Hoàn thiện công tác định giá DN tại công ty kim khí Hà Nội - pdf 28

Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện công tác định giá DN tại công ty kim khí Hà Nội



MỤC LỤC
 
Lời mở đầu 4
Chương I. Cơ sở lý luận về định giá doanh nghiệp 5
1.1. Doanh nghiệp và giá trị doanh nghiệp 5
1.1.1. Lý thuyết chung về doanh nghiệp 5
1.1.2. Giá trị doanh nghiệp 5
1.2. Định giá doanh nghiệp là gì 6
1.3. Sự cần thiết phải định giá doanh nghiệp 7
1.4. Các nhân tố tác động đến giá trị doanh nghiệp 8
1.4.1. Yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 9
1.4.2. Các yếu tố thuộc môi trường ngành 10
1.5. Các phương pháp định giá doanh nghiệp 12
1.5.1. Phương pháp định giá doanh nghiệp theo tài sản 13
1.5.1.1. Khái niệm 13
1.5.1.2. Đối tượng áp dụng 13
1.5.1.3. Quy trình định giá doanh nghiệp theo phương pháp tài sản 13
1.5.1.4. Xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản 16
1.5.1.5. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp tài sản 20
1.5.2. Phương pháp định giá doanh nghiệp theo dòng tiền chiết khấu 22
1.5.2.1. Khái niệm 22
1.5.2.2. Đối tượng áp dụng 22
1.5.2.3. Căn cứ xác định 22
1.5.2.4. Công thức xác định 22
1.5.2.5. Ưu điểm và nhược điểm phương pháp DCF 25
1.5.3. Các phương pháp khác 27
1.5.3.1. Phương pháp lợi nhuận 27
1.5.3.2. Phương pháp chiết khấu cổ tức trong tương lai 28
1.5.3.3. Phương pháp hệ số giá trên thu nhập (P/E) 28
Chương II. thực trạng công tác định giá doanh nghiệp tại công ty kim khí Hà Nội 30
2.1. Vài nét khái quát về công ty 30
2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển 30
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm kinh doanh của công ty 30
2.1.2.1. Chức năng 30
2.1.2.2. Nhiệm vụ 31
2.1.2.3. Đặc điểm kinh doanh của công ty 31
2.1.2.4. Mạng lưới kinh doanh của công ty 32
2.1.3. Tổ chức quản lý của công ty 34
2.2. Thực trạng định giá tại công ty kim khí Hà Nội 36
2.2.1. Căn cứ xác định 36
2.2.2. Hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp 38
2.2.3. Xác định giá trị doanh nghiệp công ty kim khí Hà Nội 39
2.2.3.1. Nguyên tắc định giá 41
2.2.3.2. Phương pháp tính (Phương pháp tài sản) 43
2.2.4. Nhận xét công tác định giá doanh nghiệp tại công ty kim khí Hà nội 51
2.2.4.1. Nguyên nhân tăng giảm tài sản trong ĐGDN tại công ty kim khí Hà Nội
 51
2.2.4.2. Kết quả đạt được 55
2.2.4.3. Một số hạn chế 56
2.2.5. Nhận xét chung về quy chế ĐGDN của Nhà nước 57
Chương III. Giải pháp hoàn thiện công tác ĐGDN tại công ty kim khí Hà Nội 60
3.1. Phương hướng phát triển của công ty 60
3.1.1. Mục tiêu, kế hoạch 60
3.1.1.1. Mục tiêu 60
3.1.1.2. Kế hoạch kinh doanh của công ty sau CPH 60
3.1.2. Phương hướng phát triển của công ty 61
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác ĐGDN tại công ty kim khí Hà Nội 62
3.3. Kiến nghị với Nhà nước 66
Kết luận 69
Tài liệu tham khảo 70
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


đợi là không có sự thay đổi quan trọng nào về vốn hoá trong tương lai. Thêm vào đó, phương pháp này thích hợp hơn đối với những cổ phiếu thứ yếu của DN.
Khi đó Giá cổ phiếu = Tổng giá trị hiện tại của các khoản cổ tức trong tương lai + Giá trị hiện tại của cổ phiếu tại thời điểm bán sau này (t)
Nếu cổ phiếu được người đầu tư nắm giữ vô thời hạn thì có nghĩa là t sẽ tiến tới ∞ (thông thường, quãng đời của cổ phiếu là vô hạn,vì nó không có thời gian đáo hạn. Một cổ phiếu thường được chuyển quyền sở hữu cho nhiều người thuộc nhiều thế hệ, song điều đó không ảnh hưởng tới giả định người đầu tư nắm giữ cổ phiếu đó vô thời hạn). Khi đó, giá trị hiện tại của vốn gốc sẽ tiến tới 0 và công thức trên trở thành:
Giá cổ phiếu= Tổng giá trị hiện tại của các khoản cổ tức trong tương lai.
1.5.3.3. Phương pháp hệ số giá trên thu nhập (P/E)
Hệ số giá trên thu nhập là quan hệ tỷ lệ giữa giá thị trường một cổ phiếu với thu nhập (lợi nhuận sau thuế) của một cổ phiếu. Nó phản ánh, để có được một đồng thu nhập người đầu tư phải bỏ ra bao nhiêu tiền. Hệ số này càng cao công ty càng kinh doanh có hiệu quả nên được thị trường trả giá cao, và ngược lại hệ số P/E thấp chứng tỏ DN kinh doanh không hiệu quả.
Đây là phương pháp thông dụng nhất trong các phương pháp dựa vào hệ số. Đối với một thị trường chứng khoán phát triển thỉ tỷ lệ P/E rất có ích cho việc định giá cổ phiếu. Giả sử, người đầu tư X chưa được giao dịch trên thị trường. Muốn tính giá hợp lý của cổ phiếu X trong các cách là chỉ cần nhìn vào giá trị P/E được công bố đối với các loại cổ phiếu có cùng độ rủi ro như cổ phiếu X nhân(*) với thu nhập ròng trên đầu cổ phiếu của công ty phát hành ra cổ phiếu X là có thể tìm ra được giá cổ phiếu X.
Tuy nhiên, thị trường chứng khoán còn non trẻ như ở nước ta thì việc sủ dụng phương pháp này nhiều khi không mang lại thông tin đáng tin cậy.
Chương II. Thực trạng công tác định giá DN
tại Công ty kim khí Hà Nội
2.1.Vài nét khái quát về công ty
2.1.1.Sơ lược quá trình hình thành và phát triển
Tên công ty
:
Công ty Kim khí Hà Nội
Địa chỉ
:
20 Tôn Thất Tùng-Đống Đa-Hà Nội
Mã số tài khoản
:
710A00251
Mã số thuế
:
0100100368
Công ty Kim khí Hà Nội ban đầu có tên là công ty thu hồi phế liệu kim khí, được thành lập từ năm 1972. Với chức năng thu mua thép, phế liệu trong nước tạo nguồn cung cấp nguyên liệu cho việc nấu thép tại nhà máy gang thép Thái Nguyên.Công ty thu hồi phế liệu Kim khí là đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, trực thuộc tổng công ty kim khí Việt Nam-Bộ vật tư.
Tháng 10 năm 1985, Bộ vật tư đã ra quyết định số 628/QĐ-VT hợp nhất hai đơn vị:”Công ty thu hồi phế liệu kim khí” và trung tâm giao dịch vụ vật tư ứ đọng luân chuyển” thành công ty vật tư thứ liệu Hà Nội, trực thuộc Tổng công ty kim khí Việt Nam, hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân .Ngày 28/05/1993, Bộ Thương mại đã ra quyết định số 600/TM-TCCB thành lập công ty kim khí Hà Nội trực thuộc tổng công ty Thép Việt Nam
Ngày 15/04/1997, Bộ công nghiệp ra quyết định số 511/QĐ-TCCB sáp nhập xí nghiệp dịch vụ vật tư (là đơn vị trực thuộc tổng công ty thép Việt Nam) vào công ty thứ liệu Hà Nội
Ngày 05/06/1997, theo quyết định số 1022/QĐ-HĐQT của hội đồng quản trị Tổng công ty thép VN đổi tên Công ty vật tư thứ liệu Hà Nội thành công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội.
Ngày 12/11/2003, Bộ công nghiệp ra quyết định số 1852/2003/QĐ-BCN về việc sáp nhập công ty Kinh doanh thép và vật tư Hà Nội vào công ty Kim khí Hà Nội. Hiện nay công ty có trụ sở chính tại 20 Tôn Thất Tùng-Hà Nội.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm kinh doanh của công ty
2.1.2.1. Chức năng
Công ty Kim khí Hà Nội là một DN nhà nước trực thuộc tổng công ty Thép Việt Nam, chức năng chủ yếu của công ty là:
- Kinh doanh các loại sản phẩm thép, vật liệu xây dựng, nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất của ngành thép trong nước.
- Kinh doanh các mặt hàng thiết bị phụ tùng.
- Nhập khẩu các mặt hàng thép, vòng bi, phôi thép để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty.
- Sản xuất, nhận gia công các mặt hàng thép.
2.1.2.2.Nhiệm vụ
Theo sự phân cấp của Tổng công ty thép Việt Nam, công ty có nhiệm vụ cơ bản sau:
- Là đơn vị kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập dưới sự chỉ đạo của cơ quan chủ quản là Tổng công ty thép Việt Nam. Do vậy, hàng năm Công ty phải tổ chức triển khai các kế hoạch sản xuất kinh doanh do công ty xây dựng và được tổng công ty phê duyệt.
-Công ty được Tổng công ty thép cấp vốn hoạt động. Ngoài ra, công ty có quyền chủ động huy động thêm các nguồn từ bên ngoài như vay vốn ngân hàng, các tổ chức tài chính,...
- Công ty phải chấp hành và thực hiện đầy đủ nghiêm túc chính sách, chế độ của Luật pháp Việt Nam về hoạt động sản xuất kinh doanh và có nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước.
- Trong mọi loại hình kinh tế, công ty luôn phải xem xét khả năng sản xuất kinh doanh của mình, nắm bắt nhu cầu tiêu dùng của thị trường để từ đó đưa ra những kế hoạch nhằm cải tiến tổ chức sản xuất kinh doanh đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho khách hàng và đạt được lợi nhuận tối đa.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm đáp ứng được yêu cầu kinh doanh và quản lý của công ty. Thực hiện các chính sách, chế độ thưởng phạt đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
2.1.2.3. Đặc điểm kinh doanh của công ty
Hoạt động kinh tế cơ bản của công ty là lưu chuyển hàng hoá. Đó là sự tổng hợp của quá trình mua bán, trao đổi và dự trữ hàng hoá. Công ty tổ chức thu mua hàng hoá của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước sau đó cung cấp hàng hoá cho những khách hàng có nhu cầu. Quá trình lưu chuyển hàng hoá được thực hiện theo hai cách: bán buôn và bán lẻ.
Công ty kim khí Hà Nội là DN kinh doanh có quy mô lớn, chuyên bán buôn bán lẻ các mặt hàng thép, vật liệu xây dựng và kinh doanh các mặt hàng phụ tùng thông qua hệ thống các cửa hàng của công ty.Mặt hàng kinh doanh của công ty bao gồm:
Dây thép đen, thép mạ có kích thước nhỏ, thép thường (thép thanh), thép hình (thép L,U,I), thép lá (thép tấm, thép lá từ 0.1→0.3 ly)
Ngoài ra công ty còn kinh doanh các mặt hàng khác như ống Vinapipe, xi măng, phụ tùng, vòng bi, gang... phục vụ cho xây dựng. Hơn nữa công ty còn tổ chức các hoạt động dịch vụ như: cho thuê kho bãi, kiốt, cửa hàng, tài sản và còn có dịch vụ gửi hàng.
Nguồn hàng do công ty khai thác tương đối đa dạng nhưng chủ yếu là khai thác nguồn hàng sản xuất trong nước từ các nhà máy sản xuất (nhà máy thép liên doanh Việt úc, nhà máy gang thép Thái Nguyên, VPS...) như: mặt hàng kim khí, xi măng, phụ tùng, vòng bi... Ngoài ra, công ty còn khai thác nguồn hàng nhập khẩu từ các nước: Hàn Quốc, Nga... như các loại thép, vòng ống FKF, phôi thép, vòng bi...
Thị trường kinh doanh của công ty tương đối rộng và đa dạng. Các mặt hàng của công ty được tiêu thụ rộng rãi trên cả nước. Bên cạnh đó, công ty còn hợp tác kinh doanh với nhiều DN trong nước.
Trải qua chặng đường hơn 30 năm hoạt động, công ty kim khí Hà Nội đã phát triển không ngừng và ngày càng đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu khách hàng. Từ những ngày mới thành lập, mọi hoạt động của công ty đã gặp rất nhiều khó khăn về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật. Nhưng do có sự cải tiến không ngừng về cách kinh doanh và tổ chức cán bộ nên công ty càng ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường, quy mô công ty ngày càng mở rộng. Cơ sở vật chất của công ty ngày càng được nâng cao phù hợp với điều kiện kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Mặt hàng kinh doanh của công ty phong phú, đa dạng hơn. Mặc dù trong quá trình hoạt động,công ty gặp một số khó khăn nhất định nhưng công ty vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
2.1.2.4. Mạng lưới kinh doanh của công ty:
1. Cửa hàng kinh doanh thép và vật tư số 1: Tại số 9 Tràng Tiền, Hà Nội
2. Cửa hàng kinh doanh thép và vật tư số 2: Tại số 658 Trương Định, Hà Nội
3. Cửa hàng kinh doanh thép và vật tư số 3: Tại thị trấn Đông Anh, Hà Nội
4. Cửa hàng kinh doanh thép và vật tư số 4: Tại 75 Tam Trinh, Hà Nội
5. Cửa hàng kinh doanh thép và vật tư số 5: Thị trấn Đức Giang, Hà Nội
6. Xí nghiệp kinh doanh phụ tùng và thiết bị: Tại số 105 Trường Chinh, Hà Nội.
7. Xí nghiệp kinh doanh thép xây dựng: Tại H2-T2 Thanh Xuân Nam, Hà Nội
8.Cửa hàng kinh doanh thép và vật tư số 14: Tại số1154 đường Láng, Hà Nội
9.Xí nghiệp kinh doanh thép tấm lá: Tại số 120 đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội
10.Xí nghiệp kinh doanh thép hình: Tại Km 12 đường Tây Sơn, Hà Nội
11. Xí nghiệp kinh doanh kim khí và vật tư chuyên dùng: Tại số 198 Nguyễn Trãi, Hà Nội
12.Chi nhánh công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội tại TP.HCM: Tại số 23 Nguyễn Thái Bình, quận Tân Bình,TP.HCM
13. Kho Đức Giang: Tại thị trấn Đức Giang, Hà Nội
14. Kho Mai Động: Tại Mai Động, Hà Nội
Sơ đồ mạng lưới kinh doanh của Công ty Kim khí Hà Nội:
Công ty Kim khí Hà Nội
Cửa hàng kinh doanh thép và vật tư số 1
Xí nghiệp kinh doanh phụ tùng và thiết bị
Xí nghiệp kinh doanh kim khí và vật tư chuyên dùng
Cửa hàng kinh doanh thép và vật tư số 2
Xí nghiệp kinh doanh thép xây dựng
Chi nhánh công ty kinh doanh th...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status