Vai trò của chi ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Vai trò của chi ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 0
CHƯƠNG I: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1
I/ TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1
1. KHÁI NIỆM NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1
2. NỘI DUNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1
2.1 THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2
2.2. CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC: 4
2.3. CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC: 5
II. CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC: 6
1. CƠ CẤU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC: 6
2. PHÂN LOẠI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC. 8
3. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CHÍNH SÁCH CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC. 10
CHƯƠNG II: VAI TRÒ CỦA CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. 11
1. VAI TRÒ ĐIỀU TIẾT TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ: 11
2. VAI TRÒ ĐIỀU TIẾT TRONG LĨNH VỰC XÃ HỘI 15
3. ĐIỀU CHỈNH TRONG LĨNH VỰC THỊ TRƯỜNG: 17
CHƯƠNG III: VAI TRÒ CỦA CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 19
1. ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA CÁC GIAI ĐOẠN: 19
2. GIẢI PHÁP PHÁT HUY TỐT VAI TRÒ CỦA CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 22
KẾT LUẬN 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


uyền địa phương có biến động lớn, cần thiết phải điều chỉnh dự toán ngân sách đã được quyết định, Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh dự toán ngân sách Nhà nước; Uỷ ban nhân dân các cấp trình Hội đồng nhân dân cùng cấp điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương.
II. CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC:
1. Cơ cấu chi ngân sách Nhà nước:
- Chi về kinh tế: Chi đầu tư vốn cố định và vốn lưu động cho các doanh nghiệp Nhà nước; góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước; chi đầu tư xây dựng các công trình kết câú hạ tầng kinh tế- xã hội; chi cho quỹ bảo trợ phát triển với các chương trình, dự án phát triển kinh tế, chi cho dự trữ Nhà nước.
- Chi về văn hoá xã hội: Chi cho các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, sự nghiệp khoa học, công nghệ và môi trường, các sự nghiệp khác; chi cho các chương trình quốc gia; cho hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội, trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội; tài trợ cho các tổ chức xã hội, xã hội- nghề nghiệp.
- Chi cho bộ máy Nhà nước: Chi cho hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp, các cơ quan hành chính các cấp, toà án và viện kiểm sát các cấp.
- Chi cho quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
- Chi trả nợ nước ngoài.
- Chi viện trợ nước ngoài.
- Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính.
- Chi khác.
-Các khoản chi trên đây được phân loại theo:
Chi thường xuyên gồm: Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế xã hội, văn hoá thông tin, thể dục thể thao, sự nghiệp khoa học công nghệ và môi trường, các sự nghiệp khác; các hoạt động sự nghiệp kinh tế, quốc phòng, an ninh và an toàn xã hội; hoạt động các cơ quan Nhà nước, Đảng cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội; trợ giá theo chính sách Nhà nước, các chương trình quốc gia; hỗ trợ bảo hiểm xã hội; trợ cấp cho đối tượng chính sách xã hội; tài trợ cho các tổ chức xã hội, xã hội- nghề nghiệp; trả tiền lãi do nhà nước vay; chi viện trợ; các khoản chi khác.
Chi đầu tư phát triển: Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội; đâu tư hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước, góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cần thiết; chi cho quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia và các quỹ hỗ trợ phát triển đối với các chương trình, dự án phát triển kinh tế; chi cho dự trữ Nhà nước.
Chi trả nợ do Chính phủ vay.
Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính.
Các khoản chi đó được cụ thể hoá theo danh mục sau đây:
+ Chi thường xuyên về:
·Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin, thể dục- thể thao, sự nghiệp, khoa học, công nghệ và môi trường và các sự nghiệp khác.
·. Các hoạt động sự nghiệp kinh tế.
·. Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội.
·. Hoạt động của các cơ quan Nhà nước..
·. Hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam.
·. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam.
·. Trợ giá theo chính sách của Nhà nước.
·. Hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ
·. Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội.
·. Tài trợ cho các tổ chức xã hội, xã hội- nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
·. Trả lãi tiền do Nhà nước vay.
·. Viện trợ cho các Chính phủ và tổ chức nước ngoài.
·. Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
+ Chi đầu tư phát triển:
·. Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội không có khả năng thu hồi vốn.
·. Đầu tư vào hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước, góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
·. Chi cho quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia, các quỹ hỗ trợ phát triển đối với các chương trình, dự án phát triển kinh tế.
·. Cho vay của Chính phủ để đầu tư phát triển.
+ Chi trả nợ gốc tiền do Nhà nước vay.
+ Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính.
2. Phân loại chi ngân sách Nhà nước.
Phân loại chi ngân sách Nhà nước là sự sắp xếp các khoản chi vào các nhóm theo những tiêu thức nhất định nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý và định hướng chi ngân sách Nhà nước. Thông thường phân loại chi ngân sách được dựa trên các tiêu thức chủ yếu sau:
Thứ nhất, căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, chi ngân sách Nhà nước được phân thành:
- Chi đầu tư phát triển kinh tế: Là những khoản chi nhằm hoàn thiện và mở rộng nền sản xuất xã hội.
- Chi cho y tế: Bao gồm các khoản chi để duy trì và mở rộng hoạt động y tế.
- Chi cho giáo dục: Bao gồm các khoản chi cho việc duy trì và phát triển hoạt động giáo dục đào tạo.
- Chi cho phúc lợi xã hội: Đó là các khoản trợ cấp cho người già, người tàn tật, trẻ mồ côi, người lao động chưa có việc làm, cho thương binh, gia đình liệt sĩ...
- Chi cho quản lý hành chính: Là những khoản chi nhằm duy trì hoạt động của các cơ quan quản lý thuộc chính quyền các cấp, Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Toà án nhân dân, chi về ngoại giao...
- Chi cho an ninh và quốc phòng: Là những khoản chi dành cho các lực lượng vũ trang và công tác bảo vệ trị an trong nước.
Thứ hai, căn cứ vào tính chất sử dụng, chi ngân sách được chia thành:
- Chi cho lĩnh vực sản xuất vật chất: Là những khoản chi dành cho các ngành sản xuất vật chất như: Công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thương nghiệp...
- Chi cho lĩnh vực phi sản xuất vật chất: Là những khoản chi về dịch vụ công cộng, văn hoá, giáo dục, nghệ thuật, y tế, thể dục, thể thao, nghiên cứu khoa học, quản lý Nhà nước...
Thứ ba, căn cứ vào chức năng quản lý của Nhà nước, chi ngân sách Nhà nước được phân thành:
- Chi nghiệp vụ: Là những khoản chi gắn với nghiệp vụ của Nhà nước, bao gồm các khoản chi về tiền lương, tiền công, trả nợ trong nước và ngoài nước, hỗ trợ và chuyển giao, hưu trí và thâm niên, cung và dịch vụ, trợ giá, trợ cấp...
- Chi phát triển: Là những khoản chi không gắn với nghiệp vụ của Nhà nước, bao gồm các khoản chi về dịch vụ kinh tế ( như: phát triển nông nghiệp và nông thôn, các cơ sở công cộng, thương mại, công nghiệp, giao thông...), các dịch vụ xã hội ( như : giáo dục, y tế...), quản lý hành chính, an ninh, quốc phòng.
Thứ tư, căn cứ vào mục đích kinh tế- xã hội, chi ngân sách Nhà nước được phân thành:
- Chi tích luỹ: Bao gồm các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi cấp vốn lưu động cho các doanh nghiệp Nhà nước, chi dự trữ...
- Chi tiêu dùng: Đa dạng và phức tạp hơn nhiều so với chi tích lũy bao gồm: Chi quản lý hành chính, chi sự nghiệp, chi bù giá và chi khác.
Thứ năm, căn cứ vào yếu tố thời hạn tác động của các khoản chi, chi ngân sách Nhà nước được phân thành ba nhóm:
- Chi thường xuyên: Là những khoản chi có thời hạn tác động ngắn, bao gồm: Chi lương và các khoản có tính chất tìên lương, chi bổ sung quỹ hưu trí, chi công vụ phí, chi mua sắm hàng hoá và dịch vụ cho nghiệp vụ và cho sửa chữa thường xuyên, chi trợ cấp, bù giá, chi trả lãi tiền vay trong và ngoài nước, chi cho quỹ dự trữ thường xuyên, dự bị phí, chi viện trợ thường xuyên cho nước ngoài...
- Chi đầu tư phát triển: Là những khoản chi có thời hạn tác động dài, bao gồm: Chi đầu tư các dự án phát triển, chi chuyển giao vốn đầu tư cho các doanh nghiệp Nhà nước hay các địa phương, chi dự trữ cho mục đích đầu tư, chi viện trợ đầu tư cho nước ngoài...
- Chi trả khác: Chi cho vay
3. Nội dung chủ yếu của chính sách chi ngân sách Nhà nước.
Thứ nhất, xoá bỏ bao cấp vốn trong kinh tế ( loại bỏ chính sách tầm gửi), giảm chi bù lỗ, chi tập trung trong lĩnh vực cần thiết cấp bách, bảo đảm vai trò quản lý vĩ mô nền kinh tế.
Thứ hai, giảm chi tiêu dùng, nâng cao chi cho đầu tư phát triển.
Thứ ba, chú trọng đầu tư cho các mục tiêu chiến lược kinh tế- xã hội ( các ngành kinh tế mũi nhọn, hạ tầng cơ sở kinh tế- xã hội, các dự án huy động được nhiều lao động nhằm tận dụng nhân lực, đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại).
Thứ tư, chi thường xuyên không vượt quá nguồn thu thuế, phí và lệ phí trong nước.
Thứ năm, tăng chi hợp lý cho các mục tiêu trọng điểm: Giáo dục đào tạo, y tế, xã hội.
Thực hiện triệt để để tiết kiệm và nâng cao hiệu quả mọi khoản chi.
Hoàn thiện cơ chế chính sách chi tiêu của Nhà nước đúng đối tượng, mục đích, hiệu quả. Rà soát lại các định mức tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp.
Hình thành các quỹ dự trữ quốc gia đủ mạnh (quỹ dự trữ tài chính, ngoại tệ, kim khí quý, vật tư chiến lược).
Không phát hành tiền để bù đắp bội chi ngân sách, kiểm soát lạm phát.
CHƯƠNG II
VAI TRÒ CỦA CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
1. Vai trò điều tiết trong lĩnh vực kinh tế:
- Chi đầu tư phát triển:
Một trong các chức năng quan trọng của Nhà nước là chức tổ chức kinh tế. Chức năng này trong cơ chế kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta được thể hiện bằng vai trò của Nhà nước trong quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua hệ thống luật kinh tế, chính sách kinh tế, kế hoạch, các công cụ kinh tế và cơ chế. Để thực hiện chức năng và vai trò nêu trên, Nhà nước sử dụng công cụ tài chính vĩ mô ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status