Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc dưới tác động của Chương trình thu hoạch sớm - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc dưới tác động của Chương trình thu hoạch sớm



MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀ TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH THU HOẠCH SỚM GIỮA AFTA VÀ TRUNG QUỐC 5
1.1 Lý luận chung về xuất khẩu hàng hóa 5
1.1.1. Các quan điểm về thương mại quốc tế và xuất khẩu hàng hóa 5
1.1.3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng hóa đối với một quốc gia 7
1.1.4. Các hình thức xuất khẩu 9
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu 11
1.2. Tổng quan về chương trình thu hoạch sớm kí kết giữa AFTA và Trung Quốc 13
1.2.1 Giới thiệu chung về ACFTA và EHP 13
1.2.2. Những thuận lợi do EHP mang lại cho Việt Nam 18
1.2.3. Những thách thức từ việc thực hiện EHP đối với Việt Nam 20
1.2.4. Tác động của Chương trình Thu hoạch sớm với quan hệ thương mại Việt Nam-ASEAN 21
1.3. Vai trò của thị trường Trung Quốc đối với hàng nông thủy sản xuất khẩu của Việt Nam 22
1.4. Những lợi thế và hạn chế của hàng nông thủy sản Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc 24
1.4.1. Những lợi thế của hàng nông thủy sản Việt Nam khi cạnh tranh trên thị trường Trung Quốc 24
1.4.2. Những bất lợi của hàng nông thủy sản Việt Nam khi cạnh tranh trên thị trường Trung Quốc 26
1.5. Kinh nghiệm xuất khẩu nông thủy sản hàng hóa của Thái Lan sang Trung Quốc 28
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC DƯỚI LỘ TRÌNH THỰC HIỆN CỦA CHƯƠNG TRÌNH THU HOẠCH SỚM 31
2.1. Tình hình xuất khẩu hàng nông thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc 31
2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu 31
2.1.2. Cơ cấu xuất khẩu 33
2.1.3. cách thanh toán 36
2.2. Đánh giá, nhận xét về hoạt động xuất khẩu hàng nông thủy sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc dưới tác động của EHP 40
2.2.1. Những kết quả đạt được 40
2.2.2. Những hạn chế, tồn tại 40
2.2.4. Nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình thực hiện EHP 41
CHƯƠNG III: DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC DƯỚi TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH THU HOẠCH SỚM 45
3.1. Dự báo xuất khẩu hàng nông thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 45
3.2. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc dưới tác động của Chương trình thu hoạch sớm 46
3.2.1. Giải pháp từ phía nhà nước 46
3.2.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp 48
KẾT LUẬN 52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
DANH MỤC BẢNG VÀ ĐỒ THỊ
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


h bật rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam ngay trên sân nhà. Do đó đảm bảo vị thế trên sân nhà của các doanh nghiệp Việt Nam cũng là một thách thức không nhỏ.
1.2.4. Tác động của Chương trình Thu hoạch sớm với quan hệ thương mại Việt Nam-ASEAN
Chương trình Thu hoạch sớm có ảnh hưởng không đáng kể đến quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN vì giữa các nước ASEAN đang thực hiện Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) với lộ trình cắt giảm thuế nhanh hơn. Thậm chí, trong các mặt hàng từ Chương 1 đến 8, ta đang xuất siêu với các nước ASEAN với giá trị trên 35 triệu USD. Đây là một lợi thế rất lớn đối với Việt nam.
Theo cam kết CEPT/AFTA của Việt Nam, tất cả các mặt hàng từ Chương 1-8 thuộc danh mục IL và TEL sẽ phải giảm xuống 0-5% vào năm 2006, tổng cộng là 341 mặt hàng. Trong khi đó trong Chương trình Thu hoạch sớm, những dòng thuế có thuế suất cao từ 30% đến 50% trong Chương 1-8 sẽ cắt giảm xuống 10% năm 2006 và giảm dần xuống 0% vào năm 2008.
Về mức độ cắt giảm thuế, hiện nay, trong Chương trình CEPT 2002, ta đã cắt giảm 308 dòng thuế từ Chương 1-8 xuống thấp hơn và bằng 20%, trong khi đó, Chương trình Thu hoạch sớm vẫn còn duy trì thuế suất MFN cao, khoảng 219 dòng thuế bằng và lớn hơn 20%. (Bảng 1.4)
Bảng 1.4. So sánh Lộ trình cắt giảm thuế Chương trình EH với Chương trình CEPT/AFTA của Việt nam
Lộ trình cắt giảm
Chương trình EH
Chương trình CEPT
Thuế suất
20%
15%
10%
0-5%
Tổng cộng
20%
15%
10%
0-5%
Tổng cộng
2004
219
0
71
76
366
0
68
64
209
341
2005
0
219
71
76
366
0
0
132
209
341
2006
0
0
219
147
366
0
0
0
341
341
Nguồn: Cục xúc tiến thương mại – Bộ thương mại
Tóm lại, chương trình Thu hoạch sớm ít ảnh hưởng đến quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN vì giữa các nước ASEAN đang thực hiện Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) trong khuôn khổ AFTA với lộ trình cắt giảm thuế nhanh hơn. Thực tế là nước ta vẫn xuất siêu sang các nước ASEAN nhưng giá trị nhỏ, khoảng trên 35 triệu USD. Do đó, lợi ích của Chương trình Thu hoạch sớm đối với các doanh nghiệp Việt Nam sẽ chủ yếu nhờ vào khai thác các mối quan hệ thương mại với Trung Quốc.
1.3. Vai trò của thị trường Trung Quốc đối với hàng nông thủy sản xuất khẩu của Việt Nam
Thị trường Trung Quốc là một thị trường có sức tiêu thụ rất lớn và tiềm năng với tất cả các nước trong đó có Việt Nam. Nước ta lại có lợi thế về vị trí địa lý gần gũi khi xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc. Sau khi quan hệ hai nước được bình thường hóa năm 1991, quan hệ thương mại Việt-Trung có nhiều khởi sắc. Việt Nam bắt đầu tăng cường xuất khẩu các mặt hàng sang Trung Quốc như nông sản, thủy hải sản, cao su, dầu thô, khoáng sản, v.v. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc thường không ổn định, trong cơ cấu mặt hàng chủ yếu là nguyên liệu thô, giá cả bấp bênh, trong khi đó Trung Quốc lại nhập khẩu nguyên liệu thô của ta và xuất sang Việt Nam hàng tiêu dùng với chất lượng trung bình và giá rẻ và các mặt hàng máy móc có giá trị cao.
Khu vực thị trường thu hút nhiều hàng hóa xuất khẩu nhất với Việt Nam chính là vùng Tây Nam, giáp biên giới Việt Trung. Vùng này bao gồm 12 tỉnh, thành phố với diện tích hơn 5 triệu km2 ( chiếm trên 60 % diện tích toàn Trung Quốc), dân số hơn 300 triệu người. Đây là vùng miền núi, nhiều dân tộc, trình độ sản xuất và mức sống của nhân dân chưa phát triển bằng vùng duyên hải của Trung Quốc như Quảng Đông, Phúc Kiến, Thượng Hải... Để cải thiện đời sống nhân dân, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về giàu cùng kiệt giữa miền Đông và miền Tây, trong những năm gần đây Đảng và Chính phủ Trung Quốc đã triển khai chính sách “đại khai phá miền Tây”, với nhiều chủ trương, chính sách ưu đãi, tập trung nguồn vốn lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế thương mại... cho vùng nay, do vậy nhu cầu về hàng hoá ở đây rất đa dạng, yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hoá không cao, phù hợp với trình độ sản xuất, hàng hoá hiện có của Việt nam, là một trong những thị trường giàu tiềm năng đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Trong các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, nổi lên 2 mặt hàng có tốc độ tăng trưởng khá nhanh về kim ngạch là thủy sản và nông sản. Đây cũng chính là 2 mặt hàng có lợi thế xuất khẩu của nước ta.
Trung Quốc là một nước xuất khẩu thuỷ sản rất lớn trên thế giới, nhưng đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn ước đạt 32,7 kg/người/ năm (so với mức bình quân thế giới là 20 kg/người/ năm). Gần đây, Trung Quốc đang thực hiện chính sách đóng cửa biển 2 đến 3 tháng mỗi năm để bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong nước, nên càng làm tăng lượng thuỷ sản nhập khẩu vào Trung Quốc. Thị trường Trung Quốc lại có nhiều điều kiện thuận lợi cho hàng thủy sản của Việt Nam như sức tiêu thụ lớn, chi phí vận chuyển thấp, yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng đặt ra không quá cao (so với các nước Liên minh Châu Âu). Nhiều doanh nghiệp Hồng Kông và Đài Loan đầu tư vào Trung Quốc muốn nhập hải sản của Việt Nam để chế biến và tái xuất sang thị trường thứ 3.
Mặt hàng rau quả cũng có điều kiện rất tốt để thâm nhập vào thị trường Trung Quốc. Việc Trung Quốc gia nhập WTO về ngắn hạn sẽ không làm thay đổi vị thế cạnh tranh của rau quả Việt Nam. Về dài hạn, rau quả Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt với rau quả của Trung Quốc nhưng cũng có nhiều cơ hội để thâm nhập thị trường này. Theo thống kê, hiện nay tiêu thụ rau quả của Trung Quốc chiếm tới 36% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam, tiếp theo là Đài Loan (17%), Nhật Bản (12%), Mỹ (7%), Nga (4%)...
1.4. Những lợi thế và hạn chế của hàng nông thủy sản Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc
1.4.1. Những lợi thế của hàng nông thủy sản Việt Nam khi cạnh tranh trên thị trường Trung Quốc
Thứ nhất: So với các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu như hàng dệt may, giầy da hay cơ khí, điện tử lắp rápthì trong cùng một lượng kim ngạch xuất khẩu thu về như nhau, tỷ lệ chi phí sản xuất có nguồn gốc ngoại tệ của hàng nông sản rất thấp, do đó thu nhập ngoại tệ ròng của hàng nông sản xuất khẩu sẽ cao hơn nhiều.
Ví dụ: Chi phí sản xuất hạt điều xuất khẩu có nguồn gốc ngoại tệ (phân bón, thuốc sâu bệnh và các loại hóa chất, xăng dầu) chỉ chiếm từ 27 đến 73% giá trị kim ngạch xuất khẩu hạt điều. Điều đó có nghĩa là xuất khẩu hạt điều đã tạo ra từ 27 đến 73% thu nhập ngoại tệ thuần cho đất nước, chỉ số này đối với hàng dệt may xuất khẩu là khoảng 15 đến 20%.
Đây là lợi thế ban đầu của các nước nghèo, khi chưa có đủ nguồn ngoại tệ để đầu tư xây dựng các nhà máy lớn, khu công nghiệp để sản xuất - kinh doanh những mặt hàng đòi hỏi nhiều ngoại tệ.
Thứ hai: Ngành nông thủy sản là ngành sử dụng nhiều lao động vào quá trình sản xuất - kinh doanh. Đây là một ưu thế quan trọng hiện nay của ngành, vì hàng năm nước ta phải giải quyết thêm việc làm cho 1,4 triệu người bước vào tuổi lao động. Ví dụ, để trồng và chăm sóc 1 ha dứa hay 1 ha dâu tằm mỗi năm cần sử dụng tới 20 lao động. Trong khi đó, giá nhân công Việt Nam rẻ hơn các nước khác trong khu vực, phổ biến với mức 1- 1,2 USD/ngày công lao động như trong sản xuất lúa, cà phê. Hiện nay, một số công việc nặng nhọc như đánh bắt cá ngừ, thu hoạch mía hay thu hoạch lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với giá nhân công cao cũng mới chỉ là 2-2,5 USD/ngày công lao động, nhưng vẫn còn rẻ hơn so với Thái Lan từ 2-3lần. Tất nhiên lợi thế này sẽ không tồn tại lâu do sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và thế giới.
Thứ ba: Điều kiện sinh thái tự nhiên của nhiều vùng nước ta rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất một số loại rau quả vụ đông có hiệu quả như cà chua, bắp cải, tỏi, khoai tây Trong khi cũng vào thời gian này ở Trung Quốc đang bị tuyết dày bao phủ không thể trồng trọt được gì, nhưng những nơi này lại là thị trường tiêu thụ lớn và tương đối dễ tính. Các đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Philipin lại kém lợi thế hơn so với Việt Nam cả về điều kiện tự nhiên sinh thái, cả về kỹ năng, kinh nghiệm sản xuất và tính cần cù lao động của người nông dân trong việc trồng trọt các loại rau quả đó.
Thứ tư: Một số ít nông sản được thị trường Trung Quốc ưa chuộng như nhân hạt điều, dứa, lạc lại có thể trồng ở Việt Nam trên các đất bạc màu, đồi núi trọc (như điều) hay trên đất phèn, mặn (như dứa), lạc vụ 3 xen canh, nên không bị các cây trồng khác cạnh tranh, mà trên thực tế vẫn còn có khả năng mở rộng sản xuất.
Thứ năm: Trung Quốc vốn là thị trường truyền thống với quy mô lớn và tương đối dễ tính đối với các mặt hàng nông sản của Việt Nam. Mặt khác, trên các nước này hiện có một lượng doanh nhân và doanh nghiệp Việt Nam đang làm ăn phát đạt ở đó. Đây là một lợi thế lớn để nối lại thị trường tiêu thụ mà bấy lâu nay nước ta đã bỏ qua chưa khai thác có hiệu quả.
Thứ sáu: Nhiều tư liệu sản xuất dùng trong quá trình sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản vẫn còn phải nhập khẩu, mà phần lớn lại nhập với giá cao hơn giá thế giới, chi phí để sản xuất các loại tư liệu đó trong nước rất cao. Do vậy mở cửa hội nhập kinh tế, tự do hóa thương mại sẽ làm cho giá...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status