Vận dụng kiểm toán hoạt động vào kiểm toán đầu tư xây dựng cơ bản nhà máy thuỷ điện do kiểm toán nhà nước thực hiện - pdf 19

Download miễn phí Luận văn Vận dụng kiểm toán hoạt động vào kiểm toán đầu tư xây dựng cơ bản nhà máy thuỷ điện do kiểm toán nhà nước thực hiện



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG TRONG KIỂM TOÁN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN 4
1.1. Khái quát về kiểm toán hoạt động 4
1.1.1. Khái niệm về kiểm toán hoạt động 4
1.1.2. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi của kiểm toán hoạt động 7
1.1.3. Nội dung của kiểm toán hoạt động 9
1.1.4. Tiêu chí đánh giá trong kiểm toán hoạt động 9
1.1.5. Quy trình kiểm toán hoạt động 12
1.1.5.1 Chuẩn bị kiểm toán 12
1.1.5.2. Thực hiện kiểm toán 13
1.1.5.3. Lập báo cáo kiểm toán 14
1.1.5.4. Kiểm tra đơn vị thực hiện kiến nghị kiểm toán 14
1.1.6. Các phương pháp kiểm toán hoạt động 14
1.1.6.1. Phương pháp (kỹ thuật) kiểm tra: 15
1.6.1.2. Quan sát thực tế: 15
1.1.6.3. Phỏng vấn: 15
1.1.6.4. Tham khảo ý kiến chuyên gia và tư vấn: 15
1.1.6.5. Phân tích: 16
1.1.6.6. Chi phí - Lợi ích: 16
1.2. Tổng quan về dự án đầu tư xây dựng cơ bản - đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện 16
1.2.1. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng cơ bản 16
1.2.2. Phân loại dự án đầu tư xây dựng cơ bản 17
1.2.3. Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Thủy điện 19
1.3. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện ảnh hưởng đến kiểm toán hoạt động và quy trình, phương pháp kiểm toán hoạt động dự án đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện 20
1.3.1. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện ảnh hưởng đến kiểm toán hoạt động. 20
1.3.2. Quy trình kiểm toán hoạt động trong kiểm toán dự án đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện 23
1.3.3. Phương pháp kiểm toán hoạt động trong kiểm toán dự án đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện. 29
1.4. Kinh nghiệm về quy trình, phương pháp kiểm toán hoạt động của một số nước 30
1.4.1. Kinh nghiệm về quy trình, phương pháp kiểm toán hoạt động của Cơ quan Kiểm toán Quốc gia Vương quốc Anh 30
1.4.2. Kinh nghiệm về quy trình và phương pháp kiểm toán hoạt động của Cộng hoà Liên bang Đức 34
1.4.3. Hướng vận dụng quy trình và phương pháp kiểm toán hoạt động tại Kiểm toán Nhà nước Việt Nam 36
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN HÀM THUẬN – ĐA MI DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM THỰC HIỆN 38
2.1. Khái quát về kiểm toán nhà nước và kiểm toán dự án đầu tư xây dựng của Kiểm toán Nhà nước 38
2.1.1. Khái quát về Kiểm toán Nhà nước Việt Nam 38
2.1.2. Khái quát Kiểm toán Đầu tư xây dựng cơ bản thuộc Kiểm toán Nhà nước 41
2.2. Thực trạng kiểm toán hoạt động dự án đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện do Kiểm toán Nhà nước thực hiện 43
2.2.1. Thực trạng hệ thống pháp lý về kiểm toán hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của Kiểm toán Nhà nước 43
2.2.2. Thực trạng quy trình kiểm toán hoạt động dự án đầu tư xây dựng cơ bản Nhà máy Thủy điện Hàm Thuận- Đa Mi do Kiểm toán Nhà nước thực hiện 45
2.2.2.1. Khái quát tình hình dự án nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận – Đa Mi 45
2.2.2.2. Thực trạng phương pháp kiểm toán 64
2.3. Đánh giá thực trạng kiểm toán hoạt động dự án đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận- Đa Mi do Kiểm toán Nhà nước thực hiện 65
2.3.1. Một số kết qủa kiểm toán hoạt động đạt được 65
2.3.2. Hạn chế 69
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế 69
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG TRONG KIỂM TOÁN CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM THỰC HIỆN 71
3.1.Tính cấp thiết của kiểm toán hoạt động các dự án đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện nói riêng 71
3.2. Nguyên tắc vận dụng kiểm toán hoạt động vào kiểm toán dự án đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện 72
3.3. Các giải pháp cần thiết để tiến hành kiểm toán hoạt động trong kiểm toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản và kiểm toán đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện 73
3.3.1. Hoàn thiện các quy định nghiệp vụ của Kiểm toán nhà nước đối với loại hình kiểm toán hoạt động 73
3.3.2. Giải pháp xây dựng quy trình kiểm toán hoạt động trong kiểm toán các dự án đầu tư XDCB nói chung, đầu tư XDCB nhà máy thủy điện nói riêng của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam 74
3.3.2.1. Chuẩn bị kiểm toán 75
3.3.2.2. Thực hiện kiểm toán hoạt động 81
3.3.2.3. Lập và công bố báo cáo kết quả kiểm toán 87
3.3.2.4. Kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán 92
3.3.3. Xây dựng phương pháp kỹ thuật kiểm toán hoạt động trong kiểm toán các dự án đầu tư xây dựng cơ bản nhà máy thuỷ điện 93
3.4. Kiến nghị để thực hiện giải pháp hoàn thiện kiểm toán hoạt động đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện của Kiểm toán Nhà nước 98
KẾT LUẬN 101
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Liên Bang Đức mà thay mặt là Dự án GTZ cũng đã giúp đỡ Kiểm toán Nhà nước Việt Nam trong việc xây dựng Quy trình kiểm toán hoạt động dự án đầu tư xây dựng cơ bản với công trình cụ thể là Dự án Cầu Vĩnh Tuy. Tuy nhiên, khi thực hiện kiểm toán công trình Cầu Vĩnh Tuy, Kiểm toán Nhà nước vẫn thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ là chủ yếu.
2.2.2. Thực trạng quy trình kiểm toán hoạt động dự án đầu tư xây dựng cơ bản Nhà máy Thủy điện Hàm Thuận- Đa Mi do Kiểm toán Nhà nước thực hiện
2.2.2.1. Khái quát tình hình dự án nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận – Đa Mi
Từ năm 1989-1993 dự án được mang tên Nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận nguồn vốn do Liên Xô cũ tài trợ theo cơ chế bao cấp đến năm 1992 tạm ngừng thi công do biến động tại Liên Xô.
Năm 1994 dự án Nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận – Đa Mi được đầu tư theo quyết định số 248/ QĐ –TTg ngày 14/5/1994 của Thủ Tướng Chính phủ, cụ thể:
Mục đích đầu tư: tăng nguồn điện để cấp điện cho các tỉnh phía Nam.
Quy mô đầu tư:
+ Dự án nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận - Đa Mi bao gồm 02 nhà máy là Hàm Thuận và Đa Mi có các thông số kỹ thuật chính như sau:
Các Thông số chính
Cấp công trình
Mực nước dâng bình thường
Mực nước chết
Dung tích hữu ích của hồ chứa
Công suất lắp máy
Số tổ máy
Điện lượng trung bình năm
Hàm Thuận
Cấp I
605m
575m
523 triệu m3
300MW
2 tổ
965 triệu KWh
Đa Mi
Cấp II
325m
323m
13,44 triệu m3
172 MW
2 tổ
590,3 triệu KWh
Địa điểm xây dựng: Tại huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh bình Thuận, huyện Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng và huyện Tánh Linh tỉnh Bình Thuận.
Các hạng mục công trình chính;
Nhà máy Hàm Thuận- Đa Mi gồm:
+ Tuyến áp lực bao gồm:
Đập tuyến chính bằng đá đổ, đập tràn xả lũ và các đập phụ.
+ Tuyến năng lượng:
Cửa lấy nước bằng bê tông cốt thép;
Đường hầm dẫn nước: Đường kính trong D = 7m bọc bê tông cốt thép;
Tháp điều áp: kiểu giếng trụ đứng bằng bê tông cốt thép;
+ Nhà máy kiểu hở.
Các công trình đồng bộ khác;
Đường dây và trạm bao gồm:
04 tuyến đường dây 220KV, 110KV, 04 trạm biến áp và các điểm đấu nối.
- Thiết bị thông tin
- Hệ thống giao thông trục chính
- Công trình phụ trợ và các công trình khác;
- Tổng mức đầu tư:
Tổng số: 70.144.812.000 Yên tương đương 7.014.481.200.000 VNĐ
Trong đó:
+ Xây lắp: 30.197.232.000 Yên = 3.019.723.200.000 VNĐ
+ Thiết bị : 11.903.760.000 Yên = 1.190.376.000.000VNĐ
+ KTCB khác: 8.427.628.000 yên = 842.762.800.000 VNĐ
+ Dự phòng: 19.616.192.000 yên = 1.961.619.200.000 VNĐ
Nguồn vốn đầu tư:
+ 85% vốn đầu tư công trình vay lại vốn ODA của Chính phủ Nhật bản (vốn ODA được Thủ tướng Chính phủ cho EVN vay lại qua Bộ tài chính)
+ 15% vốn đầu tư công trình tự vay, tự trả theo quy định chung theo chỉ đạo của Bộ Năng lượng ( nay là Bộ Công thương)
- Chủ đầu tư dự án là : Tổng công ty điện lực Việt nam ( nay là Tập đoàn điện lực Việt nam) , đại điện chủ đàu tư là Ban QLDA thuỷ điện 6 được thành lập theo Quyết định số 381-NL/ TCCBLĐ ngày 24 tháng 6 năm 1994 của Bộ Trưởng Bộ nămg Luợng.
Tổng dự toán:
Giá trị tổng dự toán: 670.772.926.USD = 7.412.040,832 triệu VNĐ
Bao gồm:
+ Xây lắp : 316.941.768.USD = 3.502.206,536 triệu VNĐ
+ Thiết bị : 159.596.800 USD = 1.763.544,640 triệu VNĐ
+ Khác : 194.234.358 USD = 2.146.289,656 triệu VNĐ
Trong đó:
+ Tổng dự toán xây dựng các công trình, hạng mục công trình;
TT
Danh mục
Giá trị TDT
Đồng USD
Triệu VNĐ
A
u
B
C
D
E
F
Tổng số
Bao gồm
Trong công trường
Xây dựng
Thiết bị
Các công trình khác
Các Chi phí khác
Ngoài công trường
Dự phòng
Cộng ( A+B+C)
Trượt giá
Các chi phí bảo hiểm (0,5%)
Cộng (A+B+C+D+E)
Lãi vay và chi phí ngân hàng
`670.772.926
507.309.969
227.126.708
159.596.800
68.577.460
52.009.001
21.237.600
25.259.000
553.806.569
40.065.000
2.969.357
596.840.926
73.932.000
7.412.040,832
5.605.775,157
2.509.750,123
1.763.544,640
757.780,933
574.699,461
234.675,480
279.111,950
6.119.562,587
442.718,250
32.811,396
6.595.092,233
816.948,600
- Kế hoạch khởi công 01/1996 hoàn thành năm 2000
( thực tế: khởi công năm 1997, hoàn thành năm 2005).
- cách lựa chọn nhà thầu
Dự án được phân chia thành 27 gói thầu, trong đó 9 gói đấu thầu quốc tế, 18 gói đấu thầu rộng rãi trong nước và chỉ định thầu.
- Vốn đầu tư thực hiện đề nghị quyết toán đợt I : 5.042.031.996.341.đ
Trong đó:
+ Chi phí xây dựng : 2.362.579.649.109.đ
+ Chi phí thiết bị: 1.554.402.916.138.đ
+ Chi phí khác; 1.125.049.431.094.đ.
Đến hết năm 2009, việc kiểm toán lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản được thực hiện theo Quy trình kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án đầu tư được ban hành theo Quyết định số 09/1999/QĐ-KTNN ngày 28/12/1999 của Tổng Kiểm toán Nhà nước, tại quy trình này chủ yếu đề cập đến kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư và kiểm toán tuân thủ pháp luật, chế độ quản lý đầu tư, xây dựng.
Cũng từ khi thành lập ngành KTNN năm 1994 đến năm 2006, lĩnh vực Kiểm toán dự án - đầu tư XDCB chưa thực hiện kiểm toán hoạt động mà chỉ tiến hành kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư, kiểm toán tuân thủ chính sách chế độ quản lý, đầu tư xây dựng; thông qua đó đưa ra một số đánh giá về tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả của dự án đầu tư.
Sau khi Luật Kiểm toán nhà nước có hiệu lực thi hành thì từ năm 2006, đặc biệt năm 2007, KTNN dần hướng tới kiểm toán hoạt động các chương trình, dự án đầu tư XDCB để có thể đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả của việc quản lý vốn đầu tư phát triển của quốc gia. Do vậy, loại hình KTHĐ đang từng bước được lồng ghép vào trong quá trình thực hiện kiểm toán BCTC và kiểm toán tuân thủ dự án đầu tư XDCB.
Quy trình kiểm toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản nhà máy thủy điện Hàm Thuận- Đa Mi do KTNN thực hiện gồm 4 giai đoạn như sau:
- Chuẩn bị kiểm toán;
- Thực hiện kiểm toán;
- Lập báo cáo kiểm toán;
- Kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán.
Với nội dung cụ thể của từng giai đoạn kiểm toán và những nội dung của kiểm toán hoạt động được lồng ghép vào từng giai đoạn của quá trình kiểm toán, cụ thể như sau:
* Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
Thứ nhất, Khảo sát và thu thập thông tin, bao gồm:
- Thông tin tổng quát về dự án đầu tư và nguồn thu thập thông tin;
- Thông tin tổng quát về hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán;
- Một số vấn đề khác cần lưu ý: các vấn đề phát sinh từ các cuộc kiểm toán trước của KTNN hay kiểm toán độc lập; những vấn đề được thanh tra, kiểm tra; những thay đổi về chính sách của Nhà nước.
- Trọng yếu và rủi ro kiểm toán;
Thứ hai, Lập kế hoạch kiểm toán gồm các công việc:
Xác định mục tiêu kiểm toán và nội dung kiểm toán
Mục tiêu kiểm toán trong giai đoạn này được xác định nhằm tập trung đánh giá tính “ đúng đắn, trung thực” của báo cáo quyết toán vốn đầu tư. Đánh giá tính tuân thủ pháp luật, chế độ quản lý đầu tư xây dựng, chế độ quản lý tài chính, kế toán của Nhà nước. Đồng thời qua đó, đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và tình hình sử dụng vốn đầu tư. Như ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status