Thiết kế thay thế hệ thống truyền động quay chi tiết máy mài trũn 3A161 - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

CHƯƠNG I
TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ GIA CÔNG TRÊN CÁC LOẠI MÁY MÀI
* Khái niệm mài: mài là một quá trình cơ bản để nâng cao độ chính xác và độ bóng của chi tiết gia công. Máy mài được dùng để gia công tinh những chi tiết sau khi gia công chi tiết đó trên máy tiện phay bào.
I. Đặc điểm công nghệ
Máy mài có hai loại chính: Máy mài tròn và máy mài phẳng. Ngoài ra còn có các máy khác nhau: máy mài vô tâm, máy mài rãnh , máy mài cắt , máy mài răng… Thường trên máy mài có ụ chi tiết hay bàn, trên đó kẹp chi tiết và ụ đá mài, trên đó có trục chính với đá mài. Cả hai ụ đều chặt trên bề máy.
1/ Máy mài tròn:
Máy mài tròn có hai loại : máy mài tròn ngoài và máy mài tròn trong. Trên máy mài tròn chuyển động chính là chuyển động là chuyển động quay của đá mài, chuyển động ăn dao là di chuyển tịnh tiến là di chuyển của ụ đá dọc trục ( ăn dao dọc trục) hay di chuyển tịnh tiến theo hướng ngang trục ( ăn dao ngang) hay chuyển động quay của chi tiết ( ăn dao vòng).Chuyển động phụ là di chuyển nhanh ụ đá hay chi tiết vv.






HìnhI.1
Máy mài mòn ngoài HìnhI.2
Máy mài mòn trong
a) Máy mài tròn ngoài:
Máy mài tròn ngoài: Chia thành máy mài tròn thông thường , máy mài tròn vạn năng và máy mài tròn chuyên dùng.Trên các máy mài tròn thông thường, bàn bên có thể quay đi một góc 70, do đó có thể mài được mặt côn với góc ở đỉnh nhỏ. Trên các máy mài tròn vạng năng, ngoài bàn trên quay được, ụ gá chi tiết và ụ mài cũng có thể quay được quang trục thẳng đứng của nó một góc rất lớn. Do vậy trên các máy mài có thể mài được chi tiết có độ côn lớn , mài được các mặt đầu. Máy mài tròn chuyên dùng sử dụng cho một số chi tiết nhất định như máy mài trục khuỷu. Trên máy mài có thể có một hay nhiều trục chính. Các máy mài tròn đặc trưng bởi đường kính chi tiết và chiều dài lớn nhất cho phép của chi tiết mài. Với máy mài tròn thông dụng, đường kính lớn nhất cho phép của chi tiết dao động từ : 100 ữ 1600mm, chiều dài lớn nhất cho phép từ 150 ữ 12500mm.
b) Máy mài tròn trong: Chia thành máy mài tròn trong thông thường, máy mài tròn trong vạn năng, máy mài tròn trong tự động chuyên dùng và máy mài trong bán tự động. Trong hầu hết các máy mài tròn trong ( trừ các máy làmviệc theo phương pháp chạy dao hưóng kính) ụ mài mang trục đá hay ụ trước mang chi tiết sẽ thực hiện chuyển độnh tịnh tiến khứ hồi.
Trên các máy mài tròn thông dụng, kho mài lỗ có đường kính từ 6ữ800mm, ụ mài sẽ thực hiện chuyển dộng tịnh tiến khứ hồi, còn ụ trước gá chi tiết quay và đứng tại chỗ. Vì ụ mài có khối lượng nhỏ hơn ụ trước nhiều, do đó sơ đồ chuyển động theo phưong án này cho phép quá trình mài êm hơn , độ chính xác lỗ gia công cao hơn vì ít ảnh hưỏng của lực ma sát. Ngoài ra ụ trước cố định còn tạo điều kiện trang bị các cơ cấu khí nén và thuỷ lực để tháo gá chi tiết dễ dàng, các cơ cấu kiểm tra kích thước lỗ khi mài, cơ cấu cấp phôi tự động cho máy…
Máy mài tròn trong sử dụng để mài các lỗ thông và không thông có tiết diện trụ và côn, mài lỗ và mài mặt đầu trên một lần gá.


2/ Máy mài phẳng
Máy mài phẳng có hai loại : Mài bằng biên đá và mặt đầu và mặt đầu. Chi tiết được kẹp chặt trên bàn máy tròn hay chữ nhật. ở máy máy mài bằng biên đá , đá mài quay tròn và chuyển động tịnh tiến ngang so với chi tiết, bàn máy mang chi tiết chuyển động tịnh tiến qua lại. Chuyển động quay của đá là chuyển động chính, chuyển động ăn dao là di chuyển của đá ( ăn dao ngang ) hay chuyển động của chi tiết ( ăn dao dọc ).
ở máy mài bằng mặt đầu đá bàn có thể là tròn hay chữ nhật, chuyển động quay của đá mài là chuyển động chính, chuyển động ăn dao là di chuyển ngang của đá ( ăn dao ngang ) hay chuyển động tịnh tiến qua lại của bàn mang chi tiết ( ăn dao dọc ).
Một tham số quan trọng của chế độ mài : v = 0,5d ựd . 10-3 ( m/s)
Trong đó : d - là đường kính đá mài, mm ựd - tốc độ quay của đá mài rad/s. Thông thường v = 30 ữ 50 m/s
II. Các đặc điểm về truyền động điện và trang bị điện của máy mài
1/ Truyền động chính
Thông thường máy mài không yêu cầu điều chỉnh tốc độ, nên sử dụng động cơ không đồng bộ rô to lồng sóc. ở máy mài cỡ nặng để duy trì tốc độ cắt là không đổi khi mòn hay kích thước gia công thay đổi, thường sử dụng truyền động động cơ có phạm vi điều chỉnh tốc độ là D = 2ữ 4 /1 với công suất không đổi
ở máy mài trung bình và nhỏ v = 50 ữ 80 m/s nên đá mài có đường kính lớn thì tốc độ quay đá 1000vg/ ph. ở máy mài có đường kính nhỏ tốc độ đá rất cao. Động cơ truyền động là các động cơ đặc biệt, đá mài gắn trên trục động cơ, động cơ có tốc độ ( 2400 ữ 4800 vg/ ph ) , hay có thể lên tới ( 150000 ữ 200000vg/ ph) . Nguồn của động cơ là các bộ biến tần, có thể là các máy phát tần số cao ( BBTquay), hay là các bộ biến tần tĩnh ( BBT bằng thyristor).
Mô men cản tĩnh trên trục động cơ thường là 15 ữ 20 % mô men định mức. Mô men quán tính của đá và và cơ cấu truyền lực lại lớn: 500 ữ 600% mô men quán tính của động cơ do đó cần hãm cưỡng bức động cơ quay đá. Không yêu cầu đảo chiều quay động cơ quay đá.

2 / Truyền động ăn dao
a. Máy mài tròn : ở máy mài cỡ nhỏ truyền động quay chi tiết dùng động cơ không đồng bộ nhiều cấp tốc độ ( điều chỉnh số đôi cực P) với : D= (2ữ 4) /1 . ở máy cỡ lớn thì dùng hệ thống bộ biến đổi - động cơ điện một chiều (BBĐ- ĐM) , hệ số KĐT- ĐM có D=10/1với điều chỉnh điện áp phần ứng
Truyền động ăn dao dọc của bàn máy tròn cỡ lớn thực hiện theo hệ BBĐ- ĐM với D= ( 20 ữ 25)/1
Truyền động ăn dao ngang sử dụng thuỷ lực.
b. Máy mài phẳng : Truyền động ăn dao của ụ đá thực hiện lặp lại nhiều chu kì, sử dụng thuỷ lực. Truyền động ăn dao tịnh tiến qua lại của bàn dùng hệ truyền động một chiều với D = (8 ữ 10) /1

3 / Truyền động phụ
Sử dụng động cơ không đồng bộ ro to lồng sóc

4 / Đặc tính cơ bản của máy mài:
Đặc tính của cơ cấu sản xuấ được khái quát bằng phương trình



H7U5LU3KLOywQIO
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status