Tiến trình gia nhập wto và những cam kết của Việt Nam trong WTO - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Tiến trình gia nhập wto và những cam kết của Việt Nam trong WTO



LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI 3
THẾ GIỚI WTO 3
I. Giới thiệu tổng quan về tổ chức thương mại Thế giới WTO 3
1. Lịch sử hình thành 3
2.Cơ cấu tổ chức của WTO 4
3. Nguyên tắc hoạt động 6
4. Điều kiện gia nhập 6
II. Sự cần thiết, cơ hội và thách thức của việc Việt Nam gia nhập WTO 8
1. Những thuận lợi và cơ hội phát triển 9
2. Những khó khăn và thách thức 11
CHƯƠNG II: TIẾN TRÌNH GIA NHẬP WTO VÀ NHỮNG CAM KẾT CỦA VIỆT NAM 15
I. Tiến trình Việt Nam gia nhập WTO 15
1. Những mốc quan trọng trong tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam 15
2. Trình tự gia nhập WTO 16
2.1. Nộp đơn xin gia nhập 16
2.2. Minh bạch hóa chính sách thương mại ( Nộp Bị vong lục ) và trả lời các câu hỏi của Ban cônng tác WTO 16
2.3. Đàm phán gia nhập 17
2.3.1. Đàm phán đa phương ( về thực hiện các quy định của WTO ) 18
2.3.2. Đàm phán song phương (về mở cửa thị trường hành hóa và dịch vụ) 19
 2.3.3. Đàm phán về nông nghiệp 23
2.4. Hoàn chỉnh hồ sơ gia nhập - Kết nạp và công bố chính thức 24
II. Những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO 25
1. Giới thiệu về bộ nội dung cam kết của việt Nam trong WTO 25
2. Tóm tắt nội dung cam kết của Việt Nam trong WTO 26
2.1. Cam kết đa phương 26
2.1.1. Kinh tế phi thị trường: . 26
2.1.2. Dệt may: 26
2.1.3. Trợ cấp phi nông nghiệp: 27
2.1.4. Trợ cấp nông nghiệp: 27
2.1.5. Quyền kinh doanh (quyền xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa): 27
2.1.6. Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu và bia: 28
2.1.7. Doanh nghiệp Nhà nước / doanh nghiệp thương mại Nhà nước: 28
2.1.8. Tỷ lệ cổ phần để thông qua quyết định tại doanh nghiệp: 28
2.1.9. Một số biện pháp hạn chế nhập khẩu: 28
2.1.10. Minh bạch hóa: 29
2.1.11. Một số nội dung khác: 29
2.2. Cam kết về thuế nhập khẩu 29
2.2.1. Mức cam kết chung: 29
2.2.2. Mức cam kết cụ thể: . 29
2.3. Cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ 30
2.3.1. Cam kết chung cho các ngành dịch vụ: 30
2.3.2. Dịch vụ khai thác hỗ trợ dầu khí: 31
2.3.3. Dịch vụ viễn thông: 31
2.3.4. Dịch vụ phân phối: 32
2.3.5. Dịch vụ bảo hiểm: 32
2.3.6. Dịch vụ ngân hàng: 32
2.3.7. Dịch vụ chứng khoán: 32
2.3.8. Các cam kết khác: . 32
 
3. Tình hình thực hiện cam kết 33
3.1. Tình hình thực hiện cam kết thương mại dịch vụ 34
3.2. Tình hình thực hiện cam kết thuế quan 35
3.3. Tình hình thực hiện cam kết về hải quan 37
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ NHỮNG CAM KẾT CỦA VIỆT NAM TRONG WTO 40
I. Giải pháp chung 40
II. Giải pháp thực hiện một số hiệp định của Việt nam trong WTO 41
1. Giải pháp thực hiện Hiệp định TBT 42
1.1. Giới thiệu về Hiệp định TBT 42
1.2. Giải pháp thực hiện Hiệp định TBT 43
2. Giải pháp thực hiện các cam kết về hải quan 45
2.1. Những cam kết cơ bản 45
2.2. Giải pháp thực hiện cam kết về hải quan 46
III. Một số kết quả về kinh tế_thương mại Việt Nam sau hơn hai năm gia nhập WTO 51
 1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 53
2. Lạm phát qua các năm. 54
3. Xuất khẩu gia tăng 55
4. Khả năng cạnh tranh. 57
5. Quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ 57
6. Vẫn còn nhiều thách thức 60
KẾT LUẬN 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


a ra đòi hỏi rất cao, nhiều khi ngược hẳn với quy định của WTO. Nước ta sẽ không thể gia nhập nếu không giải quyết được sự mất cân đối này, nhất là khi nông nghiệp cũng là lĩnh vực nhạy cảm đối với ta.   
Đàm phán đa phương về nông nghiệp tập trung xem xét các chương trình hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu nông sản. Việt Nam đã phải thống kê tất cả các chương trình trợ cấp xuất khẩu và hỗ trợ trong nước để trình ra Ban công tác. Trong 8 phiên đầu, đàm phán đa phương về nông nghiệp tiến triển hết sức chậm chạp bởi nước ta không chấp nhận bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu nông sản trong khi tất cả các nước mới gia nhập, kể cả các nước chậm phát triển, đều cam kết xoá bỏ hình thức trợ cấp này ngay từ khi gia nhập. Tới Phiên 9 (tháng 12 năm 2004), với chủ trương tạo đột phá trong đàm phán, nước ta đồng ý cam kết bãi bỏ hoàn toàn trợ cấp xuất khẩu nông sản. Đàm phán đa phương về nông nghiệp coi như kết thúc về cơ bản bởi thời gian sau này chỉ là làm rõ và chi tiết hoá các chương trình hỗ trợ trong nước mà thôi.
2.4. Hoàn chỉnh hồ sơ gia nhập - Kết nạp và công bố chính thức
Theo thông lệ, khi Nhóm công tác đã kết thúc việc xem xét chế độ ngoại thương của nước xin gia nhập, đồng thời các cuộc đàm phán đa phương, song phương về mở cửa thị trường đã kết thúc, Nhóm công tác sẽ dự thảo một Báo cáo gia nhập của nước xin gia nhập, bao gồm một Nghị định thư gia nhập và các danh mục ghi các cam kết của nước xin gia nhập (là tổng hợp kết quả của các thoả thuận trong các phiên đàm phán đa phương và các cam kết trong các phiên đàm phán song phương).
Các văn bản này sẽ được trình lên Ðại hội đồng hay Hội nghị bộ trưởng. Tại cuộc họp của Hội nghị bộ trưởng, nếu 2/ 3 số thành viên của WTO chấp thuận, quyết định về việc gia nhập sẽ được thông qua. Sau đó, Nghị định thư gia nhập của Việt Nam sẽ được được Tổng giám đốc WTO và chín phủ Việt Nam ký và Việt Nam trở thành thành viên của WTO. 30 ngày sau khi chủ tịch nước (hay quốc hội) phê chuẩn nghị định thư, Việt Nam sẽ chính thức trở thành thành viên WTO.
Ngày 7/11, tại trụ sở của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) ở Giơnevơ (Thụy Sĩ) đã diễn ra phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng WTO về việc kết nạp Việt Nam vào tổ chức thương mại lớn nhất thế giới này.
Đúng 19h (giờ VN) ngày 7/11, Bộ trưởng Thương mại VN Trương Đình Tuyển và Tổng Giám đốc Pascal Lamy đã ký vào Nghị định thư gia nhập WTO của VN. Ngay sau đó, Người phát ngôn của tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh này cho biết, đã chính thức mời Việt Nam trở thành thành viên thứ 150. Như vậy, 149 quốc gia thành viên WTO đã chính thức bật đèn xanh cho Việt Nam gia nhập vào hệ thống thương mại tự do toàn cầu. Việc kết nạp này chấm dứt chặng đường 11 năm đàm phán của Việt Nam.
II. Những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO
1. Giới thiệu về bộ nội dung cam kết của việt Nam trong WTO
Bộ nội dung các cam kết của việt Nam trong WTO bao gồm:
- Nghị định thư gia nhập.
- Báo cáo của Ban công tác.
- Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO.
- Các Luật, quy định và các thông tin khác được Việt Nam cung cấp cho Ban công tác.
Biểu cam kết về hàng hóa.
- Hàng nông sản.
- Hàng phi nông sản.
- Phụ lục đối với sản phẩm CNTT.
- Lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu cho các sản phẩm ITA.
- Hạn nghạch thuế quan.
- Các sản phẩm nông nghiệp – Cam két hạn chế trợ cấp.
Biểu cam kết về dịch vụ.
- Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ. (Danh mục miễn trừ đối xử tối huệ quốc theo diều II).
- Tài liệu giải thích biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ.
2. Tóm tắt nội dung cam kết của Việt Nam trong WTO
2.1. Cam kết đa phương
Việt Nam đồng ý tuân thủ toàn bộ các hiệp định và các quy định mang tính ràng buộc của WTO từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên, do là nước đang phát triển ở trình độ thấp, lại đang trong quá trình chuyển đổi nên Việt Nam đã yêu cầu và WTO đã chấp nhận hưởng một thời gian chuyển đổi để thực hiện một số cam kết có liên quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), trợ cấp cho phi nông nghiệp, quyền kinh doanh, v.v. Cam kết chính thức như sau:
2.1.1. Kinh tế phi thị trường: Việt Nam chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi thị trường trong 12 năm ( không muộn hơn 31/12/2018). Tuy nhiên, trước thời điểm trên, nếu chứng minh được với đối tác nào đó là kinh tế Việt Nam đã hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trường thì đối tác đó sẽ ngừng áp dụng chế độ "phi thị trường". Chế độ "phi thị trường" nói trên chỉ có ý nghĩa trong các vụ kiện chống bán phá giá. Các thành viên WTO không có quyền áp dụng cơ chế tự vệ đặc thù (là cơ chế khác với cơ chế chung trong WTO mà một số nước có nền kinh tế phi thị trường khi gia nhập WTO phải chịu) đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, kể cả trong thời gian bị coi là nền kinh tế phi thị trường.
2.1.2. Dệt may: các thành viên WTO sẽ không được áp dụng hạn ngạch dệt may đối với Việt Nam khi vào WTO. Riêng trường hợp vi phạm quy định WTO về trợ cấp bị cấm đối với hàng dệt may thì một số nước có thể có biện pháp trả đũa nhất định. Ngoài ra thành viên WTO cũng sẽ không được áp dụng tự vệ đặc biệt đối với hàng dệt may của Việt Nam.
2.1.3. Trợ cấp phi nông nghiệp: Ta đồng ý bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp bị cấm theo quy định WTO như trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội địa hóa. Tuy nhiên với các ưu đãi đầu tư dành cho hàng xuất khẩu đã cấp trước ngày gia nhập WTO, ta được bảo lưu thời gian quá độ là 5 năm (trừ ngành dệt may).
2.1.4. Trợ cấp nông nghiệp: Ta cam kết không áp dụng trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên ta bảo lưu quyền được hưởng một số quy định riêng của WTO dành cho nước đang phát triển trong lĩnh vực này. Đối với loại hỗ trợ mà WTO quy định phải cắt giảm nhìn chung ta duy trì được ở mức không quá 10% giá trị sản lượng. Ngoài mức này, ta còn bảo lưu thêm một số khoản hỗ trợ nữa vào khoảng 4.000 tỷ đồng mỗi năm.Có thể nói, trong nhiều năm tới, ngân sách của nước ta cũng chưa đủ sức để hỗ trợ cho nông nghiệp ở mức này.
Các loại trợ cấp mang tính chất khuyến nông hay trợ cấp phục vụ phát triển nông nghiệp được WTO cho phép nên ta được áp dụng không hạn chế.
2.1.5. Quyền kinh doanh (quyền xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa): Tuân thủ quy định WTO, ta đồng ý cho doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài được quyền xuất nhập khẩu hàng hóa như người Việt Nam kể từ khi gia nhập, trừ đối với các mặt hàng thuộc danh mục thương mại nhà nước như: xăng dầu, thuốc lá điếu, xì gà, băng đĩa hình, báo chí và một số mặt hàng nhạy cảm khác mà ta chỉ cho phép sau một thời gian chuyển đổi như gạo và dược phẩm.
Ta đồng ý cho phép doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được đăng ký quyền xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Quyền xuất khẩu chỉ là quyền đứng tên trên tờ khai hải quan để làm thủ tục xuất nhập khẩu.
Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài sẽ không được tự động tham gia vào hệ thống phân phối trong nước. Các cam kết về quyền...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status