Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Chỉnh hình và phục hồi chức năng Hà Nội - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Chỉnh hình và phục hồi chức năng Hà Nội



- Hình thức này được áp dụng tại các DN vừa và nhỏ. Ưu điểm chính của các hình thức này là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi chi tiết vào từng sổ nên công tác đối chiếu kiểm tra thuận tiện.
- Nguyên tắc cơ bản của hình thức này là:
+ Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản nợ ứng nợ.
+ Kết hợp chặt chẽ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế.
+ Kết hợp việc thanh toán tổng hợp với việc hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán trong cùng một quá trình ghi chép.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


kết hợp hài hoà các loại lợi ích cá nhân tập thể, nhà nước”. Quản lý quỹ lương thực chất là xác định mối quan hệ giữa người lao động, người quản lý lao động với nhà nước trong việc phân chia lợi ích sau một kỳ kinh doanh. Quỹ lương của doanh nghiệp được xác định thông qua đơn giá tiền lương do cơ quan chủ quản giao và khối lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cho doanh nghiệp thực hiện được trong từng thời kỳ.
Cụ thể các quy định của nhà nước như sau:
Nhà nước quy định đơn giá lương của các sản phẩm, trọng yếu của sản phẩm đặc thù sản phẩm do nhà nước định giá.
Tuỳ theo yêu cầu quản lý các bộ ngành, địa phương quyết định đơn giá tiền lương cho một số sản phẩm trọng yếu sản phẩm đặc thù của từng bộ ngành địa phương quản lý.
- Các sản phẩm còn lại dựa vào hướng dẫn chung của doanh nghiệp sẽ xác định đơn giá nhưng phải đăng ký với cơ quan nhà nước (Bộ lao động thương binh và xã hội, cơ quan tài chính thuế, cơ quan chủ quản nếu như doanh nghiệp thuộc trung ương quản lý). Đơn giá tiền lương thường được xác định theo một phương pháp sau: Đơn giá tiền lương được xác định trên đơn vị sản phẩm (hay sản xuất quy đổi), đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu trừ tổng chi phí, đơn giá tiền lương tính trên lợi nhuận và đơn giá tiền lương tính trên doanh thu.
Phương pháp tính đơn giá tiền lương theo đơn vị sản phẩm được áp dụng ở các đơn vị sản xuất ít mặt hàng, các mặt hàng đều là truyền thống và có hệ thống định mức lao động chi tiết, đầy đủ. Đơn giá tiền lương sẽ được xác định theo công thức:
ĐG = T x LCB
Trong đó: ĐG: Đơn giá tiền lương tính theo đơn vị sản phẩm.
T: Hao phí thời gian lao động để làm ra sản phẩm gồm có cả hao phí thời gian của lao động công nghệ, lao động phụ trợ, lao động quản lý.
LCB: Lương cấp bậc (kể cả phụ cấp của lao động công nghệ, phụ trợ quản lý).
Quỹ lương thực hiện = ĐG x +
Quỹ lương bổ sung là quỹ lương trả cho thời gian, không tham gia sản xuất theo chế độ được hưởng lương và tiền lương chức vụ cho giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng của doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều sản phẩm, mặt hàng nhưng chưa có định mức lao động cho từng loại sản phẩm thì đơn giá tiền lương được xác định trên tổng doanh thu trừ tổng chi phí.
ĐG =
Trong đó: Vkh: Quỹ tiền lương kế hoạch (không bao gồm lương của giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng).
Vkh: được xác định dựa trên tiền lương bình quân theo chế độ và định biên lao động hợp lý theo công thức.
Vkh = tiền lương bình quân theo chế độ x lao động định biên chi phí.
Kế hoạch gồm toàn bộ các khoản chi phí hợp lệ, hợp lý trong giá thành sản phẩm chi phí khác (chưa có lương) và các khoản phải nộp ngân sách theo quy định hiện hành.
Quỹ lương thực hiện được xác định:
Quỹ lương thực hiện = ĐG x - (không có V).
Đối với doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả ổn định thì đơn giá tiền lương được xác định trên lợi nhuận của doanh nghiệp.
ĐG =
Trong đó: Pkh : lợi nhuận kế hoạch của doanh nghiệp.
Quỹ lương thực hiện của doanh nghiệp sẽ bằng:
Quỹ lương thực hiện = Đơn giá x PTH.
PTH: Lợi nhuận thực hiện.
Các doanh nghiệp mà sản xuất kinh doanh không ổn định và không thể tính toán tiền lương theo các phương pháp đã nêu ở trên thì sử dụng phương pháp xác định tiền lương trên doanh thu:
ĐG =
Và quỹ lương thực hiện được xác định như sau.
Quỹ lương thực hiện = ĐG x Doanh thu thực hiện
Sau khi xác định quỹ lương theo chế độ doanh nghiệp xây dựng cơ chế trả lương cho phù hợp với nguyên tắc trả lương theo lao động. Có thể trả lương theo bảng lương do nhà nước quy định hay kết hợp nhiều hình thức vừa phân phối theo hệ số lương vừa phân phối theo hệ số kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Quỹ bảo hiểm xã hội – bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn.
- Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số quỹ tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp (chức vụ, khu vực...) của công nhân viên thực tế phát sinh trong tháng. Theo chế độ hiện hành tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội là 20% trong đó 15% do đơn vị hay chủ sử dụng lao động nộp được tính vào chi phí kinh doanh. 5% còn lại do người lao động đóng góp và được tính trừ vào thu nhập người lao động quỹ bảo hiểm xã hội được chi tiêu cho các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Quỹ này do cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý.
Quỹ bảo hiểm y tế: được sử dụng thanh toán các khoản tiền khám chữa bệnh viện phí... cho người lao động. Trong thời gian ốm đau, sinh đẻ... quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp của công nhân viên. Tỷ lệ trích bảo hiểm y tế hiện hành là 3% trong đó 2% tính vào chi phí kinh doanh và 1% trừ vào thu nhập của người lao động. Quỹ này do cơ quan bảo hiểm y tế quản lý.
- Kinh phí công đoàn hình thành do việc trích lập theo một tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương thực trả cho cán bộ, công nhân viên và được tính vào chi phí kinh doanh. Tỷ lệ trích kinh phí công đoàn theo chế độ hiện hành là 2%.
- Doanh nghiệp nộp một phần kinh phí công đoàn lên cơ quan quản lý công đoàn cấp trên, doanh nghiệp giữ lại một phần để chi tiền hoạt động công đoàn tại đơn vị mình.
Tiền lương phải trả cho người lao động cùng các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn hợp thành chi phí nhân công trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh.
Ngoài chế độ tiền lương và các khoản trích theo lương, doanh nghiệp còn xây dựng chế độ tiền thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh tiền thưởng bao gồm thi đua ( lấy từ quỹ khen thưởng, thưởng trong sản xuất kinh doanh, thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm, thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng phát minh sáng kiến)
III. Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp.
1. Chế độ tiền lương:
1.1. Chế độ tiền lương cấp bậc:
Là chế độ tiền lương áp dụng cho công nhân, tiền lương cấp bậc được xây dựng dựa trên tổng số lượng và chất lượng lao động có thể nói rằng chế độ tiền lương cấp bậc nhằm mục đích xác định chất lượng lao động trong các nghề khác nhau và trong từng nghề. Đồng thời nó cũng có thể so sánh điều kiện lao động nặng nhọc có hại cho sức khoẻ với điều kiện lao động bình thường chế độ tiền lương cấp bậc có tác dụng nhất tích cực nó điều chỉnh tiền lương giữa các ngành nghề một cách hợp lý nó cũng giảm bớt được tính chất bình quân trong việc trả lương thực hiện triệt để quan điểm phân phối theo lao động chế độ tiền lương cấp bậc do nhà nước ban hành doanh nghiệp dựa vào đó để vận dụng vào thực tế tuỳ theo đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị mình chế độ tiền lương cấp bậc bao gồm 3 yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, thang lương, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, mức lương.
- Thang lương là bảng xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa các công nhân cùng nghề hoặc...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status