Lựa chọn phương pháp định giá BIDV - pdf 28

Download miễn phí Chuyên đề Lựa chọn phương pháp định giá BIDV



CÁC NỘI DUNG CHÍNH
Trang
Lời mở đầu . 1
Các nội dung chính . .2
Danh mục các bảng biểu và hình minh họa 5
 
Chương I: Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp
 
1. Khái niệm về xác định giá trị doanh nghiệp . 6
1.1 Lợi ích của quy trình định giá .6
1.2 Các nội dung cần thẩm định của quy trình định giá . 7
1.3 Các yếu tố đảm bảo cho sự thành công của quy trình định giá .8
2. Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp . 9
2.1 Phương pháp tài sản . 9
2.1.1 Nội dung 9
2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả định giá . 16
2.1.2.1 Giá trị theo sổ sách kế toán . 16
2.1.2.2 Tài liệu kiểm kê, phân lọa và đánh giá chất lượng tài sản tại thời điểm cổ phần hóa . 18
2.1.2.3 Giá thị trường của tài sản tại thòi điểm cổ phần hóa . 19
2.1.3 Các bước xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản .19
2.1.4 Hạn chế của phương phàp tài sản . 20
2.2 Phương pháp bội số (hay phương pháp so sánh tương đồng). . 21
2.2.1 Nội dung .21
2.2.2 Các bước xác định giá trị doanhnghiệp theo phương pháp bộ số 22
2.2.2.1 Xác định các doanh nghiệp tương đồng 22
2.2.2.2 Lựa chọn các chỉ tiêu tài chính thích hợp .22
2.2.2.3 Hoàn thiện bảng thông tin tài chính của các doanh nghiệp tương đồng .22
2.2.2.4 Dự báo tình hình tài chính trong tương lai của doanh nghiệp . 24
2.2.2.5 So sánh và phân tích để đánh giá tương quan giữa các doanh nghiệp và xác định khoảng giá trị của doanh nghiệp cần định giá 24
2.2.3 Khó khăn và hạn chế khi áp dụng phương pháp so sánh tương đồng.25
2.2.3.1 Xác định các doanh nghiệp tương đồng 25
2.2.3.2 Số doanh nghiệp tương đồng lựa chọn .26
2.2.3.3 Đánh giá sự khác nhau trong nghiệp vụ và trong các tác động tài chính của doanh nghiệp .26
2.2.3.4 Đánh giá sự khác nhau của các tài sản vô hình như vốn trí tuệ, kỹ năng quản lý, danh tiếng và thương hiệu của doanh nghiệp .26
2.2.3.5 Không phải luôn luôn tìm được doanh nghiệp tương đồng .27
2.3 Phương pháp chiết khấu dòng tiền . .27
2.3.1 Nội dung . .27
2.3.2 Những yếu tố tác động đến dòng tiền . .28
2.3.3 Xác định tỉ lệ chiết khấu - xác định chi phí vốn của doanh nghiệp. 31
2.3.3.1 Chi phí vốn chủ sở hữu . 31
2.3.3.2 Chi phí vốn vay .33
2.3.3.3 Chi phí vốn bình quân .34
2.3.4 Các bước xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp chiết khấu dòng tiền 35
2.3.5 Những hạn chế khi áp dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền .36
2.3.5.1 Xác định tỉ lệ chiết khấu - mô hình định giá tài sản vốn .36
2.3.5.2 Dự báo tài chính trong tương lai của doanh nghiệp . 38
3. Kinh nghiệm định giá ngân hàng của các nước trên thế giới .41
3.1 Xử lý quyết liệt và dứt điểm nợ xấu nhằm tăng cường năng lực tài chính để đảm bảo các chỉ số theo tiêu chuẩn quốc tế . 41
3.2 Lựa chọn nhà tư vấn quốc tế và cách lựa chọn .41
3.3 Lựa chọn cổ đông chiến lược .42
3.4 Xem xét và chọn lựa thị trường chứng khoán nước ngoài để niêm yết.43
 
Chương II: Định giá ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam bằng phương pháp dòng tiền chiết khấu
 
1. Vì sao phải định giá BIDV .44
1.1 Tổng quan về BIDV 44
1.2 Đánh giá chung về kết quả hoạt động của BIDV 44
1.2.1 Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu còn thấp và chưa đạt yêu cầu theo thông lệ quốc tế . 45
1.2.2 Tình hình nợ xấu và khả năng trích lập dự phòng rủi ro .47
1.2.3 Khả năng sinh lời còn hạn chế . 49
1.2.4 Năng lực điều hành còn bất cập . 49
1.3 Sự cần thiết của việc định giá BIDV . 50
1.3.1 Xác định giá trị doanh nghiệp nhằm trợ giúp cho quá trình chuyển đổi cơ cấu vốn chủ sở hữu .50
1.3.2 Xác định giá trị doanh nghiệp đóng vai trog quan trọng đối với thành công của IPO . 51
1.3.3 Xác định giá trị doanh nghiẹp giúp cải thiện tình hình hoạt động chung của doanh nghiệp trước thực trạng hoạt động kém hiệu quả 52
2. Lựa chọn phương pháp chiết khấu dòng tiền để định giá BIDV 53
2.1 Vì sao lựa chọn phương pháp chiết khấu dòng tiền để định giá BIDV.53
2.2 Mô hình chiết khấu dòng cổ tức . 54
2.2.1 Điều kiện thực hiện định giá theo mô hình chiết khấu dòng cổ tức .54
2.2.2 Tổ chức thực hiện định giá .55
 
Chương III: Các khuyến nghị nhằm chuẩn bị cho công tác xác định giá trị ngân hàng
 
1. Khuyến nghị đối với BIDV .57
1.1 Tăng vốn tự có và cải thiện hệ số an toàn vốn 57
1.1.1 Vốn chủ sở hữu và vốn tự có của Ngân hàng .57
1.1.2 Các chức năng của vốn tự có 59
1.1.2.1 Chức năng bảo vệ .59
1.1.2.2 Chức năng hoạt động .59
1.1.2.3 Chức năng điều chỉnh 59
1.1.3 Các giải pháp tăng vốn tự có 60
1.2 Cải thiện hệ số an toàn vốn .62
1.2.1 Hệ số an toàn vốn (CAR) 62
1.2.2 Các giải pháp nhằm cải thiện hệ số an toàn vốn .62
2. Khuyến nghị đối với Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước . 65
2.1 Tái cấp vốn cho ngân hàng .66
2.2 Tái tổ chức cổ đông hiện có 66
2.3 Hỗ trợ ngân hàng trong việc chuyển nhượng tài sản xấu 66
 
 
Tài liệu thamkhảo 68
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


là đại lượng phản ánh giá trị theo thời gian của tiền và rủi ro gắn liền với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dòng tiền quyết định lợi nhuận thu được, phản ánh giá trị tất cả các khoản đầu tư của doanh nghiệp trong một năm tài chính. Để xác định giá trị hiện tại của dòng tiền nhận được trong năm tài chính i bất kỳ trong tương lai, ta chỉ cần chiết khấu nó về giá trị hiện tại bằng cách nhân nó với hệ số chiết khấu tương ứng. Hệ số chiết khấu tương ứng được tính theo công thức:
Hệ số chiết khấu cho năm i =
Việc tính toán hay chỉ ra tỉ lệ chiết khấu sử dụng có vai trò hết sức quan trọng; vì giá trị tỉ lệ chiết khấu sẽ quyết định hệ số chiết khấu, trực tiếp tác động đến giá trị hiện tại của các dòng tiền trong tương lai, tức là sẽ tác động đến giá trị hiện tại của doanh nghiệp định giá. Cách xác định tỉ lệ chiết khấu sẽ được trình bày kỹ hơn ở phần sau.
2.3.2 Những yếu tố tác động đến dòng tiền
Theo công thức xác định dòng tiền ở trên, dòng tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh trong một năm tài chính, và có thể sử dụng để phân phối hay tái đầu tư vào cuối năm đó, sẽ được quyết định bởi: doanh thu, doanh lợi doanh thu, thuế thu nhập doanh nghiệp, và các khoản đầu tư vào tài sản cố định, tài sản lưu động của doanh nghiệp
Doanh thu
Doanh thu hoạt động (gọi tắt là doanh thu) là chỉ tiêu đầu tiên trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh của hầu hết mọi doanh nghiệp. Doanh thu của doanh nghiệp là số tiền mà khách hàng trả cho doanh nghiệp để mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp. Thông thường, đây là bộ phận chiểm tỉ trọng lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp
Căn cứ vào nguồn hình thành, doanh thu của doanh nghiệp bao gồm: doanh thu từ hoạt động kinh doanh, doanh thu từ hoạt động tài chính, và doanh thu từ các hoạt động bất thường khác. Doanh thu của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, nó là nguồn để doanh nghiệp trang trải các chi phí, thực hiện tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng cũng như thực hiện nghĩa vị đối với Nhà nước.
Đối với các loại hình doanh nghiệp với các hoạt động khác nhau, doanh thu cũng khác nhau. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, khai thác, chế biến... thì doanh thu là toàn bộ tiền bán sản phẩm. Đối với các doanh nghiệp xây dựng: doanh thu là giá trị công trình hoàn thành bàn giao. Đối với nghành vận tải, doanh thu là tiền cước phí. Đối với các doanh nghiệp thương mại, doanh thu là tiền bán hàng. Đối với hoạt động kinh doanh tiền tệ, doanh thu là tiền lãi. Đối với hoạt động bảo hiểm, doanh thu là phí bảo hiểm. Đối với hoạt động cho thuê, doanh thu là tiền thuê...
Doanh lợi doanh thu
Doanh lợi doanh thu là tỷ lệ của phần còn lại của doanh thu sau khi đã trừ đi các chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Các nhân tố chính trong chi phí hoạt động của doanh nghiệp bao gồm: giá vốn hàng bán hay dịch vụ cung cấp, chi phí khấu hao, chi phí bán hàng, và các chi phí quản lý nói chung.
Tùy theo loại hình kinh doanh của doanh nghiệp mà tỷ trọng các bộ phận chi phí có thể không giống nhau, và cũng tùy cách tiếp cận khác nhau, người ta có thể xem xét các loại chi phí dưới các góc độ khác nhau. Đối với những doanh nghiệp sản xuất, chi phí hàng bán chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Còn đối với các doanh nghiệp dịch vụ, thì chi phí chính nằm ở chi phí cho lao động, hay là trả lương cho cán bộ công nhân viên. Chi phí khấu hao được quyết định bởi nguyên giá và tỉ lệ khấu hao hay thời gian sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp. Chi phí khấu hao không phải là chi phí bằng tiền, vì vậy, khi xác định giá trị doanh nghiệp, nó được bổ sung trở lại thu nhập dòng để ước tính dòng tiền từ hoạt động. Chi phí bán hàng bao gồm các chi lương cho nhân viên bán hàng, chi phí hoa hồng, chi phí quảng cáo, quảng bá sản phẩm. Đối với một số nghành kinh doanh, tập trung vào công tác quảng cáo sản phẩm có thể là yếu tố chính để tăng dòng tiền và giá trị. Chi phí quản lý nói chung có thể hiểu là chi phí trả cho ban Giám đốc, ban điều hành quản lý hoạt động của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không phụ thuộc rất lớn vào việc doanh nghiệp có tại ra được lợi nhuận hay không. Lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu quan trọng dùng để phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp, là nguồn quan trọng để doanh nghiệp tái đầu tư mở rộng sản xuất. Tuy vậy, lợi nhuận không phải là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá chất luợng hoạt động của một doanh nghiệp. Bởi vì lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính cuôi cùng nên nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố chủ quan, khách quan. Do vậy, để đánh giá chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, người ta phải kết hợp chỉ tiêu lợi nhuận với các chỉ tiêu về tỉ suất lợi nhuận. Doanh lợi doanh thu là một trong những chỉ tiêu đó, tương tự như tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỉ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA), nó được sử dụng để đánh giá một cách trọn vẹn hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như để so sánh với các doanh nghiệp khác.
Thuế
Ở đây, khi nhắc đến thuế, chúng ta nhắc đến tác động quan trọng của nó đến dòng tiền của doanh nghiệp. Một vài quyết định về cơ cấu khấu hao và chế độ kế toán tính khấu hao của doanh nghiệp, mặc dù chỉ nhằm mục đích phóng đại lợi nhuận trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp; tuy nhiên, điều này trên thực tế lại có tác động xấu đến dòng tiền thực. Do vậy, việc tối đa hóa giá trị dòng tiền thực mà doanh nghiệp nhận được bao giờ cũng không ngoan hơn là tập trung thái quá vào các con số báo để đưa ra cho công chúng, nhà đầu tư, các trái chủ hay các cơ quan quản lý.
Đầu tư vào tài sản cố định
Yếu tố quyết định giá trị đầu tư vào tài sản cố định của một doanh nghiệp là quy mô và bản chất hoạt động của chính doanh nghiệp. Đối với các ngân hàng và các doanh nghiệp trong nghành ngân hàng, khoản mục này chủ yếu để đầu tư vào máy móc thiết bị hệ, thống thông tin, phương tiện truyền dẫn, thuê văn phòng làm việc và để đầu công nghệ ngân hàng. Quyết định đầu tư vào tài sản cố định hợp lý, trong nhiều trường hợp sẽ tác động đáng kể đến doanh thu nhờ vào việc tối ưu hóa công tác tiến hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Đầu tư vào vốn lưu động
Theo định nghĩa về vốn lưu động, vốn lưu động của doanh nghiệp bao gồm ba thành phần: các khoản phải thu, dự trữ hàng tồn kho và các khoản phải trả của doanh nghiệp. Những quyết định về hạn mức các khoản phải thu, thời gian tất toán các khoản phải trả hay khối lượng hàng tồn kho đều làm thay đổi khoản mục vốn lưu động của doanh nghiệp. Mọi thay đổi của mỗi thành phần của vốn lưu động đều có những tác động trực tiếp vào dòng tiền của doanh nghiệp.
2.3.3 Xác định tỉ lệ chiết khấu - Xác định chi phí vốn của doanh nghiệp
Trên thực tế, tỉ lệ chiết khấu thường được sử dụng để xác định giá trị doanh nghiệp chính là chi phí huy động vốn (weighted cost of capital) của doanh nghiệp. Tỉ lệ này khác nhau cho các doanh nghiệp khác nhau, vì nó phản ánh bản chất rủi ro hoạt động và cấu trúc tài chính (cơ cấu vốn) của doanh nghiệp đó. Vốn là nhân tố cần thiết của sản xuất, cũng như bất kỳ một nhân tố nào khác, để sử dụng vốn, doanh nghiệp cần bỏ ra một chi phí nhất định. Chi phí của mỗi một nhân tố cấu thành gọi là chi phí nhân tố cấu thành của loại vốn cụ thể đó. Như đã biết, nguồn vốn của doanh nghiệp hình thành từ hai nguồn: vốn chủ sở hữu và vốn vay. Vì vậy, muốn tính chi phí vốn của doanh nghiệp, trước hết, cần tính được chi phí vốn chủ sở hữu và chi phí vốn vay.
2.3.3.1 Chi phí vốn chủ sở hữu
Theo mô hình định giá tài sản vốn (CAPM), chi phí vốn chủ sở hữu được tính theo công thức:
Ce = Rf + B x (Rm – Rf)
Trong đó:
Ce : chi phí vốn chủ sở hữu
Rf : lợi tức của tài sản không có rủi ro
B : Hệ số beta, là đại lượng đặc trưng cho rủi ro của doanh nghiệp hay rủi ro nghành mà doanh nghiệp hoạt động
Rm : lợi tức bình quân của toàn thị trường
Lợi tức của tài sản không có rủi ro (Rf) được hiểu là mức lợi tức nhà đầu tư thu được khi đầu tư vào tài sản không có rủi ro như trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc. Vì vậy, mức lợi tức này tương đương với lãi suất trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc dài hạn. Như đã biết, có sự đánh đổi giữa lợi tức và rủi ro. Lợi tức của tài sản không có rủi ro, hay còn gọi là mức lợi tức phi rủi ro có thể được hiểu là mức lợi tức tối thiểu mà một nhà đầu tư nhận được, khi nhà đầu tư đó không muốn chấp nhận bất kì rủi ro nào.
Lợi tức bình quân của toàn thị trường (Rm) được hiểu là mức lợi tức mà nhà đầu tư kỳ vọng sẽ nhận được khi quyết định đầu tư vào một doanh nghiệp nào đấy trong thị trường. Mức lợi tức này, hiển nhiên sẽ cao hơn mức lợi tức của tài sản không có rủi ro, vì khi nhà đầu tư chấp nhận rủi ro, tức là họ kỳ vọng một mức lợi tức xứng đáng với phần rủi ro mà họ chấp nhận. Phần chênh lệch giữa lợi tức bình quân của toàn thị trường và lợi tức của tài sản không có rủi ro (Rm – Rf), được gọi là phần bù rủi ro. Theo một số thống kê tại Mỹ, trong khoảng thời gian là 50 năm, mức bù rủi ro mà các nhà đầu tư kỳ vọng nằm trong khoảng từ 5% đến 7%. Điều này đồ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status