Luận văn quan hệ trái nghĩa trong tiếng việt - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Quan hệ trái nghĩa trong tiếng Việt/ Phan, Thị Hoàng Anh ;2012
Từ khóa: Tiếng Việt;Quan hệ trái nghĩa;
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. Khái niệm chung về trái nghĩa và quan hệ trái nghĩa
1.1. Khái niệm trái nghĩa và quan hệ trái nghĩa
1.2. Những đặc trưng của quan hệ trái nghĩa
Chương 2. Đặc điểm cấu tạo và phân loại quan hệ trái nghĩa
trong tiếng Việt
2.1. Đặc điểm cấu tạo của các từ loại có quan hệ trái nghĩa trong
tiếng Việt
2.1.1. Mối quan hệ trái nghĩa trong nhóm từ chỉ tính chất
2.1.2. Mối quan hệ trái nghĩa trong nhóm từ chỉ hoạt động
2.1.3. Mối quan hệ trái nghĩa trong nhóm từ chỉ người, sự vật,
sự việc, hiện tượng
2.2. Các loại quan hệ trái nghĩa trong tiếng Việt
2.2.1. Trái nghĩa thang độ
2.2.2. Trái nghĩa lưỡng phân
2.2.3. Trái nghĩa nghịch đảo
Chương 3. Sự vận dụng quan hệ trái nghĩa trong quá trình
tạo lời nghệ thuật tiếng Việt
1. Lí do chọn đề tài
Trái nghĩa là một hiện tượng có phạm vi rộng khắp trong hệ thống từ vựng
chứ không chỉ bó hẹp trong những nhóm với một số từ nhất định. Nói khác đi, trái
nghĩa trước hết là quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ trong toàn bộ từ vựng, chứ không
phải là giữa những từ nào đấy. Do đó, trái nghĩa là một quan hệ ngôn ngữ phổ quát,
đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc ngữ nghĩa. Cùng với các quan hệ khác như
quan hệ bao hàm, quan hệ đồng nghĩa, quan hệ trái nghĩa là biểu hiện của tính hệ
thống trong từ vựng của một ngôn ngữ. Nghiên cứu quan hệ trái nghĩa sẽ góp phần
làm rõ hơn cấu trúc ngôn ngữ và qua đó nâng cao hiệu quả trong quá trình tạo lời
nghệ thuật tiếng Việt. Mặc dầu việc nghiên cứu quan hệ trái nghĩa có giá trị to lớn
về phương diện lý thuyết lẫn thực tiễn, vấn đề này vẫn chưa được quan tâm thỏa
đáng. Vì vậy, nghiên cứu đề tài này, người viết hướng đến mục tiêu là tìm hiểu sâu
hơn, bản chất hơn về mối quan hệ trái nghĩa trong tiếng Việt. Đặc biệt là mong
muốn bổ sung kiến thức cho việc thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học, nhằm
tạo sự thuận lợi cho việc học tập, nghiên cứu và công tác sau này. Cũng chính mục
tiêu và mục đích nêu trên, người viết đã chọn “Quan hệ trái nghĩa trong tiếng Việt”
để làm đề tài cho luận văn cuối khóa của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Ở Việt Nam, những nghiên cứu về quan hệ trái nghĩa không nhiều, chỉ có thể
kể đến một số công trình của các tác giả như Từ vựng tiếng Việt của Nguyễn Thiện
Giáp (1998), Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt của Đỗ Hữu Châu (1981), Từ điển trái
nghĩa tiếng Việt của Dương Kì Đức (1986). Một số trang viết trong những công
trình chỉ mang tính dẫn luận về ngôn ngữ học như Khái luận ngôn ngữ học của
Nguyễn Văn Tu (1960), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt của các tác giả Mai
Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2003),....
Nguyễn Thiện Giáp trong Từ vựng học tiếng Việt (1998) đã xác định “Từ trái
nghĩa là một trong những biện pháp tổ chức từ vựng theo sự đối lập. Có thể định
nghĩa từ tráii nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm, đối lập về ý nghĩa biểu hiện
khái niệm tương phản về mặt lôgic nhưng tương liên lẫn nhau” [10;205]. Theo tác
giả, có hai kiểu đối lập trong từ trái nghĩa là đối lập về mức độ (già - trẻ, thấp -
5
cao,…) và đối lập loại trừ (giàu - nghèo, mua – bán, ...). Cũng giống như đồng
nghĩa, thực chất của trái nghĩa là so sánh các nghĩa chứ không phải giữa các từ nói
chung, là dung lượng ngữ nghĩa của các từ trái nghĩa phải tương đương với nhau
trong khi hướng theo các chiều khác nhau, để đảm bảo tính cân xứng trong từ trái
nghĩa. Các tiêu chí ngôn ngữ học cũng được tác giả đưa ra, bao gồm: khả năng kết
hợp giống nhau giữa các vế, khả năng cùng gặp trong cùng một ngữ cảnh, quy luật
của liên tưởng đối lập. Về phân loại, tác giả đưa ra hai loại từ trái nghĩa là trái nghĩa
từ vựng (có tính chất thường xuyên và cố định vào các thành phần từ vựng của ngôn
ngữ) và trái nghĩa ngữ cảnh (được dùng như những sự kiện của lời nói, có tính chất
cá nhân, lâm thời). Những nghiên cứu của tác giả đã được dùng trong giáo trình cho
sinh viên.
Tuy nhiên, có thể nói các nhận định của tác giả chưa cụ thể, chưa có những
tường giải cần thiết trong phần khái niệm và việc phân loại còn chung chung, đòi
hỏi phải có những nghiên cứu sâu hơn, rộng hơn.
Bên cạnh đó, Đỗ Hữu Châu đã đem lại một cái nhìn hệ thống, cụ thể về quan
hệ trái nghĩa khi lấy trường nghĩa làm nền tảng cho những nghiên cứu của mình.
Trong Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt (1981), tác giả đã dựa vào trường nghĩa để giải
thích cơ chế hình thành các cặp trái nghĩa. Các từ trong một trường nghĩa thì có
quan hệ đồng nhất hay đối lập nhau, còn các từ thuộc các trường nghĩa khác nhau
thì khác nhau về ngữ nghĩa (...). Một nét nghĩa rộng có thể phân chia thành các nét
nghĩa hẹp hơn. Nét nghĩa rộng đó là tiêu chí chung làm cơ sở cho sự đồng nhất của
từ trái nghĩa. Khi hai từ đồng nhất với nhau ở hai cực thì chúng ta có từ đồng nghĩa,
còn khi chúng bị phân hóa một cách cực đoan về hai cực thì chúng ta có các từ trái
nghĩa. Ngoại trừ nét nghĩa bị phân hóa một cách cực đoan về hai cực, các nét nghĩa
còn lại phải đồng nhất, nếu không chúng ta chỉ có được những từ trái nghĩa giả.
Tác giả chỉ ra rằng, quan hệ trái nghĩa không xảy ra đối với toàn bộ ý nghĩa
của một từ, mà có tính chất bộ phận. Để làm rõ hơn về trường nghĩa và mối quan
hệ đồng nghĩa và quan hệ trái nghĩa, tác giả nêu lên “chùm” từ ngữ có quan hệ
đồng nghĩa - trái nghĩa với một từ, phản ánh một cách tập trung quan hệ đồng nhất
- đối lập trong từ vựng về mặt ngữ nghĩa. Từ mỗi đơn vị của “chùm” từ ngữ này lại
xuất hiện nhiều từ đồng nghĩa, trái nghĩa với nó, dẫn đến sự lan tỏa, mở rộng ra cả
trường nghĩa.
Tuy vậy, có thể thấy tác giả chưa dành sự quan tâm thỏa đáng cho quan hệ
trái nghĩa. Trong công trình nghiên cứu nói trên, tác giả chủ yếu dùng trường nghĩa
để giải thích cho hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa dường như chỉ là mặt bổ sung,
hoàn thiện cho quan hệ đồng nghĩa. Tác giả đề cập đến vấn đề không kém phần
quan trọng là phân loại từ đồng nghĩa và hiện tượng đồng nghĩa trong tiếng Việt,
còn trong quan hệ trái nghĩa, những vấn đề trên chưa được nói đến. Điều này đã
dẫn đến việc bỏ sót một số giá trị độc đáo của quan hệ trái nghĩa.
Ngoài hai tác giả trên, đáng chú ý nữa là công trình nghiên cứu của tác giả
Dương Kì Đức, đó là quyển Từ điển trái nghĩa tiếng Việt (1986), bản in đầu tiên.
Trong công trình này, tác giả dành nhiều trang viết để giới thiệu về quan hệ trái
nghĩa và đã đề xuất được nhiều khái niệm mới, nhiều lí giải cụ thể, ví dụ như “cặp
chuỗi trái nghĩa”, năm kiểu loại đối lập,... Tuy nhiên, những nghiên cứu của Dương
Kì Đức chỉ dừng lại ở đó. Trong những lần tái bản sau này, những trang viết trên
không được tác gả biên soạn lại, thậm chí còn bị lược bỏ (tái bản lần thứ tư, năm
1999). Người đọc có thể bỏ sót hay không tiếp cận được với tài liệu tham khảo có
gía trị này.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu kể trên là những bài viết trên các
tạp chí của Nguyễn Đức Dương, Chu Bích Thu, Đái Xuân Ninh,vv... Tuy nhiên, các
bài viết này cũng không đi vào những giá trị bản chất nhất của quan hệ trái nghĩa,
chưa đưa ra được những vấn đề có sức thúc đẩy việc nghiên cứu.
Nhìn chung, tình hình nghiên cứu về quan hệ trái nghĩa trong tiếng Việt
chưa thật hệ thống và hiệu quả nhưng lại có được sự đa dạng, góp thêm vào những
thành tựu nghiên cứu sau này.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Quan hệ trái nghĩa trong tiếng Việt”, chúng tui hướng
đến việc nghiên cứu có hệ thống, đầy đủ, chi tiết về quan hệ trái nghĩa; xây dựng
quan niệm đúng đắn về quan hệ trái nghĩa và cung cấp thêm cứ liệu về loại quan hệ
này, nhằm bổ sung kiến thức, lấy đó làm nền tảng, hỗ trợ cho việc giảng dạy kiến
thức liên quan trong nhà trường, giúp cho công tác giảng dạy trong tương lai đạt kết
quả tốt.
4. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài của luận văn là “Quan hệ trái nghĩa trong tiếng Việt”, người viết
chỉ tiến hành khảo sát quan hệ trái nghĩa ở các cặp từ trong tiếng Việt. Ngoài ra, các
nguồn cứ liệu trích dẫn để minh họa như trong lời nói, trong các tác phẩm văn
chương nhằm làm cho lập luận thêm rõ ràng mà nó đã được gói gọn trong cách diễn
đạt theo thói quen sinh hoạt hằng ngày (khẩu ngữ) của người Việt, văn chương của
Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn, chúng tui tiến hành thống kê các cặp từ có quan hệ
trái nghĩa trong từ điển, trong các tác phẩm văn học và trong lời nói hằng ngày, sau
đó phân loại, miêu tả cứ liệu, tạo cơ sở phân định các loại quan hệ trái nghĩa. Đồng
thời rút ra được những đặc điểm về bản chất của loại quan hệ này. Song song đó là
phương pháp phân tích - tổng hợp để nhận định vấn đề quan hệ trái nghĩa một cách
khách quan nhất. Từ đó, đi đến những kết luận mang tính khoa học và thực tiễn.

CzgS6zn9h9C6U70
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status