Xây dựng kế hoạch, triển khai và đánh giá kết quả thực hiện 5S tại xưởng In Offset - Công ty cổ phần giấy Viễn Đông - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối


Đề mục Trang
Nhiệm vụ luận văn
Lời cảm ơn i
Nhận xét của công ty
Tóm tắt ii
Mục lục iii
Danh sách hình vẽ vii
Danh sách bảng biểu ix
CHƯƠNG I GIỚI THIỆU 1
1.1 Lý do hình thành đề tài 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 1
1.3 Ý nghĩa của đề tài 2
1.4 Phạm vi của đề tài 2
1.5 Các bước thực hiện 2
CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
2.1 Khái niệm về 5S 4
2.2 Mục tiêu của 5S 4
2.3 Lợi ích của 5S 4
2.4 Các yếu tố cơ bản để thực hiện thành công chương trình 5S 6
2.5 Lý do 5S ngày càng phổ biến 6
2.6 Nội dung cơ bản của chương trình 5S 6
2.6.1 Seiri 6
2.6.2 Seiton 7
2.6.3 Seiso 9
2.6.4 Seiketsu 11
2.6.5 Shitsuke 12
2.7 Đánh giá quá trình thực hiện 5S 12
2.8 Những khó khăn thường gặp khi thực hiện chương trình 5S 13
2.8.1 Sự không đồng tình của một số nhân viên có thái độ tiêu cực đối với 5S 13
2.8.2 Sự xung đột về thời gian với các công việc khác 13
2.8.3 Hoạch định sai nguồn lực cần thiết 14
2.8.4 Sự ủng hộ không hết mình của lãnh đạo 14
2.8.5 Quá trình huấn luyện và đào tạo không tốt 14
2.8.6 Sự duy trì 5S 14
2.9 Tóm tắt chương II 14
CHƯƠNG III TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP GIẤY VIỄN ĐÔNG
VÀ XƯỞNG IN OFFSET 1 15
3.1 Giới thiệu công ty CP Giấy Viễn Đông 15
3.1.1 Giới thiệu công ty 15
3.1.2 Các ngành nghề kinh doanh chính 15
3.2 Giới thiệu xưởng In Offset 1 16
3.2.1 Cơ cấu tổ chức 16
3.2.2 Các sản phẩm chính 17
3.2.3 Quy trình công nghệ in Offsset 18
3.3.4 Bố trí mặt bằng xưởng 24
3.3.5 Tình hình sản xuất trong thời gian vừa qua 25
3.3 Các hoạt động quản lý chất lượng tại công ty 26
3.4 Tóm tắt chương III 27
CHƯƠNG IV THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH 5S 28
4.1 Tổng quan về môi trường làm việc tại xưởng 28
4.2 Các bước chuẩn bị 31
4.2.1 Thành lập ban chỉ đạo 5S 31
4.2.2 Ban lãnh đạo cam kết thực hiện chương trình 5S 33
4.2.3 Tham quan các mô hình mẫu về một số công ty đã áp dụng 5S 33
4.2.4 Hoạch định về không gian, tiến độ thực hiện 33
4.2.5 Kế hoạch đào tạo và huấn luyện cho nhân viên 35
4.2.6 Tuyên truyền cho 5S 38
4.3 Tiến hành sàng lọc 40
4.3.1 Cái gì cần sàng lọc? 40
4.3.2 Phân loại các vật dụng trong xưởng 41
4.3.3 Phiếu đánh giá sàng lọc 43
4.3.4 Duy trì công tác sàng lọc 44
4.3.5 Đánh giá việc sàng lọc 46
4.4 Sắp xếp 46
4.4.1 Cái gì cần sắp xếp? 46
4.4.2 Các nguyên tắc sắp xếp 49
4.4.3 Tiến hành sắp xếp 50
4.4.4 Đánh giá việc sắp xếp 53
4.5 Sạch sẽ 53
4.5.1 Nơi nào cần sạch sẽ? 53
4.5.2 Một số biện pháp cải thiện vấn đề rác tại xưởng 56
4.5.3 Các công việc vệ sinh sạch sẽ cần tiến hành 57
4.5.4 Tiến hành tổng vệ sinh xưởng 57
4.5.5 Đánh giá Seiso 60
4.6 Săn sóc 60
4.6.1 Phân công vệ sinh hàng ngày 63
4.6.2 Đánh giá việc thực hiện 5S hàng ngày 64
4.6.3 Phong trào thi đua giữa các bộ phận 64
4.6.4 Khuyến khích mọi người đóng góp ý kiến 68
4.7 Sẵn sàng 68
4.7.1 Vai trò của người lãnh đạo 68
4.7.2 Tuân thủ các nội quy và nguyên tắc của 5S 68
4.7.3 Tiến hành các khóa đào tạo định kỳ 69
4.7.4 Tổ chức các cuộc thi đua về 5S 69
4.7.5 Sử dụng các khẩu hiệu tại công ty 69
4.7.6 Tạo một môi trường làm việc thân thiện 70
4.8 Tóm tắt chương IV 70
CHƯƠNG V TRIỂN KHAI 5S TẠI XƯỞNG IN OFFSET 1 71
5.1 Quá trình chuẩn bị 71
5.1.1 Cam kết của ban lãnh đạo 71
5.1.2 Tiến hành lên kế hoạch thực hiện chương trình 5S 72
5.1.3 Thực hiện đào tạo chương trình 5S 72
5.1.4 Chuẩn bị cho ngày tổng vệ sinh 73
5.2 Tiến hành tổng vệ sinh 74
5.2.1 Tiến hành sàng lọc 74
5.2.2 Tiến hành sắp xếp 76
5.2.3 Tiến hành sạch sẽ 78
5.2.4 Duy trì việc vệ sinh hàng ngày 79
5.3 Tóm tắt chương V 79
CHƯƠNG VI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI 5S 80
6.1 Đánh giá kết quả triển khai 3S đầu tiên 80
6.1.1 Đánh giá kết quả thực hiện sàng lọc 80
6.1.2 Đánh giá kết quả thực hiện sắp xếp 80
6.1.3 Đánh giá kết quả thực hiện sạch sẽ 81
6.1.4 Đánh giá kết quả của việc duy trì vệ sinh hàng ngày 81
6.2 Đánh giá cảm nhận của nhân viên về việc triển khai chương trình 5S 82
6.3 Tóm tắt chương IV 84
CHƯƠNG VII KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85
7.1 Kết luận 85
7.1.1 Kết quả 85
7.1.2 Những thuận lợi và khó khăn 86
7.1.3 Những hạn chế của đề tài 87
7.2 Kiến nghị 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
4.6.1 Phân công vệ sinh hàng ngày
Để luôn thực tốt 3S ở trên thì hàng ngày ta sẽ tiến hành vệ sinh xưởng 10 phút đầu ngày và cuối ngày. Ta sẽ lập bảng phân công công việc hàng ngày cho từng khu vực và cho từng công nhân sao cho công việc xoay vòng, ai cũng tham gia vào công việc vệ sinh xưởng, và đều cảm giác cụ thể, rõ ràng và công bằng, đồng thời căn cứ trên đó để công ty đễ dàng xác định trách nhiệm nếu công việc vệ sinh không tiến hành như bảng phân công. Bảng phân công này được dán ở chỗ làm việc để mọi người cùng nhìn thấy và làm theo.
• Những công việc có thể tiến hành trong 10 phút vệ sinh đầu ngày
- Quét dọn nơi đã được phân công như: sàn nhà, quét bụi trên kệ, bàn ghế, lau cửa kính
- Bỏ đi những thứ không cần thiết và sắp xếp lại mọi thứ còn bừa bộn của ngày hôm trước.
- Sắp xếp mọi thứ ngăn nắp đúng vị trí, kiểm tra có vật nào lấn ra lối đi thì sắp xếp lại.
- Cuối cùng là đặt các công cụ vệ sinh về đúng vị trí của nó và chuẩn bị công cụ cho ngày làm việc mới.
• Những công việc có thể tiến hành trong 10 phút vệ sinh cuối ngày
- Quét dọn xung quanh khu sản xuất, thu gom rác
- Kiểm tra và cất các vật dụng vào đúng vị trí
- Sắp xếp lại mọi thứ ngăn nắp
- Đối với thành phẩm hay bán thành phẩm thì sắp xếp đúng khu vực của từng loại và từng loại sản phẩm để có tránh nhầm lẫn, lộn xộn.
Sau đây là trách nhiệm vệ sinh cụ thể cho từng bộ phận do sinh viên thiết kế:
• Bộ phận máy in: Vì máy in đi làm theo ca (một ngày chia làm 2 ca: 6h sáng đến 2h chiều; 2h chiều đến 10 h đêm) nên chỉ sắp xếp cho công nhân làm vệ sinh cuối ca. Khi một ca mới vào sản xuất sẽ làm tiếp chứ không cần vệ sinh vì ca trước đã vệ sinh sạch sẽ.(Xem phụ lục phân công công việc hàng ngày tại máy in 1 và 2)
• Bộ phận máy bế, máy UV và máy cắt: Vì máy bế và máy cắt làm theo giờ hành chính, mỗi người phụ trách một máy và không cố định theo ngày nên ta phân chia theo cách mỗi người tự vệ sinh máy mà hôm đó mình phụ trách, bao gồm có vệ sinh đầu giờ và vệ sinh cuối giờ. (Xem phụ lục phân công công việc hàng ngày tại máy bế và máy cắt)
• Bộ phận kiểm phẩm: Bộ phận kiểm phẩm cũng làm việc theo giờ hành chính, công việc cũng không liên quan đến máy móc, nên ta phân chia theo vệ sinh 10 phút đầu ngày và cuối ngày. (Xem phụ lục phân công công việc hàng ngày tại Khu vực kiểm phẩm)

4.6.2 Đánh giá việc thực hiện 5S hàng ngày
Đối với mỗi bộ phận chúng ta nên thực hiện đánh giá 5S hàng ngày để theo dõi tình trạng thực hiện 5S trong giai đoạn đầu khi mọi người chưa quen việc và nhằm để theo dõi, so sánh việc thực hiện ở các bộ phận khác nhau. Việc đánh giá sẽ do quản đốc thực hiện vào cuối mỗi ngày.(Xem Bảng 4.16). Quản đốc sẽ đánh dấu “X” vào những khoản mục với kết quả “Đạt” hay “Không đạt” cho từng ngày. Chúng ta sẽ căn cứ vào đó để tính điểm thưởng cho việc đánh giá thực hiện 5S chung cho mỗi bộ phận. Bảng đánh giá này được treo ngay tại nơi làm việc của mỗi bộ phận để họ có thể thấy kết quả thực hiện của mình, thấy được những gì mình chưa thực hiện được để từ đó có ý thức hoàn thành tốt nhiệm vụ.
4.6.3 Phong trào thi đua giữa các bộ phận
Lúc đầu khi mới triển khai chương trình 5S mọi người chưa thích nghi ngay được bởi vì thay đổi thói quen từ trước đến giờ là một việc khó khăn. Điều này phụ thuộc vào ý thức của bản thân mỗi người nên phải từ từ từng bước thì mới có kết quả. Khi đó sự thi đua khen thưởng giữa các bộ phận khác nhau là một công cụ rất tốt để thúc đẩy chương trình tiến hành tốt đẹp, là động lực để mọi người cố gắng và quen dần với công việc 5S.
Phong trào thi đua được phát động khi mới bắt đầu chương trình 5S và được thông báo chính thức đến toàn thể nhân viên trong ngày đào tạo. Ban chỉ đạo 5S sẽ thông báo cụ thể về hình thức chấm điểm, cách tính điểm và cả số tiền thưởng phạt cho mỗi bộ phận tham gia. Ban 5S sẽ công qua hình thức chấm thi đua cuối cùng khi có sự tham gia đóng góp ý kiến và thông qua của mọi người. Bảng chấm điểm này chỉ dành cho khu vực sản xuất.
Tham khảo từ tài liệu 5S của công ty Dệt may Gia Định sinh viên đã thiết kế ra Bảng đánh giá 5S cho mỗi bộ phận. (Xem Bảng 4.1
4.5.3 Các công việc vệ sinh sạch sẽ cần tiến hành
Dựa vào tình hình thực tế tại xưởng, để đảm bảo mọi thứ đều được vệ sinh sạch sẽ, sinh viên đưa ra một số công việc cần thực hiện đối với mỗi hạng mục như sau:
• Đối với sàn và trần nhà, cửa sổ : Quét mạng nhện trần nhà và lau sạch cửa sổ, đặc biệt là phải cạo sạch các vết băng keo dán trên cửa sổ. Đối với sàn nhà thì quét dọn các mảnh vụn, giấy, rác, lau chùi bụi và các vết dầu mỡ. Công việc lau chùi, quét dọn này phải được duy trì thường xuyên, hàng ngày.
• Đối với máy móc thiết bị, dụng cụ: Lau chùi sạch các vết dầu mỡ trên thân máy, và dưới gầm máy và làm sạch các bề mặt thiết bị. Ví dụ như máy bế, máy in offset là cần được vệ sinh vì chúng có rất nhiều vết dầu mỡ và bị bám bụi. Đồng thời sơn lại những chỗ bị bong tróc, những dấu hiệu nguy hiểm, những dấu hiệu vận hành nhằm tạo thuận lợi cho thao tác của người công nhân. Các loại cân như cân bàn, cân trọng lượng giấy phải luôn được vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là bề mặt cân để tránh sự nhầm lẫn cho người sử dụng.
• Đối với các kệ, tủ, bàn ghế: Sơn phết lại kệ tủ đã bị cũ, bị trầy như tủ đựng sản phẩm in, hay tủ đựng mực in. Thường xuyên lau chùi quét bụi, giấy rác.
• Đối với công cụ vệ sinh: Phải đặt ở vị trí rõ ràng và phải được thu gom hàng ngày để tránh tình trạng giấy, giẻ lau đổ ra bên ngoài như hiện tại, đồng thời người công nhân cũng phải có ý thức trong việc vứt rác, giấy vào giỏ rác, khi vứt phải cẩn thận để chúng không đổ ra sàn nhà. Điều đó thể hiện tinh thần hợp tác, tính kỷ luật của mỗi người công nhân.
• Bản thân người công nhân: Việc vệ sinh sạch sẽ không chỉ thể hiện ở bản thân công cụ máy móc hay mặt bằng xưởng mà còn ngay chính ở bản thân người công nhân. Vì vậy khi làm việc người công nhân phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng, luôn mặc đồng phục và đồ bảo hộ, khẩu trang sạch sẽ, lành lặn.
4.5.4 Tiến hành tổng vệ sinh xưởng
Tổng vệ sinh là công tác đầu tiên của chương trình 5S, là ngày bắt đầu sàng lọc cũng như sắp xếp. Đầu tiên là nhân viên mỗi khu vực tiến hành loại bỏ những thứ không cần thiết theo kế hoạch, sau đó sẽ sắp xếp các đồ vật theo vị trí đã quy định, cuối cùng là quét dọn, vệ sinh máy móc sạch sẽ.
Ban chỉ đạo 5S quyết định chọn một ngày nghỉ, ngày có lượng đặt hàng ít hay một ngày nào đó sau ngày đào tạo cho nhân viên để tiến hành tổng vệ sinh toàn bộ khu vực xưởng, bao gồm cả khu văn phòng và khu sản xuất. Ngày tổng vệ sinh này là ngày bắt đầu cho công tác 5S.
Để tạo điều kiện thuận lợi đồng thời chuẩn bị cho công việc này, ta sẽ lập ra danh mục các công cụ vệ sinh cần thiết để công ty chuẩn bị nhằm hỗ trợ cho công tác vệ sinh. Sinh viên kết hợp với trưởng bộ phận kiểm tra các công cụ hiện có, sẽ loại bỏ các công cụ không sử dụng được, chỉ giữ lại các công cụ vẫn còn sử dụng được đồng thời bổ sung thêm một số công cụ còn thiếu. Với các kế hoạch đã đề ra, công ty nên có sự hỗ trợ tích cực như vậy nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác vệ sinh xưởng.
Bảng 4.12: Các công cụ dùng trong ngày tổng vệ sinh


081ql4bS8e7GnMK
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status