Đối chiếu cấu trúc và phương thức biểu hiện của câu hỏi chính danh trong tiếng Anh và tiếng Việt (tiểu loại câu hỏi có đại từ nghi vấn) - pdf 16

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỤC LỤC

Chương I: Cơ sở lý thuyết về câu hỏi và câu hỏi chính danh 1
I. Vài quan niệm về câu hỏi 1
1. Quan niệm của Cao Xuân Hạo 1
2. Quan niệm của Hoàng Trọng Phiến 2
3. Quan niệm của Simon C.Dik 2
II. Phân loại câu hỏi 3
1. Câu hỏi trong tiếng Anh 3
2. Câu hỏi trong Tiếng Việt 5
3. Quan niệm về câu hỏi chính danh 6
Chương II: Miêu tả cấu trúc và phương tiện biểu hiện câu hỏi chứa đại từ nghi vấn trong tiếng anh và câu hỏi không lựa chọn trong tiếng Việt 7
I. Miêu tả cấu trúc và phương tiện biểu hiện của câu hỏi chứa đại từ nghi vấn trong tiếng Anh 7
II. Miêu tả cấu trúc và phương tiện biểu hiện của câu hỏi không lựa chọn trong tiếng Việt 8
Chương III: Đối chiếu về cấu trúc và phương tiện biểu hiện của câu hỏi chứa đại từ nghi vấn trong tiếng Anh với tiếng Việt 9
I. Hỏi về người 9
II. Hỏi về vật và đối tượng của hành động 10
III. Hỏi phân loại 11
IV. Hỏi về sở hữu 12
V. Hỏi về nguyên nhân 12
VI. Hỏi về thời gian 13
VII. Hỏi về địa điểm – hỏi về hướng chuyển động 13
VIII. Hỏi về cách thức hành động, tính chất hay đặc trưng của sự vật 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Đối chiếu cấu trúc và cách biểu hiện của câu hỏi chính danh trong tiếng anh và tiếng việt (tiểu loại câu hỏi có đại từ nghi vấn)

Chương I: Cơ sở lý thuyết về câu hỏi và câu hỏi chính danh

Trong học tiếng, dạy tiếng cũng như trong giao tiếp, câu hỏi là một trong các loại câu được dùng với tần suất cao. Việc nghe, tiếp nhận câu hỏi cũng như việc cấu tạo câu hỏi, thực hiện hành vi hỏi là những vấn đề mà người học, người sử dụng ngoại ngữ thường gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt phức tạp trong lĩnh vực liên ngữ, xuyên ngữ là việc dịch thuật câu hỏi từ tiếng này ra tiếng khác và ngược lại mà phạm vi trực tiếp ta đang nói đến ở đây là dịch Anh – Việt và Việt Anh. Do đó việc nghiên cứu đối chiếu câu hỏi Anh – Việt là rất cần thiết hữu ích. Trong phạm vi bài tiểu luận của mình, chúng tui chỉ xin đối chiếu về cấu trúc và phương tiện biểu hiện câu hỏi chính danh trong tiếng Anh và tiếng Việt, mà cụ thể là đối chiếu cấu trúc và cách biểu hiện của câu hỏi có chứa đại từ nghi vấn – một tiểu loại của câu hỏi chính danh trong tiếng Anh với tiếng Việt.
I. Vài quan niệm về câu hỏi
Có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm câu hỏi, tuy nhiên trong bài tiểu luận này, chúng tui chỉ xin đưa ra ba quan niệm của ba nhà ngôn ngữ học như sau:
1. Quan niệm của Cao Xuân Hạo
Ông cho rằng: “Câu hỏi trong tiếng Việt cũng như nhiều thứ tiếng khác, ngoài các giá trị hỏi (yêu cầu thông báo) là giá trị tại lời trực tiếp của nó, còn có thể có 1 hay nhiều giá trị tại lời phái sinh khác như phủ định, khẳng định hay nghi ngờ. Theo ông, câu hỏi có giá trị đưa một ẩn số, một cái chưa biết trong mệnh đề. Mỗi câu hỏi còn có giá trị tại lời phát sinh và đây lại chính là công cụ và mục đích của người hỏi.
Những câu hỏi trong tiếng Việt ngoài đóng góp sắc thái tu từ cho câu nói còn có rất nhiều các hình thức hỏi khác nhau. Người nghe cảm nhận đó là những câu hỏi nhờ ngữ điệu câu, trọng âm vào tiêu điểm nghi vấn, các cung bậc chuyển từ ý hỏi thuần túy qua nhiều sắc độ như gợi ý, ngờ vực, phủ định, khẳng định với những sắc thái cảm xúc của người hỏi.
2. Quan niệm của Hoàng Trọng Phiến
Ông quan niệm rằng: “Câu hỏi là một thể câu thuộc phạm trù phân chia câu theo thực tại hóa. Nếu câu kể thuộc phạm trù câu hiện thực thì câu hỏi thuộc phạm trù khả năng…cho dù dưới dạng nào, trong nội dung câu hỏi đều làm cho nổi rõ một “cái không rõ” mà câu trả lời cần hướng đến…”
Câu hỏi nhằm đạt đến sự đồng tình của người nghe là loại câu hỏi tu từ. Câu hỏi có một quy định cho tổ chức cú pháp riêng biệt là “cái không rõ”. Mục đích của chủ thể là mong tìm được câu trả lời về “cái không rõ” này, và người trả lời đáp ứng bằng cách cung cấp một thành phần tương ứng. Và tiêu điểm tư duy của cả người hỏi và người trả lời đều tập trung vào “cái không rõ” ấy.
Nội dung ngữ nghĩa của câu hỏi được tạo thành nhờ hai nhân tố là: sự có mặt của “cái không rõ”, và nguyện vọng, ý định của người hỏi. Ở đây, người hỏi phải tác động đến người trả lời sao cho người trả lời tập trung và ý thức được để trả lời cho cái không rõ. Nếu biểu đạt câu hỏi bằng công thức: X + Y thì X biểu thị “cái không rõ” và nguyện vọng, ý định của người hỏi biểu thị bằng Y. Công thức này chỉ rõ nội dung ngữ nghĩa của câu hỏi. X làm chức năng khu biệt câu hỏi với các thể câu khác và Y làm chức năng liên kết câu hỏi vào phạm trù ngữ pháp.
3. Quan niệm của Simon C.Dik
Ông đề cập đến chức năng câu hỏi và các kiểu trả lời khác nhau có thể áp dụng trả lời cho câu hỏi. Các kiểu câu hỏi có thể phân biệt theo:
a. Loại thông tin được hỏi
b. Kiểu trả lời có thể áp dụng cho câu hỏi.
Ông cho rằng “ Câu hỏi có đại từ hỏi bộc lộ những đặc tính nổi bật nhất, cụ thể là trong mối tương quan, một mặt với động từ hạn định, còn mặt khác với các cấu trúc khuyết, có thể tách ra được, có thể biến đổi được…”
Những câu hỏi có đại từ hỏi có mối quan hệ với các động từ hạn định theo kiểu chúng có thể được hiểu theo nghĩa của một hoạt động cấu trúc của câu hỏi này, có thể là một cấu trúc trung tâm, một cấu trúc chính, trong đó thành tố nghi vấn trong câu hỏi có từ hỏi mang chức năng chính xét về bản chất.
Ông mô tả cấu trúc chung của câu hỏi như sau:
Int: X: Extended Predication
(Trong đó: Int: là câu hỏi; Extended Predication: vị ngữ mở rộng )
Trong đó, tác tử ( Operator - / OP / ) nghi vấn, về mặt ngữ nghĩa và ngữ pháp có thể chuyển hóa thành câu cầu khiến, câu hỏi tu từ hay câu cảm thán…
Ông quan tâm đến khía cạnh kiểu trả lời cho câu hỏi, cần phân biệt rõ câu trả lời và lời đáp cho mỗi câu hỏi. Ông cho rằng mọi câu hỏi đều có lời đáp là câu trả lời.
Câu hỏi: Where’s Peter’s office?
(Văn phòng của Peter ở đâu?)
Lời đáp: I don’t know ( tui không biết )
I can’t tell you ( tui không thể nói cho anh )
That’s none of you business (Không phải việc của anh )
Trả lời: It’s on the second floor ( Trên tầng hai kia )
It’s over there ( ở đằng kia )
Tất cả những câu trả lời đều là lời đáp nhưng không phải lời đáp nào cũng là câu trả lời.
Câu hỏi là những hành vi lời nói ban đầu điển hình. Và câu trả lời là hành vi đáp lại cần thiết. Câu hỏi có thể tạo ra môi trường cho bước tiếp theo, và câu trả lời là thành viên của cặp đi đôi với nhau: hỏi- trả lời.
II. Phân loại câu hỏi
1. Câu hỏi trong tiếng Anh
a) Ngữ pháp truyền thống cho rằng tiếng Anh có ba loại câu hỏi sau:
*Câu hỏi tổng quát ( câu hỏi có/không – Yes/No question ): loại câu hỏi này đòi hỏi câu trả lời có hay không. Khi nói, ngữ điệu lên cao cuối câu hỏi. Loại câu hỏi này được cấu tạo bằng cách chuyển một phần vị ngữ, như tác tử lên trước chủ thể gây ra hành động của câu.


171SWZi3i183G1w
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status