Nhiễm khuẩn hậu sản Đề cương sản tổng hợp - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Câu hỏi 1: Viêm tử cung hậu sản - Chẩn đoán và xử trí
Viêm tử cung hậu sản có 2 hình thái:
Viêm nội mạc tử cung (Viêm niêm mạc tử cung)
Viêm tử cung toàn bộ
1. Viêm niêm mạc tử cung (Viêm nội mạc tử cung)
Viêm niêm mạc tử cung là hình thái nhẹ của nhiễm khuẩn tử cung, là hình thái thường gặp.
Nhưng nếu không điều trị tốt và kịp thời, viêm nhiễm có thể phát triển nặng hơn thành viêm tử cung
toàn bộ, viêm phần phụ, VFM tiểu khung, viêm phúc mạc toàn bộ, nhiễm khuẩn huyết,…
1.1. Nguyên nhân


Thường do bế sản dịch, sót rau, sót màng.



OVN, OVS (nhiễm trùng ối), chuyển dạ kéo dài,



Các thủ thuật thăm khám, đỡ đẻ, can thiệp lấy thai không đảm bảo vô khuẩn.

1.2. Tr/ chứng:
Cơ năng:


Sản dịch ra kéo dài và nhiều, hôi, lẫn máu đỏ hay có nhầy mủ.



Sản dịch thối khi nhiễm VK kị khí hay E.Coli.

Toàn thân:


Sau đẻ 3-4 ngày, BN sốt 38-39oC, mạch nhanh.



Toàn thân mệt mỏi, khó chịu, nhức đầu.

Thực thể:


Tử cung to, co hồi chậm, mật độ mềm, ấn đau, cổ tử cung hé mở



Thăm ÂĐ
+ CTC hé mở, cho ngón tay vào có thể lấy ra dịch bẩn, lẫn máu mủ
+ Di động TC đau
+ Túi cùng âm đạo không đau



Khám vú: không thấy cương sữa (loại trừ sốt do cương sữa)

Xét nghiệm:


Công thức máu: BC ĐNTT tăng, CRP tăng



Siêu âm: có thể thấy sót rau, bế sản dịch. Tử cung to hơn bình thường.



Cấy sản dịch xác định vi khuẩn và làm kháng sinh đồ


65


Giải phẫu bệnh thấy tử cung mềm nhão, vùng rau bám gồ ghề, có những cục máu hoặc
múi rau hoại tử đen. Rau, màng rau mủn nát. Bề mặt niêm mạc tử cung có lớp sản dịch
hôi, bẩn.

1.3 Chẩn đoán
a. Chẩn đoán xđ: dựa vào tr/ch LS và CLS như trên
b. Chẩn đoán phân biệt
Viêm quanh TC và phần phụ
Giống: Sốt kéo dài
TC co hồi chậm, sản dịch hôi
Khác: Thường muộn, ngày 8-10 sau đẻ
Đau bụng dưới
Thăm ÂĐ thấy có khối cứng cạnh TC, bờ không rõ, ấn đau
Viêm TC toàn bộ
Giống Sốt cao
Sản dịch hôi
TC co hồi chậm, ấn đau, mềm
Khác: Sản dịch hôi, màu nâu đen
TC khi ấn đôi khi có tiếng lạo xạo
Toàn trạng suy sụp
1.4 Xử trí


Dùng kháng sinh toàn thân theo kháng sinh đồ. Nếu không có KSĐ, dùng kháng sinh phổ
rộng (nhóm B-lactam).



Xử trí sản khoa: Thực hiện sau khi đỡ or hết sốt
Nếu là do bế sản dịch: Nong cổ tử cung cho sản dịch ra
Thuốc co hồi tử cung: oxytocin 5-10UI
Nếu là sót rau: Nạo sạch buồng tử cung lấy rau và màng rau
Thuốc co hồi tử cung (Oxytocin – Ergometrin)

Phải đợi nhiệt độ giảm hay hết sốt mới can thiệp nạo. Vì can thiệp sớm sẽ phá vỡ hàng rào
bảo vệ quanh vùng rau, gây VFM hay NKH.


Điều trị triệu chứng: Hạ sốt, an thần, dinh dưỡng, nâng cao thể trạng

Còn một hình thái ít gặp, đó là viêm niêm mạc TC chảy máu. Các tr/ chứng xuất hiện chậm hơn
viêm niêm mạc TC thông thường. Sản dịch có máu đỏ, máu cục. Trường hợp này hay nhầm với ch/
đoán là sót rau, đưa đến xử trí là nạo rau làn cho tiên lượng nặng hơn. Xử trí: KS+ thuốc co hồi TC.


66
2. Viêm tử cung toàn bộ


Đây là hình thái viêm niêm mạc tử cung nặng hơn, không những chỉ có lớp niêm mạc bị
nhiễm trùng mà còn có những ổ mủ trong lớp cơ tử cung.



Ít gặp hơn viêm niêm mạc tử cung



Tiến triển có thể làm thủng tử cung, gây viêm phúc mạc hay nhiễm khuẩn huyết.

2.1. Nguyên nhân
Tương tự như viêm niêm mạc tử cung nhưng do không được phát hiện và điều trị kịp thời
làm nhiễm khuẩn lan rộng, xâm nhập vào cơ tử cung → tạo ra các ổ mủ, hoại tử.
2.2. Triệu chứng: nặng nề hơn viêm niêm mạc tử cung.
a. Lâm sàng
Cơ năng:


Đau bụng từng cơn vùng hạ vị



Sản dịch ra nhiều, màu đen, nặng mùi



Có thể ra huyết nhiều vào ngày thứ 8 – 10 sau đẻ

Toàn thân:


Tình trạng nhiễm trùng nặng, sốt cao 39-40o liên tục, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi, thở
nhanh nông, mạch nhanh



Thể trạng suy sụp, mệt mỏi, hốc hác

Thực thể


Cổ tử cung hé mở, sản dịch ra nhiều, hôi, lẫn máu mủ



Tử cung to, mềm, co hồi chậm, nắn tử cung đau nhất là 2 sừng tử cung và eo tử cung (các
góc của TC). Có thể có cảm giác lạo xạo như có hơi ở tử cung nếu là nhiễm vi khuẩn kị khí.



Thăm túi cùng không đau

b. Xét nghiệm


Công thức máu: BCĐNTT tăng, máu lắng tăng



SÂ thấy sót rau, sót màng trong buồng TC, TC to hơn bình thường, giữa lớp cơ TC có các ổ
abces nhỏ.



Cấy sản dịch tìm vi khuẩn, làm kháng sinh đồ



Tổn thương GPB: bề mặt TC xung huyết và có những hốc chứa mủ to nhỏ khác nhau. Cơ tử
cung có màu nâu bẩn. Nếu có chỗ thủng do thủ thuật thì chỗ đó sẽ hoại tử.

2.3 Chẩn đoán
a. Chẩn đoán xđ: dựa vào tr/ch LS và CLS như trên
b. Chẩn đoán phân biệt


67
Viêm niêm mạc TC: Toàn trạng khá hơn, SÂ, GPB -> phân biệt
Viêm phúc mạc tiểu khung
− Sốt thường kèm theo rét run
− Đi đại tiện nhiều, phân dạng kiết lỵ
− Bụng trướng, ấn đau, p/ứng thành bụng vùng bụng dưới
− Túi cùng sau đầy, ấn đau
2.4 Xử trí


Nội khoa: Kháng sinh toàn thân, liều cao theo kháng sinh đồ. Nếu không có kháng sinh đồ,
dùng kháng sinh phổ rộng, phối hợp nhiều KS, đường TM (B- lactam + Aminosid).
Nếu nghi do tụ cầu: Vancomycin
Nếu nghi do VK kỵ khí: dùng thêm Metronidazol



Sản khoa:
+ Nếu nguyên nhân do bế sản dịch, thì nong cổ TC cho sản dịch thoát ra
+ Nếu sót rau, sót màng =>Nạo sạch buồng tử cung sau khi đã cho kháng sinh và hết
sốt. Cho thuốc co hồi tử cung sau nạo.
+ Trường hợp viêm TC toàn bộ với những ổ apxe nhỏ, phải cắt TC bán phần kết hợp
KS liều cao. Trước đó nên cấy máu để loại trừ sớm NKH.



Điều trị triệu chứng: hạ sốt, an thần, dinh dưỡng, nâng cao thể trạng.


68
Câu hỏi 2. Viêm phúc mạc hậu sản, ch/ đoán và xử trí.
1. Đại cương


NKHS là NK xuất phát từ bộ phận sinh dục, thông thường nhất là từ TC, nơi rau bám, xảy ra
trong thời kỳ hậu sản (6 tuần sau đẻ). Những trường hợp đường vào của VK không phải là từ
bộ phận sinh dục như sốt sau đẻ do VRT, cúm, nhiễm khuẩn tiết niệu, lao phổi... không phải
là NKHS.



Viêm phúc mạc hậu sản là 1 hình thái của NKHS, là những viêm phúc mạc (VFM) xuất hiện
sau đẻ hay sau mổ đẻ, thường xuất hiện sau viêm tử cung hậu sản.


68YILNceN4G2xix
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status