Các giải pháp cần thiết đối với quá trình giải quyết công nợ tại Công ty quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất - pdf 23

Download miễn phí Luận văn Các giải pháp cần thiết đối với quá trình giải quyết công nợ tại Công ty quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NỢ- QUẢN LÝ CÔNG NỢ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 2
I. Cơ sở hình thành và nội dung công nợ: 2
1.1. Cơ sở hình thành: 2
1.2. Nội dung công nợ: 3
II. Các yếu tố ảnh hưởng đến công nợ: 11
2.1.Các vấn đề liên quan đến công nợ: 11
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công nợ: 15
III. Các giải pháp nhằm tăng hiệu quả công tác quản lý thanh toán công nợ: 20
3.1. Các mục tiêu quản lý công nợ: 20
3.2. Những nội dung quản lý công nợ: 21
3.3. Lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi: 26
3.4. Ý nghĩa của công tác quản lý công nợ: 27
3.5. Những giải pháp chủ yếu tăng hiệu quả quản lý thanh toán công nợ: 28
CHƯƠNG II 33
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THANH TOÁN 33
CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY QUAN HỆ QUỐC TẾ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT 33
I. Đặc điểm, tình hình kinh doanh của công ty quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất 33
1.1. Một vài nét về quá trình hình thành và phát triển của công ty quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất. 33
1.2. Chức năng, nhiệm vụ đặc điểm kinh doanh 34
1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh 35
1.4. Tình hình tài chính của công ty 37
1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh: 39
II. Tình hình thanh toán công nợ của công ty Quan Hệ Quốc Tế Đầu Tư Sản Xuất trong một vài năm gần đây: 39
2.1.Công tác tổ chức và quản lý thanh toán công nợ tại công tại Công ty: 39
2.2. Tình hình công nợ của công ty: 42
III. Phân tích tình hình công nợ: 45
3.1. Phân tích tình hình công nợ phải thu: 45
3.2. Phân tích tình hình công nợ phải trả: 48
IV.Phân tích khả năng thanh toán công nợ: 48
4.1. Phân tích khả năng thanh toán nợ phải trả: 48
4.2. Phân tích hiệu quả thanh toán nợ phải thu: 48
4.3. Nhận xét về tình hình thanh toán công nợ tại công ty: 48
CHƯƠNG III 48
CÁC GIẢI PHÁP CẦN THIẾT ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY QUAN HỆ QUỐC TẾ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT 48
I. Phương hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tới: 48
II. Những khó khăn và thuận lợi đối với công tác quản lý công nợ kế hoạch thực hiện cho phương hướng sản xuất kinh doanh những năm tới: 48
2.1. Những thuận lợi: 48
2.2. Những khó khăn: 48
III. Những giải pháp chủ yếu đối với quá trình giải quyết công nợ tại công ty Quan Hệ Quốc Tế Đâu Tư Sản Xuất: 48
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


làm giảm doanh thu, giảm lợi nhuận, giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
v Kỳ thu tiền bình quân
(tính theo số ngày)
=
Số dư bình quân các khoản phải thu
Doanh số bán chịu bình quân 1 ngày
Đây là chỉ tiêu phản ánh để thu được một khoản phải thu thì cần số ngày trung bình là bao nhiêu (các khoản phải thu quay một vòng mất mấy ngày). Vòng quay càng lớn thì kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ và ngược lại.
Thời gian này càng ngắn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ càng nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, nếu thời gian dài chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ càng chậm, doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều.
Khi phân tích cần tính ra và so sánh với thời gian bán chịu quy định cho khách hàng. Nếu thời gian quay vòng các khoản phải thu lớn hơn thời gian bán chịu quy định cho khách hàng thì việc thu hồi các khoản phải thu là chậm và ngược lại, các khoản phải thu nhỏ hơn thời gian bán chịu quy định cho khách hàng thì việc thu hồi các khoản phải thu đạt được kế hoạch về thời gian.
3.3. Lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi:
Bên cạnh việc theo dõi chi tiết công nợ theo từng đối tượng, để tránh những thiệt hại, thất thu do việc các đối tượng phải thu của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán tiền hàng hay nợ đến hạn, các doanh nghiệp thường phải lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi. Dự phòng phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị dự kiến bị tổn thất của các khoản nợ phải thu khó đòi có thể không đòi được do con nợ không có khả năng thanh toán có thể xảy ra trong năm kế hoạch.
- Căn cứ để ghi nhận là khoản nợ phải thu khó đòi:
+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán từ hai năm trở nên kể từ ngày khách hàng ký nhận nợ trên chứng từ vay nợ.
+ Nợ chưa quá hạn trong thời gian quy định 2 năm nhưng con nợ đã trong tình trạng giải thể,phá sản...
- Mục đích của việc lập dự phòng:
+ Đảm bảo nguyên tắc phù hợp của kế toán và tránh tình trạng biến động lớn tài chính của doanh nghiệp.
+ Phản ánh đúng giá trị thực về các khoản phải thu từ đó phản ánh đúng giá trị thực tài sản của doanh nghiệp.
- Nguyên tắc lập dự phòng:
Để tránh tình trạng các doanh nghiệp lập dự phòng với mục đích tăng chi phí, giảm lợi nhuận và thuế thu nhập, việc lập dự phòng phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
+ Chỉ được phép lập dự phòng các khoản phải thu thực sự khó đòi và phải lập cho từng khoản phải thu khó đòi.
+ Số dự phòng phải thu khó đòi được lập không quá 20% tổng công nợ phải thu và đảm bảo doanh nghiệp không bị lỗ.
+ Việc lập dự phòng phải thu khó đòi được lập một lần vào cuối niên độ kế toán trước khi lập báo cáo kế toán.
- Phương pháp xác định mức dự phòng:
Để xác định mức dự phòng cần sử dụng một trong hai cách:
+ Tính trực tiếp: số dự phòng được tính theo tỷ lệ % trên số công nợ phải thu, theo công thức
Số dự phòng phải lập = Số công nợ phải thu * Tỷ lệ ước tính
- Tính tuổi của các khoản phải thu: căn cứ vào sổ chi tiết theo dõi công nợ để xác định thời gian các khoản nợ, lập dự phòng theo số % khó thu.
Số dự phòng phải lập = % mất nợ có thể * Nợ phải thu khách hàng nghi ngờ.
Dự phòng phải thu khó đòi được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh khi lập và vào thu nhập khác khi hoàn nhập dự phòng.
3.4. ý nghĩa của công tác quản lý công nợ:
Như chúng ta đã biết công nợ trong doanh nghiệp luôn là một bài toán phức tạp, hóc búa đòi hỏi doanh nghiệp phải có những biện pháp thích hợp thì mới có thể tồn tại và phát triển được trong cơ chế cạnh tranh của nền kinh tế thị trường. Cũng có thể khẳng định một điều rằng “công nợ” là con dao hai lưỡi nếu không dung hoà được hai mặt nội dung phải thu và phải trả của công nợ thì doanh nghiệp rất dễ dẫn tới khả năng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn và tồi tệ hơn nữa là dẫn tới sự phá sản của doanh nghiệp. Do đó, đặt ra cho mỗi doanh nghiệp một câu hỏi là làm thế nào để quản lý công nợ tốt nhất mà vẫn duy trì được mức tăng trưởng và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Không phải lúc nào nhắc đến công nợ là cũng nhắc đến các khoản doanh nghiệp phải thu từ các con nợ và ngược lại trong nhiều trường hợp “công nợ phải trả” lại tạo cho doanh nghiệp một khoản vốn chiếm dụng hợp pháp trong một khoảng thời gian nhất định. Đối với một số doanh nghiệp, người ta đề cao khoản vốn tín dụng này và lấy đó làm giải pháp tài chính tạm thời: “chiếm dụng càng nhiều vốn càng tốt” trong lúc doanh nghiệp thiếu vốn, nếu doanh nghiệp quá lạm dụng giải pháp chiếm dụng vốn bất hợp lý này thì tình hình tài chính không những không có tiến bộ mà sẽ ngày càng rơi vào ngõ cụt. Vậy làm thế nào để hợp lý hóa tất cả các khoản nợ phải thu, phải trả? Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chính sách quản lý công nợ hợp lý. Từ chỗ tổ chức theo dõi chi tiết công nợ phải thu, phải trả đến việc phân tích tình hình công nợ hàng quý, hàng năm. cuối cùng phải đưa ra được quỹ dự phòng phải thu khó đòi nếu thấy cần thiết. Từ đây doanh nghiệp sẽ có các biện pháp xử lý kịp thời và nâng cao khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp.
3.5. Những giải pháp chủ yếu tăng hiệu quả quản lý thanh toán công nợ:
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh việc phát sinh công nợ là một vấn đề mang tính tất yếu. Để thực hiện tốt việc thu và trả nợ phải có thời gian nên nợ nần giữa các đơn vị kinh doanh trong một thời gian ngắn là chuyện bình thường. Nhưng nếu để tình trạng công nợ dây dưa kéo dài, chiếm dụng vốn lẫn nhau với khối lượng lớn thì tất yếu sẽ gây hậu quả xấu. Nếu công ty phá sản thì sẽ kéo theo hàng loạt các công ty khác lao đao thậm chí phá sản theo. Đây là tình trạng có thể xảy ra nếu các doanh nghiệp không tuân theo nguyên tắc kinh doanh cơ bản, không tuân theo luật tài chính và pháp luật nhà nước. Để tránh tình trạng công nợ dây dưa kéo dài các doanh nghiệp cần quan tâm đến công tác quản lý theo dõi công nợ một cách chi tiết.
Một là: Nghiên cứu về nhà cung cấp và khách hàng
Nhằm hạn chế mức độ rủi ro trong việc ứng trước tiền hàng và bán chịu hàng hoá, dịch vụ cũng như trong việc thanh toán công nợ sau này. Nên trước khi ứng trước tiền hàng hay bán chịu cho khách hàng doanh nghiệp cần điều tra nghiên cứu kỹ lưỡng để đưa ra quyết định phù hợp. Tuỳ theo mức độ quy mô của công nợ phải thu đối với từng khách hàng và khoản ứng trước cho nhà cung cấp mà quản trị phải tập hợp các thông tin khác nhau. Các thông tin có thể như:
- Báo cáo tài chính: doanh nghiệp có thể đề nghị khách hàng cung cấp các thông tin tài chính như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn, tốc độ chu chuyển vốn lưu động.Từ đó xem xét và cân nhắc xem có nên bán hàng cho khách hàng theo cách tín dụng thương mại hay không?
- Báo cáo tín dụng về khả năng thanh toán của khách hàng đối với các doanh nghiệp khác : đây là nguồn thông tin rất khó khai thác,doanh nghiệp cần tìm kiếm từ các tổ chức chuyên cung cấp thông tin. Dựa vào đó doanh nghiệp có thể biết được tình trạng kinh tế của khách h...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status