Bước đầu nghiên cứu phân loại chi càng cua (Peperomia Ruiz & Pav. 1794) ở Việt Nam - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................ 3
1.1. Các nghiên cứu chi Càng cua (Peperomia Ruiz & Pav. 1794) trên thế giới . 3
1.2. Các nghiên cứu chi Càng cua (Peperomia Ruiz & Pav. 1794) ở Việt Nam.. 5
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU..................................................................................................... 9
2.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 9
2.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................ 9
2.3. Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 9
2.4. Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 9
2.5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 10
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................ 14
3.1. Hệ thống phân loại và vị trí của chi Càng cua (Peperomia Ruiz & Pav.
1794) ở Việt Nam................................................................................................ 14
3.2. Đặc điểm phân loại chi Càng cua (Peperomia Ruiz & Pav. 1794) ở Việt
Nam. .................................................................................................................... 15
3.3. Khóa định loại các loài thuộc chi Càng cua (Peperomia Ruiz & Pav. 1794) ở
Việt Nam ............................................................................................................. 20
3.4. Đặc điểm phân loại các loài thuộc chi Càng cua (Peperomia Ruiz & Pav.
1794) ở Việt Nam................................................................................................ 20
3.4.1. Peperomia harmandii C. DC. 1910. - Càng cua harmand........................ 20
3.4.2. Peperomia leptostachya Hook. & Arn. 1832. - Càng cua gié mịn........... 22
3.4.3. Peperomia parcicilia C. DC. 1909. - Càng cua ba lá ............................... 23
3.4.4. Peperomia pellucida (L.) Kunth. 1816. -Rau càng cua ............................ 25
3.4.5. Peperomia tetraphylla (Forst. f.) Hook. & Arn. 1832. - Càng cua bốn lá 27
3.4.6. Peperomia thorelii C. DC. 1910. - Càng cua thorel ................................. 29
3.4.7. Các loài hiểu biết chưa đầy đủ .................................................................. 30
3.5. Giá trị tài nguyên của các loài thuộc chi Càng cua (Peperomia Ruiz & Pav.
1794) ở Việt Nam................................................................................................ 33
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 37
PHỤ LỤC

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Trên thế giới chi Càng cua (Peperomia Ruiz & Pav. 1794) là một trong
hai chi lớn thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae Agardh.), với khoảng 1.000 loài được
ghi nhận. Ở Việt Nam, chi này hiện biết có 6 loài, chúng phân bố ở những nơi
ẩm như trong rừng, bãi hoang quanh làng bản, trên đá phủ đầy rêu,… Đa số các
loài được sử dụng làm thuốc, làm rau ăn, một số loài được trồng để trang trí.
Cho nên, bên cạnh giá trị về khoa học, chi này còn có giá trị về kinh tế.
Đến nay, đã có một số công trình đề cập đến chi Càng cua ở Việt Nam,
nhưng vẫn chưa đầy đủ và thật sự có hệ thống, về phân loại vẫn còn có những ý
kiến chưa thống nhất [27], [10], [3]. Do đó, cần có một công trình nghiên cứu
chuyên sâu và đầy đủ để thống nhất, phục vụ việc biên soạn bộ sách Thực vật
chí Việt Nam về họ Hồ tiêu và cho những nghiên cứu có liên quan. Vì vậy,
chúng tui đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Bƣớc đầu nghiên cứu phân loại chi
Càng cua (Peperomia Ruiz & Pav. 1794) ở Việt Nam”.
Mục đích nghiên cứu: Hoàn thành công trình khoa học về phân loại chi
Càng cua (Peperomia Ruiz & Pav. 1794) ở Việt Nam một cách có hệ thống, làm
cơ sở cho việc nghiên cứu họ Hồ tiêu (Piperaceae Agardh.), phục vụ cho việc
biên soạn Thực vật chí Việt Nam và cho những nghiên cứu có liên quan.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Cung cấp tài liệu phục vụ cho việc viết Thực vật chí
Việt Nam về họ Hồ tiêu ở Việt Nam, bổ sung kiến thức cho chuyên ngành phân
loại thực vật và cơ sở dữ liệu cho những nghiên cứu sau này về chi Càng cua
(Peperomia Ruiz & Pav. 1794) ở Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài phục vụ trực tiếp cho các ngành ứng
dụng và sản xuất lâm nghiệp, y dược, sinh thái và tài nguyên sinh vật,…
Điểm mới của đề tài: Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam tiến hành
phân loại chi Càng cua (Peperomia Ruiz & Pav. 1794) ở Việt Nam một cách
đầy đủ và có hệ thống.
Bố cục của khóa luận: Gồm 36 trang, 12 hình vẽ, 4 ảnh, 1 bản đồ, 2 bảng
được chia thành các phần chính như sau: Mở đầu (2 trang), chương 1 (Tổng
quan tài liệu: 6 trang), chương 2 (Đối tượng, phạm vi, thời gian và phương pháp
nghiên cứu: 5 trang), chương 3 (Kết quả nghiên cứu: 21 trang), kết luận và kiến
nghị: 2 trang, tài liệu tham khảo: 34 tài liệu; bảng tra tên khoa học và tên Việt
Nam, phụ lục.

Cây thân thảo, mọc đứng, cao 10-15 cm, đường kính 0,1-0,15 cm, phân
nhánh nhiều, có nhiều lông, lông dài 0,05 cm. Lá đơn, mọc cách, phía trên cụm
hoa các lá mọc sát nhau gần thành lá mọc đối hay mọc vòng; phiến lá hình
trứng, trứng ngược hay hình bầu dục, kích thước khoảng 2-2,5 cm x 1,5-1,8
cm, chóp nhọn, mép nguyên, gốc tròn hay tù, mập, cả hai mặt đều có nhiều
lông; gân hình cung từ gốc, 3 cái; cuống lá dài 0,3-0,7 cm, có lông. Cụm hoa
dạng bông nạc, mọc thành cặp đôi, mọc ở ngọn và ở nách lá gần ngọn, dài 4-6
cm, nhẵn; lá bắc hình phễu, có vành hình khiên, cuống ngắn, đính sát đế hoa;
hoa nhỏ. Nhị 2, bao phấn hình trái xoan. Bầu nhụy hình trứng ngược, nằm sâu
trong trục hoa, núm nhụy không rõ. Quả hạch, hình bầu dục, dài 1 mm, có
cuống ngắn. Hạt 1.
Loc. class.: Vietnam; Typus: Thorel s.n. (holotype not designated: P).
Sinh học và sinh thái: Gặp ở nơi ẩm ven đường rừng hay bãi hoang
quanh nhà. Ra hoa tháng 4-5.
Phân bố: Lâm Đồng (Đà Lạt). Còn có ở Lào.
Mẫu nghiên cứu: Loài được ghi nhận bởi De Candole (1910), Phạm
Hoàng Hộ (1999), Nguyễn Tiến Bân (2003). Trong quá trình nghiên cứu chi
Càng cua ở Việt Nam, chúng tui chưa tìm thấy mẫu vật của loài này. Bản mô tả
theo De Candole (1910), Phạm Hoàng Hộ (1999), Nguyễn Tiến Bân (2003).
3.4.7. Các loài hiểu biết chƣa đầy đủ
3.4.7.1. Peperomia blanda (Jacquin) Kunth, – Càng cua đen đi
Kunth. 1816. Nov. Gen. Sp. 1: 67; Cao hu jiao shu. 1999. Fl. China, 4: 129.
- Peperomia dindygulensis Miq. 1843. Systema Piperacearum 1: 122;
Phamh. 1989. Illustr. Fl. Vietn. 1: 360; 1999. 1: 290.
Cây thân thảo, nhỏ, mập, nằm rồi đứng, có lông mịn quăn; thân phần nằm
to 1-3 mm, thân đứng ít nhánh. Lá có phiến 3-5 gân, dài 5 cm, rộng 2,5 cm,

x58393sNhYwDKiA
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status