Khảo sát kết cấu gây khiến - kết quả trong tiếng Việt - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Khảo sát kết cấu gây khiến - kết quả trong tiếng Việt

Phần I 1
Tình hình nghiên cứu kết quả gây khiến - kết qủa trong tiếng Việt 1
Phần II 2
Cơ sở lý luận – một số vấn đề liên quan đến kết cấu gây khiến – kết quả 2
I. Động từ và phân loại động từ 2
1. Động từ 2
2. Động từ chuyển tác (ngoại hướng) và động từ không chuyển tác (nội hướng) 2
II. Hành động chuyển tác và hành động gây khiến 3
1. Hành động chuyển tác 3
2. Hành động gây khiến 3
III. Kết cấu gây khiến – kết quả 4
1. Định nghĩa kết cấu gây khiến - kết qủa 4
2. Phân loại cấu trúc gây khiến khiến – kết quả trong tiếng Việt 4
2.1. Kết cấu gây khiến - kết quả từ vựng tính 5
2.2. Kết cấu gây khiến – kết quả phân tích tính 5
IV. Phân biệt kết cấu gây khiến - kết quả với với kết cấu cầu khiến 6
V. Ý nghĩa của việc nghiên cứu kết cấu gây khiến - kết quả 8
Phần III 11
Khảo sát một số kết cấu gây khiến - kết qủa trong một số tác phẩm văn học 11
I. N1 V1 N2 V2(chủ ý) 11
II. N1 V1 N2 V2(không chủ ý) 12
III. N1 V1 V2(không chủ ý) N2 13
IV. N1 V1 N2 A 13
V. N1 V1 A N2 14
VI. Các trường hợp khác 14

Phần I
Tình hình nghiên cứu kết quả gây khiến - kết qủa trong tiếng Việt

Mặc dù còn quá ít những công trình nghiên cứu về kết cấu gây khiến kết qủa của một số tác giả như Nguyễn Kim Thản (1999), Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thị Quy (1995), Nguyễn Minh Thuyết (1998), Nguyễn Văn Hiệp (1998) cũng đã sơ bộ đề cập đến kết cấu này khi nghiên cứu về động từ và cấu trúc câu.
Công trình " Động từ trong tiếng Việt" của Nguyễn Minh Thuyết có thể được coi là công trìnhđầu tiên đề cập nhiều đến độn từ gây khiến - kết qủa.
Theo Nguyễn Kim Thản, trong tiếng Việt đong từ gây khiến kết - kết qủa thuộc nhóm động từ ngoại hướng, được dùng để biểu thị những hoat động thúc đẩy, cho phép, giúp đỡ hay cản trở sự thực hiện của những hoạt động khác. Đặc điểm ngữ pháp của động từ gây khiến - kết qủa:
N1V1N2V¬2
Và mới đây nhất Diệp Quang Ban (2004) có bàn về kết cấu gây khiến - kết qủa. Diệp Quang Ban cho biết kết cấu này là "Câu chủ ngữ chứa nguyên nhân". Tác giả đã trình bày rất chi tiết và cụ thể về cách phân loại kiểu câu có chủ ngữ chỉ nguyên nhân.
Theo Diệp Quang Ban kết cấu gây khiến - kết qủa trong tiếng Việt thuộc về kiểu câu đơn 2 thành phần có 2 bổ ngữ nội dung hay hệ qủa.
Ví dụ:
(1.12) Chuột chạy vỡ đèn
(1.13) Họ đánh chết con chó
Trong "Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt" các tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Trọng Phiến(1992) xếp kiểu câu gây khiến vào kiểu câu có vị ngữ là động từ ngoại động, đòi hỏi 2 bổ ngữ.

Phần II
Cơ sở lý luận – một số vấn đề liên quan đến kết cấu gây khiến – kết quả

I. Động từ và phân loại động từ
1. Động từ
Trong Tiếng Việt động từ là một trong hai loại từ cơ bản, là loại từ phức tạp nhất, sử dụng rộng rãi nhất. Trong cuốn “ Động từ trong Tiếng Việt”, Nguyễn Kim Thản đã thống kê số câu có vị ngữ động từ chiếm tới 88%, có vị ngữ tính từ chiếm khỏang 4%, vị ngữ danh từ chiếm khỏang 8%.
Trong cuốn “ Cơ sở ngôn ngữ học và Tiếng Việt” các tác giả Mai Ngọc Chừ, Hoàng Trọng Phiến, Vũ Đức Nghiệu cho rằng “động từ có ý nghĩa khái quát chỉ hành động (hiểu rộng, bao gồm các hoạt động vật lý- tâm lý- sinh lý)”
Cũng trong cuốn sách trên, các tác giả cho rằng động từ được chia thành hai loại nhỏ hơn là động từ ngoại động và động từ nội động. Theo Nguyễn Kim Thản, cách phân chia thành động từ nội động và ngoại động có rất nhiều bất cập nên ông đã phân chia thành 3 nhóm: động từ nội hướng, động từ trung tính và động từ ngoại hướng.
Nhưng trong báo cáo này, để tiện cho việc nghiên cứu, chúng ta sẽ phân loại động từ thành hai loại là động từ chuyển tác và động từ không chuyển tác.
2. Động từ chuyển tác (ngoại hướng) và động từ không chuyển tác (nội hướng)
a. Động từ không chuyển tác(nội hướng) là động từ không tác động đến thực thể khác.
Vd: ngủ, nghĩ...
b. Động từ chuyển tác(ngoại hướng) là động từ truyền tác động nêu ở nó đến thực thể chịu tác động đó, làm cho thực thể biến đổi hay hình thành, hay bị khai quật, hay bị di chuyển

hN4vdspjrj16jcg
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status