Vấn đề bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Lào Cai trong giai đoạn hiện nay - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỞ ĐẦU
1
Chương 1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ BẠO
LỰC ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH
6
1.1. Một số khái niệm 6
1.2. Quan điểm Chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh
về bình đẳng 15
Chương 2. BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ Ở
LÀO CAI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
24
2.1. Thực trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình 24
2.2. Nguyên nhân của tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở
tỉnh Lào Cai 39
2.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm xoá bỏ tình trạng bạo lực gia
đình đối với phụ nữ ở tình Lào Cai 47
KẾT LUẬN
58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
60



MỞ ĐẦU
Kkoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành: CNXHKH

Lý Văn Sỹ K33A GDCD- GDCT
5

1. Lí do chọn đề tài

Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có vững thì xã hội mới mạnh.
Nhưng tình trạng bạo lực trong gia đình vẫn ngày càng gia tăng, tình trạng
bạo lực gia đình chống lại phụ nữ đang xảy ra ở khắp nơi với nhiều hình
thức tinh vi không phân biệt dân tộc, màu da, tầng lớp, địa vị, trình độ văn
hoá và phổ biến ở các nước có nền kinh tế kém phát triển như Tây Phi, Thái
Lan, Việt Nam…, kể cả ở một số nước châu Âu, châu Mĩ có trình độ phát
triển kinh tế cao, chị em phụ nữ vẫn còn bị tình trạng ngược đãi.
Nước ta đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vấn đề gia
đình rất được Đảng coi trọng: “Nêu cao trách nhiệm của gia đình trong việc
xây dựng và bồi dưỡng các thành viên trong gia đình có lối sống văn hoá,
làm cho gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của
xã hội” [5, tr.414]. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm vấn đề bình đẳng
nam nữ. Quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã
hội được khẳng định ngay trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa: “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang nhau quyền về mọi
phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa”. Và được tiếp tục ghi nhận trong
các bản Hiến pháp 1959, 1980 và 1992 [33, tr.32]. Các chính sách, đường
lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước được cụ thể hóa trong các bản Hiến
pháp, luật pháp, văn bản luật… nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng
của người phụ nữ trong gia đình.
Tuy nhiên ở nước ta, gần đây nhất, tại Hội thảo công bố nghiên cứu
Quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ Việt Nam tổ chức ngày 25
tháng 11 năm 2010, cho biết có 58% số phụ nữ Việt Nam đã từng là nạn
nhân của bạo lực gia đình. Ngân hàng thế giới tại Việt Nam (1999) khi
nghiên cứu vấn đề này đã công bố tình trạng phụ nữ là nạn nhân của bạo lực
Kkoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành: CNXHKH

Lý Văn Sỹ K33A GDCD- GDCT
6

gia đình dưới nhiều hình thức khác nhau chiếm 40% đến 80%. Bạo lực gia
đình để lại nhiều hậu quả nặng nề về thể chất và tinh thần cho nạn nhân.
Ở tỉnh Lào Cai trong mấy năm gần đây, tình trạng bạo lực gia đình
ngày càng tăng và xảy ra phổ biến ở các vùng nông thôn, nhất là các vùng
sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu
số sinh sống. Tình trạng này làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, làm tổn hại kinh
tế gia đình và sự phát triển của xã hội
Xuất phát từ những thực trạng trên, tui chọn đề tài: “Vấn đề bạo lực
gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Lào Cai trong giai đoạn hiện nay” làm
khoá luận tốt nghiệp. Với mong muốn nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân
và giải pháp của tình trạng bạo lực gia đình ở địa phương Lào Cai. Qua đây
góp phần công sức nhỏ bé vào nỗ lực của toàn xã hội nói chung, tỉnh Lào
Cai nói riêng với vấn đề giải phóng phụ nữ về mặt lí luận cũng như thực
tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề về gia đình được C.Mác- Ph.Ăngghen nghiên cứu rất sớm
trong các tác phẩm của mình. Điển hình là tác phẩm “Nguồn gốc của gia
đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”. Trong tác phẩm này, Ăngghen đã
đề cập rất rõ đến nguyên nhân xuất hiện gia đình, các loại hình gia đình
trong lịch sử, nguyên nhân của tình trạng bất bình đẳng giới, đồng thời chỉ
ra phương hướng, giải pháp nhằm khắc phục tình trạng này.
Vận dụng những lí luận của chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện của
nước ta, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã có nhiều chủ trương,
đường lối, chính sách nhằm giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ.
Nhất là trong Hiến pháp, luật pháp và nhiều văn kiện của Đảng rất nhiều quy
định liên quan đến vấn đề này.
Kkoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành: CNXHKH

Lý Văn Sỹ K33A GDCD- GDCT
7

Một số năm gần đây, nhiều Hội thảo đã đi vào nhiều góc độ, khía
cạnh khác nhau về luật dành cho chị em phụ nữ. Tại Hội thảo “Đại biểu hội
đồng nhân dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với công tác phòng
chống bạo lực gia đình” tổ chức tại Vĩnh Long vào ngày 10/3/2008 đã bàn
về thực trạng và giải pháp nhằm xoả bỏ tình trạng bạo lực đối với phụ nữ và
đưa ra được 44 điều khoản trình Quốc hội.
Và còn rất nhiều công trình nghiên cứu có liến quan đến phụ nữ như:
- Công trình “Đánh giá sự tiến bộ của phụ nữ từ 1985- 1995” (1995)
của PGS.TS Lê Thị Quý.
- Đánh giá những biến đổi trong gia đình ở Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay “Gia đình Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước và vấn đề
xây dựng con người” (2005) của PGS.TS Lê Thị Quý.
Ngoài ra còn có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học ở các cấp
nhà nước, luận án, luận văn khác bước đầu nghiên cứu phụ nữ và gia đình
theo nhiều phương pháp đem lại hiệu quả.
Tuy nhiên ở nước ta hiện nay, một vấn đề đang được quan tâm là tình
trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình, vấn đề này có tính chất phức tạp
ở chỗ: Vì mỗi vùng miền, địa phương có sự khác nhau. Những nghiên cứu
mang tính chất địa phương còn ít, nghiên cứu chưa sâu, chưa mang tính khả
thi. Ở tỉnh Lào Cai Hội Liên Hiệp Phụ nữ cũng đã đưa ra được nguyên nhân
và giải pháp ngăn chăn bạo lực gia đình. Nhưng tình trạng bạo lực gia đình
vẫn còn xảy ra và ngày càng tăng gây ra nhiều đau khổ cho người phụ nữ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở những quan điểm lý luận về vấn đề giải phóng phụ nữ của
Chủ nghĩa xã hội khoa học làm rõ thực trạng và đưa ra được giải pháp khắc
phục tình trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình nhằm giải phóng phụ
Kkoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành: CNXHKH

Lý Văn Sỹ K33A GDCD- GDCT
8

nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ, xây dựng Lào Cai nói riêng, Việt Nam nói
chung thêm giàu đẹp, văn minh.



559p2gTnnNBmfy4
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status