Nghiên cứu lên men tỏi đen từ tỏi trắng xã Quảng Hòa – Quảng Trạch - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tỏi được sử dụng như một gia vị thông dụng trong mọi gia đình, đặc biệt hơn nữa nó là một vị thảo dược chữa bệnh kỳ diệu từ thiên nhiên, rất tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên nhược điểm cố hữu của tỏi là mùi hôi khó chịu do các hợp chất chứa lưu huỳnh gây nên. Với đặc điểm này, việc nghiên cứu lên men tự nhiên tỏi tươi thành tỏi đen nhằm khắc phục mùi hôi khó chịu của tỏi khi sử dụng, đồng thời làm tăng tác dụng chống ôxy hoá của tỏi lên gấp nhiều lần là một vấn đề cấp thiết.
Ở Việt Nam hiện nay, công nghệ lên men tỏi đen chỉ mới được nghiên cứu áp dụng sơ bộ đối với tỏi huyện đảo Lý Sơn của Học viên Quân y. [1] Trong khi đó, vùng nông nghiệp Quảng Hòa- Quảng Trạch- Quảng Bình lại có truyền thống trồng tỏi lâu năm, củ tỏi khi thu hoạch đạt năng suất cao, vị tỏi cay hăng, tép chắc mọng, vỏ mỏng là nguồn nguyên liệu có sẵn có thể sử dụng để ủ, len men tạo tỏi đen có giá trị cao ở cả hai khía cạnh dinh dưỡng và kinh tế nhưng lại chưa được quan tâm khai thác. Mặt khác, thực tế sản phẩm tỏi khô Quảng Hòa khi đưa ra thị trường tiêu thụ giá thành thấp hơn nhiều so với giá trị dinh dưỡng của tỏi vì sự canh trạnh với tỏi địa phương khác hay tỏi Trung Quốc giá rẻ, số lượng nhiều, đẹp về hình thức. Lại do Quảng Hòa là một xã nhỏ, quy mô trồng tỏi chưa phải là quá lớn để người dân cả nước biết đến khi có mặt ở một số chợ, siêu thị. Sản lượng tiêu thụ chỉ ở mức thấp. Hầu hết người nông dân nơi đây đã mất đi lòng tin cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống nhờ vào nghề trồng tỏi. Họ đang dần chuyển đổi cây trồng sang ớt, cải, khoai lang. Hiện nay, cây tỏi Quảng Hòa có nguy cơ sống còn là vấn đề cần được quan tâm.
Với thực tiễn đó, cùng với sự ham học hỏi và Nghiên cứu khoa học, chúng em đã chọn đề tài “ Nghiên cứu lên men tỏi đen từ tỏi trắng xã Quảng Hòa - Quảng Trạch” nhằm có đánh giá kết quả, kết luận chung về chất lượng dinh dưỡng của tỏi đen Quảng Hòa như thế nào so với tỏi đen từ tỏi tươi Lý Sơn sau khi áp dụng quy trình lên men. Từ đó rút ra những điểm không thuận lợi nếu có, tìm cách khắc phục trong và sau khi áp dụng quy trình lên men tự nhiên tỏi đen bằng nhiệt. Hướng tới duy trì, tiếp tục phát triển nghề trồng tỏi truyền thống, tạo được sản phẩm mới, nâng cao giá trị kinh tế của củ tỏi, góp phần làm giàu cho người nông dân
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Sử dụng nguyên liệu tỏi tươi thu hoạch được ở xã Quảng Hòa - Quảng Trạch - Quảng Bình để ủ và lên men thành công tạo tỏi đen có hình thức và giá trị dinh dưỡng cao giống các loại tỏi đen Hàn Quốc, tỏi đen Nhật Bản. Trước mắt đưa vào sử dụng thực tế cuộc sống gia đình nhóm sinh viên thực hiện đề tài.
- Đề xuất chế tạo mô hình đơn giản, dễ làm, có tính khả thi rộng rãi sử dụng lên men tỏi tạo tỏi đen chất lượng trong thời gian 35 - 55 ngày.
- Giới thiệu và phổ biến quy trình lên men, công dụng quý, cách sử dụng của tỏi đen đến người tiêu dùng cũng như người nông dân trong tỉnh.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Củ tỏi tươi trồng tại xã Quảng Hòa- Quảng Trạch- Quảng Bình.
4. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay việc nghiên cứu lên men tỏi đen từ tỏi tươi đang được nghiên cứu. Đã có đề tài cấp Nhà nước nghiên cứu tạo tỏi đen và đánh giá tác dụng sinh học sản phẩm của Học viện Quân y từ tỏi Lý Sơn- Quảng Ngãi [1]. Nhưng việc nghiên cứu chỉ trên đối tượng là loại tỏi Lý Sơn nằm trong danh mục sản phẩm chất lượng quốc gia, chưa tiến hành nghiên cứu từ các loại tỏi trồng ở các địa phương khác.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tạo ra sản phẩm tỏi đen chất lượng có giá trị dinh dưỡng cao.
6. Phạm vi đề tài
- Nội dung: Thực hiện quy trình lên men tỏi tươi tạo tỏi đen từ tỏi trồng tại xã Quảng Hòa- Quảng Trạch.
- Thời gian: 7 tháng bắt đầu từ 10/2014 và kết thúc 4/2015.
- Địa điểm: Tại nhà ở của sinh viên thực hiện đề tài.
7. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tổng quan lý thuyết:
Tổng quan các tài liệu về đặc điểm hình thái thực vật, thành phần hóa học và công dụng của cây tỏi ở Việt Nam chung và ở Quảng Bình nói riêng.
Nghiên cứu thực hành:
- Phương pháp thực nghiệm khoa học
- Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm
8. Đóng góp của đề tài
+ Về mặt khoa học: Đánh giá, có kết luận về chất lượng dinh dưỡng của loại tỏi khác sau khi áp dụng quy trình lên men tỏi.
+ Về mặt thực tiễn: Tạo ra sản phẩm tỏi đen từ tỏi Quảng Hòa của sinh viên Đại học Quảng Bình được nhiều người biết đến và sử dụng có hiệu quả.
9. Cấu trúc đề tài
Đề tài có cấu trúc gồm 3 phần
A. Mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4. Tình hình nghiên cứu đề tài
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
6. Phạm vi đề tài
7. Phương pháp nghiên cứu
8. Đóng góp của đề tài:
9. Cấu trúc của đề tài
B. Nội dung
Chương 1: Tổng quan về lý thuyết
Chương 2: Nội dung và thực nghiệm
Chương 3: Kết quả và thảo luận
C. Kết luận và kiến nghị


cFy9Ue1PcvT1174
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status