bản chất sáng tạo mà trở thành lao động cưỡng bức, do đó, trong lao động của
mình con người không tự khẳng định mình mà lại phủ định mình.
- Trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, ngay cả sức lao động, cái năng lực
bản chất của con người cuãng đã thuộc về người khác.
“Lao độngtha hóa” làm cho con người tha hóa khỏi con người, mỗi cá thể
trở thành xa lạ với cá thể khác trong đời sống tính loài và đời sống cá nhân xa lạ
với nhau.
Nguồn gốc của sự tha hóa là do sự phát triển của phân công lao động xã hội
và sự xuất hiện của chế độ tư hữu. Triết học Mác đã chỉ ra những dấu hiệu đặc
trưng của sự tha hóa từ các phương diện: sự tha hóa của điều kiện lao động và kết
quả của sự lao động, sự tha hóa của thiết chế chính trị - xã hội và tư tưởng. Mặt
khác tha hóa còn là quá trình con người tự tước bỏ năng lực sáng tạo của mình, trở
nên thụ động trước thế giới khách quan, do chính những tiện ích xã hội con người
sáng tạo nên chiều hư con người.
Chế độ tư hữu từ chỗ là kết quả của sự tha hóa của lao động lại trở thành
nguyên nhân cho sự tồn tại và hát triển của lao động bị tha hóa. Lao động bị tha
hóa chỉ có thể tồn tại và phát triển trong chế dộ sở hữu tư nhân mà chế dộ sở hữu
tư nhân tư bản chủ nghĩa là hình thức cao nhất.

4


Như vậy, tóm lại sự ra đời của cách sản xuất tư bản chủ nghĩa với
chế độ tư bản về chế độ sản xuất đã tập trung những tư liệu sản xuất cơ bản của
chủ nghĩa xã hội vào tay một số nhà tư bản, một số tập đoàn tư bản làm tuyệt đại
đa số người lao động trở nên vô sản. Nhu cầu sinh tồn đã buộc những con người
không có tư liệu sản xuất tự nguyện một cách cưỡng bức đến với các nhà tư sản và
họ làm thêm cho nhà tư bản. Và do quá trình người bóc lột người, quá trình lao
động bị tha hóa đã diễn ra. Phân công lao động có tính chất đối kháng trong chủ
nghĩa tư bản, làm cho con người bị lệ thuộc, bị nô dịch bởi điều kiện lao động và
trở nên những con người bị phát triển phiến diện. Sự phát triển của xã hội đã khiến
con người không tự kiểm soát được hoạt động của chính mình.
3. Các hình thức và hậu quả của sự tha hóa
Theo quan điểm của Mác thì có 3 hình thức của sự tha hóa như sau:
Thứ nhất: Tha hoá tôn giáo và tha hoá xã hội- chính trị
*Tha hoá tôn giáo- biểu hiện của tha hoá ý thức,tư tưởng: C.Mác nghiên cứu
về tha hoá tôn giáo khi ông còn ở phái Hê Ghen trẻ, do việc ông chịu ảnh hưởng
của tư tưởng của Phoi-ơ-bắc về đấu tranh chống sự tha hoá tôn giáo. Sự phê phán
tôn giáo dẫn đến luận điểm: Không phải chúa trời đã tạo ra con người mà con
người tạo ra chúa dựa theo hình ảnh của mình. Chúa trời- một thực thể siêu nhiên,
chính là biểu tượng tôn giáo do con người sáng tạo ra, là sự tuyệt đối hoá những
đặc điểm và những tính chất của con người dưới một hình thức lý tưởng hoá, nghĩa
là dưới hình thức một điển hình lý tưởng.Như vậy tha hoá tôn giáo biểu hiện con
người đã tự làm mình cùng kiệt đi, bởi vì con người đã tước bỏ những đặc điểm riêng
của mình để chiếu hình của chúng vào trí tuệ mình. Sản phẩm đó mang hình thức
một tín ngưỡng xã hội, nó tự “trí hoá” sự tồn tại của nó đối với chính kẻ sáng tạo
ra nó, biểu hiện ra với con người như một lực lượng xa lạ, nhiều khi đối địch và bắt
đầu thống trị con người. Một khi đã được tạo ra và được khách quan hoá để mang
5


tính xã hội, những tín ngưỡng tôn giáo trở nên không những xa lạ với con người,
nhiều khi đối địch và bắt đầu thống trị con người.
*Tha hoá xã hội-chính trị:
- Quan niệm của C.Mác về sự tha hoá này xuất phát từ chính quan niệm của
ông về sự “rạn nứt” nội tại diễn ra trong con người xuất hiện trong hai vai trò,
nhưng dưới một hình thức duy nhất và như nhau: như thành viên của “tổ chức
công dân” và như thành viên của “tổ chức nhà nước”. Trong tổ chức thứ nhất thì
đối với người công dân, nhà nước thể hiện ra là mặt đối lập hình thức; trong tổ
chức thứ hai thì đối với nhà nước, bản thân người công dân thể hiện ra là mặt đối
lập vật chất. Sự phân đôi những vai trò của con người dẫn tới sự xung đột nội tại
và tới cái tâm trạng khốn khổ chứng tỏ rằng ngay trong thế giới của những sản
phẩm bị tha hoá của con người, con người cũng cảm giác xa lạ bởi vì con người bị
tha hoá đối với “thực thể” của mình.
- Sự tha hoá xã hội-chính trị biểu hiện tập trung nhất là ở sự tha hoá nhà
nước. Theo một ý nghĩa nào đó nhà nước tương ứng với một đội vũ trang( quân sự,
cảnh sát...), cơ quan hành chính..., quyền lực của nó càng lớn thì sự tha hoá của nó
càng nguy hiểm, nó càng với tư cách một lực lượng tự trị , thoát khỏi sự kiểm soát
của con người.Nhà nước, với tư cách là một bộ máy cưỡng bức có khả năng thống
trị mọi cá nhân “ nổi loạn”, và càng ngày càng là hiện thực của bộ máy tha hoá cai
quản những sự vật không tách rời khỏi sự cai trị con người.
Cuộc đấu tranh của Mác và Ăng Ghen chống sự tha hoá trong chủ nghĩa tư
bản gắn liền với quan điểm về việc xoá bỏ nhà nước tư sản- xoá bỏ sự thống trị
chính trị, đồng thời gắn liền với sự “tiêu vong” của nhà nước trong chủ nghĩa xã
hội.

2GnwCnj3o6H79gh
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status