Chọn MT và ĐK nuôi cấy thích hợp cho chủng VLK - pdf 28

Download miễn phí Luận văn Chọn MT và ĐK nuôi cấy thích hợp cho chủng VLK



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN . 1
MỤC LỤC. 2
KÍ HIỆU VIẾT TẮT . 4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, ĐỒTHỊ. 5
LỜI MỞ ĐẦU . 6
PHẦN I : TỔNG QUAN. 7
I.1. Vi khuẩn lactic. 7
I.1.1. Lịch sửnghiên cứu vềvi khuẩn lactic (LAB):. 7
I.1.2. Úng dụng của vi khuẩn lactic. 8
I.1.3. Phân loại vi khuẩn lactic. 10
I.1.4. Đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh hóa của vi khuẩn lactic. 11
I.1.5. Hoạt động chuyển hóa của vi khuẩn lactic. 11
I.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo sinh khối của vi khuẩn
lactic. 15
I.2.1 Quá trình tạo sinh khối. 15
I.2.2. Ảnh hưởng của điều kiện nuôi cấy lên khảnăng sinh trưởng
và phát triển của vi khuẩn lactic. 17
I.2.2.1. Ảnh hưởng của tỷlệtiếp giống. 17
I.2.2.2. Ảnh hưởng của pH. 17
I.2.2.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ. 18
I.2.2.4. Ảnh hưởng của Oxy. 18
I.2.2. Ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng lên khảnăng sinh trưởng
và phát triển của vi khuẩn lactic. 19
I.2.2.1. Ảnh hưởng của nguồn cacbon. 19
I.2.2.2. Ảnh hưởng của nguồn nitơ. 20
I.2.2.3. Ảnh hưởng của các muối vô cơvà chất kích thích sinh
trưởng. 22
PHẦN II. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
. 24
II.1 Nguyên vật liệu – hóa chất- thiết bịnghiên cứu. 24
II.1.1. Đối tượng nghiên cứu. 24
II.1.2. Hóa chất. 24
II.1.3. Thiết bị. 25
II.2. Phương pháp nghiên cứu. 25
II.2.1. Chuẩn bịmôi trường. 25
II.2.2. Phương pháp vi sinh. 25
II.2.3. Phương pháp hóa lý. 27
PHẦN III: KẾT QUẢVÀ THẢO LUẬN. 32
III.1. Kiểm tra các đặc tính của chủng VKL phân lập từnem chua.
. 32
Luận văn tốt nghiệp Chọn MT và ĐK nuôi cấy thích hợp cho chủng VLK
Trường ĐHBK Hà Nội Trương ThịThanh Lê-CNCSPLM-K48 3
III.1.1. Đặc điểm hình thái: . 32
III.1.2. Kiểm tra khảnăng sinh khí của chủng. 32
III.2. Nghiên cứu các điều kiện ảnh hưởng tới quá trình tạo sinh
khối của chủng VKL phân lập từnem chua. 33
III.2.1. Lựa chọn các điều kiện thích hợp cho quá trình nuôi cấy
chủng VKL phân lập từnem chua. 34
III.2.1.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ. 34
III.2.1.2. Ảnh hưởng của độthông khí. 36
III.2.1.3. Ảnh hưởng của tỷlệtiếp giống. 37
III.2.2. Lựa chọn nguồn dinh dưỡng thích hợp cho quá trình phát
triển của chủng VKL phân lập từnem chua. 39
III.2.2.1. Ảnh hưởng của nguồn cacbon. 39
III.2.2.1. Ảnh hưởng của nguồn Nitơ. 40
III.2.3: Động học của quá trình sinh trưởng và phát triển của
VKL phân lập từnem chua. 45
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 47





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


oenopyruvat photphotransferaza (PTS) bằng cách phân cắt thành glucoza
và galactoza-6-photphat.
Luận văn tốt nghiệp Chọn MT và ĐK nuôi cấy thích hợp cho chủng VLK
Trường ĐHBK Hà Nội Trương Thị Thanh Lê-CNCSPLM-K48 15
Chuyển hóa disacarit sacaroza, sacaroza có thể đi vào bên trong tế bào
nhờ enzym sacaroza hydrolaza phân cắt sacaroza thành glucoza và fructoza theo
nhiều con đường khác nhau. Như các giống lactococus chuyển hóa đường
sacaroza theo con đường PTS và sacaroza-6-photphat hydrolaza, nó tách
sacaroza-6-photphat thành glucoza-6-photphat và fructoza. Sacaroza-6-photphat
hydrolaza và sacaroza PTS tăng lên khi trong môi trường có nhiều sacaroza.
Sacaroza cũng có thể hoạt động như một chất cho monosacarit trong quá trình tạo
ra exopolysacarit – làm tăng độ kết dính và cấu trúc của các sản phẩm sữa lên
men - của vi khuẩn lactic [16, 22].
b) Chuyển hóa Protein
Vi khuẩn lactic có nhu cầu rất lớn về các loại axit amin để phát triển, mà
khả năng tổng hợp axit amin từ nguồn nitơ vô cơ của các vi khuẩn lactic là có
giới hạn. Hoạt động thủy phân protein được nhắc đến khi trong môi trường
không đủ axit amin cung cấp cho sự sinh trưởng và phát triển, ví dụ trong sữa chỉ
có khoảng 10mg/100ml, vì vậy vi khuẩn lactic có thể thủy phân casein ở pH và
nhiệt độ tối ưu để tạo các axit amin, di hay tri – peptit nhờ các enzym proteaza
và peptidaza nằm trong tế bào chất, trên màng và thành tế bào. Trong một số
trường hợp các proteaza ở thành tế bào không tổng hợp được do thiếu đoạn
plasmit mã hóa thì lập tức các peptidaza ở màng tế bào và tế bào chất sẽ thực
hiện quá trình thủy phân các peptit thành các axit amin tương ứng sau khi các
oligopeptit đủ nhỏ để được vận chuyển vào trong màng nguyên sinh chất, vì chỉ
có các phân tử thấp mới có khả năng xâm nhập vào tế bào qua màng nguyên sinh
chất [8, 22].
Nhờ các loại enzim khác nhau mà vi khuẩn lactic có thể tham gia biến đổi
tính chất một số sản phẩm thực phẩm trong quá trình sản xuất.
I.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo sinh khối của vi khuẩn lactic
I.2.1 Quá trình tạo sinh khối
Quá trình tạo sinh khối của vi khuẩn được chia thành 4 giai đoạn sau:
Pha tiềm phát, pha phát triển logarit, pha cân bằng và pha suy vong [1]
- Pha thích nghi : Pha này được tính từ khi bắt đầu cấy đên khi tốc độ sinh
trưởng của vi khuẩn bắt đầu phát triển mạnh. Trong thời gian này vi khuẩn dần
dần làm quen với môi trường và thích nghi với môi trường. ở giai đoạn này vi
Luận văn tốt nghiệp Chọn MT và ĐK nuôi cấy thích hợp cho chủng VLK
Trường ĐHBK Hà Nội Trương Thị Thanh Lê-CNCSPLM-K48 16
khuẩn chưa sinh sản hay mới bắt đầu với tốc độ chậm. Thời gian của pha này
phụ thuộc vào sự thích nghi của vi khuẩn đối với môi trường.
- Pha phát triển logarit : Pha này là pha tăng trưởng mạnh nhất. Tế bào sinh
trương với tốc độ nhanh nhất và sự tạo thành sinh khối được minh hoạ theo hàm
số mũ. Tế bào ở pha này trẻ về sinh lý, có hoạt tính sinh học cao. Tế bào sinh ra
nhanh , lượng cơ chất giảm mạnh và tỷ lệ nghịch với lượng tế bào sinh ra.Số
lượng tế bào tăng theo phương trình:
N= No.2n
Trong đó: - No=Số tế bào ban đầu
- N: tổng số tế bào
-n: Số lần tế bào phân chia
- Pha cân bằng : Việc chuyển từ pha logarit sang pha ổn định diễn ra dần dần.
trong pha cân bằng, quần thế vi khuẩn ở trạng thái cân bằng động học, pha này
thì lượng tế bào sinh ra bằng lượng tế bào chết đi,sinh khối sinh ra không tăng
lên và cũng không giảm.Vì vậy khi nồng độ cơ chất giảm thì tốc độ sinh trưởng
của vi khuẩn cũng giảm.
Nguyên nhân tồn tại pha này là do sự tích luỹ các sản phẩm độc của quá
trình trao đổi chất (như các loại rượu, axit hữu cơ) và việc cạn dần các chất dinh
dưỡng. Lượng sinh khối đạt được trong pha ổn định gọi là hiệu suất hay sản
lượng. Sản lượng phụ thuộc vào tính chất và số lượng các chất dinh dưỡng sử
dụng vào điều kiện nuôi cấy. Đó là sự sai khác giữa số lượng vi khuẩn cực đại
và khối lượng vi khuẩn ban đầu.
- Pha suy vong : Trong pha này lượng tế bào ngày càng già và chết đi, sự cân
bằng bị phá vỡ, ngoài sự biến đổi về số lượng tế bào còn có sự biến đổi về kích
thước.
Từ việc đánh giá được sự phát triển của các pha, người ta có thể vẽ được đường
cong sinh trưởng của vi khuẩn. nhìn vào đường cong sinh trưởng của vi khuẩn ta
có thể thấy rõ vi khuẩn phát triển phát triển nhất ở giai đoạn nào và thời điểm nào là
thu được số lượng sinh khối lớn nhất.
Thời gian sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn phụ thuộc vào môi
trường nuôi cấy ( như các chất dinh dưỡng cần thiết) và các điều kiện nuôi cấy
như nhiệt độ, pH, điều kiện thông khí, thời gian nuôi cấy
Luận văn tốt nghiệp Chọn MT và ĐK nuôi cấy thích hợp cho chủng VLK
Trường ĐHBK Hà Nội Trương Thị Thanh Lê-CNCSPLM-K48 17
Vấn đề đặt ra ở đây đó là nên thu sinh khối ở giai đoạn nào là tốt nhất và
chất lượng nhất, bởi chọn thời điểm lấy sinh khối nhằm tạo điều kiện cho quá
trình sấy sau này. Nếu thu hồi sinh khối ở pha cân bằng thì sẽ có nhiều tế bào già
và chết vì thế việc chịu đựng của việc xử lý sau này sẽ khó khăn. Theo một số tài
liệu nghiên cứu thì sinh khối nên được lấy ra ở thời điểm đầu pha cân bằng là tốt
nhất.
I.2.2. Ảnh hưởng của điều kiện nuôi cấy lên khả năng sinh trưởng và phát
triển của vi khuẩn lactic
I.2.2.1. Ảnh hưởng của tỷ lệ tiếp giống
Tỷ lệ tiếp giống có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của vi khuẩn.
Nếu tỷ lệ tiếp giống quá thấp sẽ kéo dài thời gian nuôi cấy, dễ nhiễm tạp, hiệu
suất thu hồi sinh khối thấp. Nếu tỷ lệ tiếp giống quá cao, mặc dù thời gian nuôi
cấy rút ngắn nhưng hàm lượng sinh khối không cao do vi khuẩn phát triển nhanh
quá làm nguồn thức ăn chóng cạn kiệt, và chúng sinh ra một số sản phẩm gây ức
chế quá trình sinh trưởng. Vì vậy chọn tỷ lệ tiếp giống thích hợp sẽ tiết kiệm
canh trường giống, đảm bảo quá trình lên men hiệu quả, rút ngắn thời gian lên
men.
I.2.2.2. Ảnh hưởng của pH
Sống trong môi trường lỏng, vi khuẩn chịu tác động của ion H+ và OH-
trực tiếp hay gián tiếp đến sự trao đổi chất và phát triển của vi khuẩn. Nếu pH
không thích hợp, vi khuẩn lactic có thể bị ức chế, phát triển kém hay bị tiêu diệt.
Chính vì vậy, trong quá trình lên men lactic khi axit lactic tích lũy đủ lớn thì ức
chế luôn cả hoạt động của vi khuẩn lactic (pH<3.8). Nói chung quá trình lên men
sẽ dừng lại khi pH đạt giá trị 4.0. Các loài vi khuẩn lactic khác nhau thì pH thích
hợp khác nhau, dao động trong khoảng từ 4.5-6.5. , nhưng một số lại có thể phát
triển ở pH=9.6 và một số hoạt động ở pH=3.2 như Lactobacillus fermentum có
thể chịu được pH =3. Sự liên quan giữa pH và hiệu suất lên men của vi khuẩn
lactic còn là vấn đề mà các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu. Các vi khuẩn
lactic khác nhau sẽ thích hợp với khoảng pH khác nhau [4]
+ Leuconostoc : 6,3÷6,5
+ Pediocccus : 5,5
+ Lactobacillus, Lactococcus : 5,6÷6,2
Luận văn tốt nghiệp Chọn MT và ĐK nuôi cấy thích hợp cho chủng VLK
Trường ĐHBK Hà Nội Trương Thị Thanh Lê-CNCSPLM-K48 18
Trong quá trình nuôi cấy vi khuẩn, sản phẩm của quá trình lên men lactic sinh
ra cũng làm giảm pH môi trường. Do đó, nó cũng gây ức chế tới sự phát triển của
vi khuẩn lactic. Mỗi loại có khả năng chịu được những pH thấp khác nhau.
+ Leuconostoc : pHmin <5
+ Pediocccus : pHmin = 3,5-4,4
+ Lactobacillus : pHmin =3,2 -3,5
I.2.2.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn.
Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến các phản ứng enzym của tế bào vi sinh vật.
Nhiệt độ nuôi cấy quá cao hay quá thấp đều có thể gây ức chế các enzym, làm
đình trệ các phản ứng trao đổi chất và do đó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng
và phát triển của vi khuẩn.
Mỗi loại vi khuẩn lactic có khoảng nhiệt độ thích hợp để phát triển. Như
loại ưa ấm, sẽ phát triển ở khoảng nhiệt độ 25÷35°C ( ví dụ: Lactobacillus casei,
Lactococcus lactic subsp. lactis, Lactococcus lactis subsp. cremoris, Lc. lactis
subsp. lactis biovar diacetylactis, Leuconostoc...); loại ưa nhiệt sẽ phát triển ở
khoảng nhiệt độ 35÷45°C ( ví dụ: Streptococcus thermophilus, Lactobacillus
acidophilus, Lactobacillus reuteri...) [4].
I.2.2.4. Ảnh hưởng của Oxy
Nói chung các vi khuẩn lactic chịu được môi trường giàu oxy. Nhưng có
một vài loài (sống trong đường tiêu hóa của động vật) là yếm khí nghiêm ngặt
như Lactobacillus gasseri. Khi có mặt của oxy các loại này không có khả năng
photphoryl hóa, tổng hợp cytochrom, tổng hợp enzym. Mặc dù các vi khuẩn
lactic thường được gọi là các vi khuẩn yếm khí tùy tiện, thông thường các chuỗi
vận chuyển electron không hoạt động nhưng quá trình oxy hóa khử DNA vẫn xảy
ra. Trong điều kiện hiếu khí, ở rất nhiều loại vi khuẩn lactic, phân tử DNA phản
ứng với oxy để tạo nên H2O2 hay một phân tử nước nhờ NADH. Trong quá
trình nuôi cấy với mục đích thu hồi sinh khối, vi khuẩn lactic vẫn cần hô hấp để
sinh trưởng và phát triển. Vì thế trong nuôi cấy, ta cần kiể...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status