Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại Công ty Thực phẩm Miền Bắc - pdf 23

Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại Công ty Thực phẩm Miền Bắc



MỤC LỤC
Trang
 
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU. 3
1.1. Tổng quan về hiệu quả kinh doanh 3
1.1.1. Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh doanh 3
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 4
1.1.4. Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh 7
1.2. Xuất khẩu và hiệu quả xuất khẩu 8
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm xuất khẩu 8
1.2.2. Hiệu quả xuất khẩu 12
1.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu 16
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC 18
2.1. Giới thiệu khái quát về công ty 18
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 18
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty 19
2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty 20
2.1.4. Đặc điểm kinh tế ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của Công ty 22
2.2. Tình hình kinh doanh xuất khẩu của Công ty 25
2.2.1. Hoạt động xuất khẩu mặt hàng của công ty 25
2.2.3. Hoạt động xuất khẩu theo thị trường 29
2.3. Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của công ty 32
2.3.1. Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2002-2005. 32
2.3.2. Kết quả kinh doanh xuất khẩu của công ty trong thời gian qua. 34
2.3.3. Phân tích các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của Công ty. 36
2.3.4.Các biện pháp mà công ty đã áp dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu 38
2.4. Đánh giá chung về nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của Công ty 39
2.4.1. Ưu điểm 39
2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân 40
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TRONG THỜI TỚI. 42
3.1. Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới 42
3.1.1. Phương hướng kinh doanh nói chung 42
3.1.2. Phương hướng kinh doanh xuất khẩu của Công ty trong thời gian tới 42
3.2. Những thuận lợi và khó khăn đối với công ty 44
3.2.1. Thuận lợi 44
3.2.2. Khó khăn 44
3.3. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu của công ty 45
3.3.1. Giải pháp từ phía công ty 45
3.3.2. Một số kiến nghị với cơ quan nhà nước 48
KẾT LUẬN 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hí luưu thông.
Tóm lại mỗi doanh nghiệp cần tìm cho mình một biện pháp riêng phù hợp với điều kiện tình hình của doanh nghiệp mình. Nhưng nhìn chung để nâng cao hiệu quả kinh doanh các doanh nghiệp cần thực hiện đông bộ các biện pháp này.
1.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu
Chúng ta đã biết hiệu quả kinh doanh là các chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa kết quả và chi phí. Nâng cao hiệu quả kinh doanh là tìm mọi cách để thay đổi mối tương quan kết quả và chi phí theo chiều hướng có lợi. Các doanh nghiệp nói chung khi họ tham gia vào hoạt động kinh doanh thì mục tiêu của họ là lợi nhuận tối đa và điều này chỉ có được khi tổng doanh thu lớn hơn tổng chi phí. Nếu kết qua nay lớn thi doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển được, khi đó ta nói doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả và ngược lại.
Vậy hiệu quả kinh doanh là điều kiện tồn tại, là mục tiêu tồn tại của doanh nghiệp của doanh nghiệp nói chung và của doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng. Chỉ có kinh doanh có hiệu quả thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển trong dài hạn. Chỉ kinh doanh có hiệu quả cao thì doanh nghiệp mới ngày càng có uy tín và vị thế trên thi trường.
Trong cơ chế thị trường, khi mà xu hướng cạnh tranh ngày càng gay gắt, nếu doanh nghiệp không nâng cao hiệu quả để tích luỹ vốn từ đó tăng nhanh khả năng quay vòng vốn, tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm… từ đó tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thì sản phẩm của doanh nghiệp sẽ dần trở nên lạc hậu và mất khả năng cạnh tranh so với các sản phẩm của thủ cạnh tranh và doanh nghiệp sẽ khó mà tồn tại được.
Tóm lại, nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhiệm vụ và cũng là mục tiêu của bất kỳ một doanh nghiệp nào nói chung hay của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nói riêng.
Chương II
Thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty
thực phẩm miền bắc.
2.1. Giới thiệu khái quát về công ty
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Thực phẩm Miền Bắc có tên giao dịch tiếng Anh:
NORTHERN FOOD STUFF COMPANY viết tắt: FONEXIM
Công ty thực phẩm Miền Bắc là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Thương mại dịch vụ, du lịch xuất nhập khẩu.
Tiền thân là Công ty rau quả thuộc Bộ Ngoại thương ( nay là Bộ Thương Mại). Năm 1996 Công ty rau quả sáp nhập với Công ty thực phẩm Công nghệ Miền Bắc, trở thành Công ty thực phẩm Miền Bắc trực thuộc Bộ Thương Mại.
Hiện nay công ty có 24 chi nhánh trên toàn quốc:
Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh 39 - đường Lê Hồng Phong – quận 10 thành phố Hồ Chí Minh.
Chi nhánh tại Hải Phòng số 7 Minh Khai – thành phố Hải Phòng.
Chi nhánh tại Việt Trì - Khách sạn Hà Nội 2191 - Đại Lộ Hùng Vương – Việt Trì - Phú Thọ.
Cửa hàng thực phẩm số 1: 203 Minh Khai – Hà Nội.
Cửa hàng thực phẩm số 2: 251 Minh Khai – Hà Nội.
Trung tâm thuốc lá 210 – Trần Quang Khải – Hà Nội.
Khách sạn Phương Nam số 17 Tổng Đàn Hà Nội.
Ngoài ra còn có các chi nhánh và các trạm kinh doanh ở các tỉnh như: Nam Định, Bắc Giang, Quảng Ninh, Sơn Tây, Ninh Bình, Thanh Hoá, Vinh, Quy Nhơn, Tây Nam Bộ,..
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty
Là một doanh nghiệp nhà nước kinh doanh trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là trên lĩnh vực sản xuất và thương mại, các mặt hàng chủ yếu là nông sản và thực phẩm. Vì vậy chức năng của Công ty được thể hiện qua mục đích và nội dung kinh doanh.
*. Mục đích kinh doanh.
Liên kết hợp tác đầu tư, thu mua, chế biến, gia công, xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm, kinh doanh, dịch vụ khách sạn du lịch, tạo ra hàng hoá sản phẩm, dịch vụ góp phần làm bình ổn giá cả thị trường, tăng thu ngoại tệ, nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường thế giới.
*. Nội dung kinh doanh
Kinh doanh các mặt hàng nông sản thực phẩm công nghệ như: Bia, rượu, nước giải khát, đường các loại, sửa các loại, bột ngọt, bánh kẹo các loại. Thực phẩm tươi sống, lương thực, nông sản, lâm sản, thuỷ hải sản, cao sư, rau củ, các mặt hàng tiêu dùng, vật tư, nguyên liệu phân bón, phương tiện vận chuyển thực phẩm, cho thuê kho bãi, kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn, ăn uống giải trí, dịch vụ du lịch.
Tổ chức sản xuất gia công, chế biến các loại mặt hàng mông sản, lương thực, thực phẩm, bia, rượu…
Tổ chức liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư nước ngoài để tạo nguồn hàng đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Xuất khẩu trực tiếp hay xuất khẩu uỷ thác theo quy định của pháp luật
2.1.2.1. Nhiệm vụ của Công ty
- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn.
- Xây dựng các phương án kinh doanh theo kế hoạch và mục tiêu của công ty.
- Chấp hành những quy định pháp luật của nhà nước và phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của nhà nước đồng thời góp phần làm bình ổn giá cả thị trường trong nước. Quản lý và đào tạo phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên đồng thời chăm lo đời sống người lao động.
2.1.2.2. Quyền hạn của Công ty
Được kinh doanh theo mục đích thành lập doanh nghiệp.
Chủ động kinh doanh, sản xuất và ký kết các hợp đồng với các bạn hàng trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực hoạt động của công ty.
Được quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Công ty. Đồng thời được chủ động tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý và sử dụng đội ngũ lao động theo đúng pháp luật
2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty
2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức
Hình 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty thực phẩm miền Bắc
Tổng Giám Đốc
Ban Giám Đốc
Phòng nhân sự tiền lương
Phòng TC – KT
P. Đầu tư
P. quản lý
P. XNK
Phòng Kế Hoạch
Phòng Kiểm tra
24 chi nhánh
P. Tổng Giám Đốc 1.
( Phụ trách kinh doanh )
P. Tổng Giám Đốc 2.
( Phụ trách sản xuất)
Nguồn: Phòng quản lý công ty thực phẩm Miền Bắc năm 2005.
* Nhiệm vụ của các phòng ban.
Tổng Giám Đốc dẫn đầu các công việc quản lý về công ty và chịu trách nhiệm quản lý đất đai, nguồn vốn, và các nguồn tại nguyên khác. Mặt khác còn phải chịu trách nhiệm chính đối với Bộ Thương Mại.
Hai Phó Tổng Giám Đốc hỗ trợ cho Tổng Giám Đốc, mỗi P. Tổng Giám Đốc sẽ chịu trách nhiệm về một vấn đề riêng như: P. Tổng Giám Đốc 1 phụ trách vấn đề kinh doanh của tổng công ty còn Phó Tổng Giám Đốc 2 phụ trách vấn đề sản xuất của tổng công ty.
Ban Giám Đốc là những người quản lý các chi nhánh của công ty ở khắp nơi trên cả nước và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc.
Phòng tài chính kế toán: Phòng này chịu trách nhiệm về các vấn đề tài chính và kế toán của công ty. Một chức năng nữa là quản lý nguốn vốn của công ty để sử dụng đúng mục đích phù hợp với luật lệ, chính sách và hỗ trợ các hoạt động kinh doanh.
Phòng đầu tư: Tất cả các hoạt động phát triển và quản lý xây dựng đều được thực hiện tại phòng này. Ngoài ra phòng ban này còn chịu trách nhiệm đưa ra những lời khuyên cho Tổng Giám Đốc qua nhưng dự án và kế hoạch đầu tư vì vậy phòng này có trách nhiệm lập ra những kế hoạch đầu tư, thiết kế, thực thi và giám sát công trình xây dựng cơ sở.
Phòng quản lý: Có một chức năng chung, bao gồm các hoạt động sản xuất ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status