Phân tích vai trò của lời nói, tiếng động, âm nhạc trong báo chí phát thanh - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
Không phải là loại hình báo chí ra đời đầu tiên nhưng phát thanh là loại
hình báo chí thu hút được lượng công chúng tương đối lớn bởi các lợi thế
như ngắn gọn, nóng hổi, thân mật, tiện lợi.Với đặc trưng truyền tải thông tin
qua phương tiện duy nhất là âm thanh, công chúng không mất nhiều thời
gian khi tiêp cận với loại hình báo chí này. Họ có thể vừa nghe chương trình
phát thanh vừa làm việc thậm chí như nấu cơm, giặt quần áo, chơi thể thao,
ngồi trên xe khách hay đi bộ…Vì vậy, báo phát thanh đã trở thành món ăn
tinh thần không thể thiếu của thính giả Việt Nam.
Trên con đường hội nhập, báo phát thanh, cũng như nhiều loại hình báo
chí khác, ngày càng đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức để làm nên những
chương trình phát thanh sống động, phù hợp với xu thế của thời đại, góp
phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của nền báo chí Việt Nam.
Âm thanh tổng hợp bao gồm lời nói, tiếng động, âm nhạc là phương tiện
truyền tải duy nhất của phát thanh. Trong đó, tiếng động là những âm thanh
của cuộc sống được thu giữ và được phát trong các chương trình phát thanh.


NỘI DUNG
1
1. Phát thanh là loại hình báo nói
Báo phát thanh là một loại hình báo chí sử dụng kỹ thuật sóng điện
từ và hệ thống truyền thanh truyền đi âm thanh, trực tiếp tác động vào thính
giác của đối tượng tiếp nhận. Sự sinh động, kỳ diệu của âm nhạc, tiếng
động, lời nói được chuyền qua làn sóng radio đã từng được thính giả đón
nhận một cách nồng nhiệt. Radio đóng vai trò là người đồng hành hữu ích
trong cuộc sống, nó giúp cho con người giữ được mối quan hệ quan trọng
đối với thế giới bên ngoài. Từ ngữ với sự hỗ trợ của âm thanh có thể gợi lên
giúp người nghe tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng dù họ đang ở đâu,
đang làm gì. Đối tượng của phát thanh là quảng đại quần chúng nhân dân lao
động. Phát thanh còn là bạn tri âm của những người khiếm thị. Thông tin
phát thanh không phân biệt độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp. Chiếc radio nhỏ
có thể theo ngư dân ra khơi, theo người nông dân ra đồng, lên nương rẫy,
theo các cụ già đi bách bộ hay theo những chuyến xe trong những cuộc hành
trình. Có thể nói phát thanh là một loại hình báo chí chiếm ưu thế tuyệt đối
so với bất cứ loại hình báo chí nào khác.
Mặc dù là loại hình báo chí chỉ có phương tiện âm thanh để liên lạc
nhưng phát thanh có rất nhều ưu thế như thông tin nhanh, phủ sóng rộng,
tiếp nhận tiện lợi và có khả năng kích thích mạnh mẽ trí tưởng tượng của
người nghe.
So với báo in, phát thanh có thế mạnh của sự nhanh nhạy, linh hoạt
vào cách thông tin sinh động bằng lời nói. Còn so với truyền hình,
phát thanh vẫn là loại hình báo chí có khả năng thông tin nhanh nhất, kịp
thời nhất giúp thính giả tiếp cận sớm nhất với những sự việc, sự kiện xảy ra
hàng ngày, hàng giờ trong cuộc sống xung quanh.
2. Đặc trưng của phát thanh
2
Với khả năng tiềm tàng ngay tức khắc những sự kiện đang xảy ra,
phát thanh cho đến nay vẫn luôn giữ được vai trò là loại hình báo chí có khả
năng thông tin thời sự nhanh nhất, nhạy bén nhất. Người ta đã đưa ra một so
sánh đầy hình ảnh: Khi một sự kiện xảy ra, phát thanh đưa tin, truyền hình
diễn tả và báo in phân tích, giảng giải. Điều đó cho thấy, nhanh chóng tức
thời là một yếu tố quan trọng có thể giúp cho phát thanh cạnh tranh với các
loại hình báo chí khác trong bối cảnh của đời sống báo chí hiện đại.
Trên thế giới cho đến nay, nhìn chung phát thanh vẫn là phương tiện
thông tin đại chúng có khả năng xã hội hoá cao nhất, hiệu quả nhất. Ở
Ôxtrâylia, radio là phương tiện thông tin đại chúng hàng đầu với số lượng

thính giả ngày càng tăng nhanh. Mỗi người trưởng thành ở nước này hàng
tuần phải dành ra hơn 23 giờ đồng hồ nghe radio. Đối với các nước phát
triển, radio là người bạn thân thuộc gần gũi với mỗi con người.
Trả lời câu hỏi “radio là gì?” tác giả Lois Baird trong cuốn sách
“Hướng dẫn sản xuất chương trình phát thanh” (trường phát thanh
truyền hình và điện ảnh Ôxtrâylia) đã nêu và phân tích 11 đặc điểm của loại
hình báo chí này: Đó là:
1. Radio là hình ảnh
2. Radio là thân mật riêng tư
3. Radio dễ tiếp cận và dễ mang
4. Radio là trực tiếp
5. Radio có ngôn ngữ của riêng mình
6. Radio có tính thức thời
7. Radio không đắt tiền
8. Radio có tính lựa chọn
9. Radio gợi lên cảm xúc
3
10.Radio làm công việc thông tin và giáo dục
11.Radio là âm nhạc
Có thể thấy ý kiến này đã đề cập đến những đặc điểm của radio ở mọi
phương diện phát thanh. Trong những tương quan so sánh với những loại
hình báo khác, phát thanh có những đặc điểm cơ bản được thể hiện qua các
yếu tố sau:
2.1. Toả sóng rộng khắp.
Là sự quảng bá nhờ phủ sóng điện từ trên phạm vi rộng lớn với tốc độ
tương đương tốc độ của ánh sáng (xấp xỉ 300.000km/s)
Có thể nói phát thanh không có giới hạn về khoảng cách, vì thế nó mang tính
xã hội hoá rất cao. Thông tin được xã hội hoá cũng có khả năng tạo ra hành
động có tính xã hội hoá lớn.
2.2. Thông tin nhanh, tiếp cận đồng thời.
Thông tin được truyền qua sóng điện từ và hệ thống truyền thanh có
thể rất ngắn mọi khoảng cách ở phạm vi toàn cầu. Trong một số trường hợp
như tường thuật trực tiếp, cầu truyền thanh…phát thanh có thể ngay lập tức
thông báo cho công chúng biết được về sự kiện ở chính thời điểm mà nó
đang diễn ra.
Không giống với cách tiếp nhận qua báo in, hàng triệu thính
giả phát thanh đồng thời được nghe một thông tin ở cùng một thời điểm.Có
lẽ đây cũng chính là điều khiến Lênin, cách đây gần một thế kỷ đã nhận
xét:”Phát thanh là cuộc mít tinh của hàng triệu quần chúng”.
2.3. Thông tin phụ thuộc vào quy luật thời gian.
Khi đọc báo, người đọc có thể chủ động xem những tác phẩm mà
mình quan tâm ở bất cứ trạng thái nào. Không giống như vậy, thính giả phát
4
thanh bị phụ thuộc hoàn toàn vào quá trình thông tin của radio. Họ phải nghe
chương trình một cách tuần tự từ đầu đến cuối một cách hoàn toàn bị động.
2.4. Sống động, riêng tư, thân mật.
Đặc điểm này thể hiện rõ nhất khi so sánh phát thanh và báo in. Đối
với phát thanh, thính giả được nghe thông tin qua giọng đọc. Nghĩa là thông
tin đuợc truyền đến với họ, thông qua giọng nói của những con người cụ thể
nên gắn liền với những kỹ năng như cao độ, cường độ và đặc biệt là tiết tấu,
ngữ điệu giọng nói tự nó có sức thuyết phục bởi tính chất sôi động và tạo ra
sự hấp dẫn, lôi kéo thính giả đến với chương trình. Điều đó đòi hỏi những
người thực hiện chương trình phát thanh phải lựa chọn cách nói sao cho thật
riêng tư, thân mật như đang nói với từng người.
2.5 Sử dụng âm thanh tổng hợp (gồm lời nói, tiếng động, âm nhạc).
Công chúng của báo phát thanh là rộng lớn và đa dạng. Đó là quần
thể dân cư không phân biệt trình độ học vấn. Mọi đối tượng( chỉ trừ người
điếc) đều có thể tiếp nhận thông tin qua radio. Âm thanh không bị phụ
thuộcvào hình ảnh và chữ in nên có nhiều thuận lợi trong khai thác, sử dụng.
Âm thanh có thể kích thích trí tưởng tượng, gây không khí và gợi lên những
tâm trạng. Bởi lẽ đó, nếu xét riêng trong sự so sánh với truyền hình, báo phát
thanh nổi lên ở việc quan trọng nhất là sử dụng âm thanh tổng hợp bao gồm
lời nói, tiếng động âm nhạc tác động vào thính giác. Như vậy, đây không
phải là cách tác động duy nhất mà còn là đặc trưng cơ bản của báo
phát thanh tương quan so sánh với những loại hình báo chí khác.
3. VAI TRÒ CỦA TIẾNG ĐỘNG TRONG PHÁT THANH
Khái niệm “Tiếng động”
Tiếng động là những âm thanh của cuộc sống được thu giữ và được
phát trong các chương trình phát thanh.
Phân loại.
5
Tiếng động tự nhiên: (gồm tiếng sóng, tiếng xe cộ, tiếng máy
chạy, tiếng đe, tiếng gió mưa, tiếng động vật, tiếng chợ búa ồn ào, tiếng vỗ
tay, tiếng reo hò, tiếng bước chân…). Tiếng động tự nhiên thường được thu
kèm theo ý kiến phát biểu của các nhân chứng hay lời dẫn của phóng viên,
biên tập viên thực hiện tại hiện trường.
b. Tiếng động nhân tạo: là tiếng động do con người tạo ra bằng cách
mô phỏng tiếng động tự nhiên
Vai trò của tiếng động trong các chương trình phát thanh.
Như chúng ta đã biết, đặc trưng cơ bản, đồng thời cũng là phương
thức tác động duy nhất của phát thanh là sử dụng âm thanh tổng hợp (bao
gồm lời nói. tiếng động, âm nhạc) tác dụng vào thính giác của đối tượng tiếp
nhận. Nói cách khác lời nói sinh động, âm nhạc chọn lọc, tiếng động phong
phú là những phương tiện phát thanh tạo ra hơi thở và nhịp điệu của cuộc
sống. Tiếng động trong các chương trình phát thanh tạo ra hơi thở và nhịp
điệu của cuộc sống. Tiếng động còn có giá trị thông tin làm tăng tính chân
thật, xác thực để thông qua đó, người nghe có thể xác định được không gian,
thời gian và hình dung ra bối cảnh của vấn đề, sự kiện.
Chẳng hạn khi phát thanh thông tin về một buổi lễ khai giảng, trong
buổi lễ khai giảng này diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi. Mặc dù khán giả
không trực tiếp được chứng kiến, tham gia buổi lễ trong khi nghe tiếng trống
trường kèm theo lời phát biểu của hiệu trưởng nhà trường đã có thể thông
báo cho thính giả biết về không khí, bối cảnh của sự kiện này. Đồng thời,
tiếng động là tiếng trống trường đã làm tăng tính khách quan, chân thật, xác
thực đối với bạn nghe đài về sự kiện buổi lễ khai giảng năm học mới.
Trong các chương trình phát thanh, tiếng động tự nhiên thường được
sử dụng nhiều hơn tiếng động nhân tạo. Vì khi thực hiện một bản tin, một
bài viết hay một phỏng vấn thu thanh, những biểu hiện của tiếng động tự
6
nhiên thường được thu kèm theo ý kiến phát biểu của lãnh đạo hay thay mặt
một nghành, đoàn thể hay một người dân bình thường nào đó. Ưu điểm của
kiểu tiếng động này là mang giá trị thông tin trực tiếp, tăng tính chân thật,
xác thực để thông qua đó người nghe có thể xác định được không gian, thời
gian và hình dung ra bối cảnh của vấn đề, sự việc. Đồng thời, tiếng động
cũng giúp thính giả nhận biết, mở rộng phạm vi quan sát, tăng cường hiểu
biết.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó, tiếng động tự nhiên cũng có
những hạn chế nhất định nếu phóng viên không biết sử dụng một cách chính
xác sẽ khiến cho chương trình bị hẫng. Tiếng gió, mưa, tiếng chợ búa ồn ào


pb86MbM44RIlhL0
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status