Lịch sử tiền tệ - pdf 28

Download miễn phí Tiểu luận Lịch sử tiền tệ



- Đô-la Mỹ được công nhận là phương tiện dự trữ và thanh toán quốc tế. Với tiêu chuẩn giá cả là 0,888671 gram vàng. Với giá vàng là 35 USD = 1 Ounce vàng.
- Mỹ và các hội viên IMF phải đảm bảo đổi tiền nước họ ra vàng cho các Ngân Hàng trung ương nước ngoài nếu là tiền trong quan hệ ngoại thương.
- Tư nhân không được đổi Đô-la ra vàng. Nếu giá vàng lên quá 35,2 USD/Ounce vàng thì Mỹ sẽ đưa vàng ra bán với giá 35 USD để ổn định giá vàng và ngược lại.
 Với những nội dung thỏa thuận nêu trên, cho thấy hệ thống Bretton Woods thực chất là chế độ bản vị hối đoái vàng dựa trên Đô-la Mỹ, được gọi là chế độ bản vị Đô-la Mỹ. các quốc gia theo hệ thống này sẽ có được nguồn dự trữ của họ dưới dạng tiền tệ của một nước duy nhất (Đô-la Mỹ), và chỉ có nước đó mới thực sự theo hệ thống bản vị vàng.
+ Ưu điểm: tạo được cho các nước thành viên những lợi thế như
- Có thể tiết kiệm được vàng.
- Tiết kiệm các chi phí có liên quan tới việc chuyển dịch vàng trong quá trình thanh toán quốc tế.
- Dự trữ ngoại tệ có thể đem lại những khoản thu nhập nhất định trong khi dự trữ vàng không được hưởng thu nhập.
+Nhược điểm: Chế độ bản vị Đô-la đã tạo cho Mỹ độc quyền phát hành giấy bạc. Dựa vào đặc quyền này, Mỹ đã lợi dụng phát hành Đô-la giấy để chi tiêu cho quyền lợi riêng của bản thân và để chạy đua vũ trang. Bằng tiền giấy, Mỹ đã đầu tư ra nước ngoài hàng trăm tỷ Đô-la, do đó nạn lạm phát Đô-la giấy ngày càng trầm trọng, dẫn tới bùng nổ những cơn sốt vàng làm cho dự trữ vàng của Mỹ bị giảm sút ở mức nghiêm trọng. Dẫn tới một loạt các hệ quả nghiêm trọng.
Đến tháng 3/1968: Mỹ phải tuyên bố chế độ hai giá vàng. Tháng 8/1971: Mỹ tuyên bố đình chỉ đổi Đô-la ra vàng cho mọi đối tượng và phá giá Đô-la 7,89%. Tháng 2/1972: phá giá Đô-la 10%. Tháng 3/1972: thả nổi Đô-la, thả nổi giá vàng. Đến đây, sau hơn 25 năm tồn tại và phát triển, chế độ bản vị Đô-la đã thực sự sụp đổ hoàn toàn.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


i ta thường coi như nó không có giá trị nội tại. Do đó trong điều kiện lưu thông các dấu hiệu giá trị, đặc biệt là tiền giấy, vai trò quản lí của Nhà nước, của ngân hàng trung ương là rất quan trọng, giúp cho việc hạn chế tiền giả và ổn định tiền tệ.
2.2. Căn cứ vào tính vật chất của tiền tệ
Có thể chia hình thái tiền tệ thành 2 loại: Tiền mặt và bút tệ
Tiền mặt là tiền vật chất, được quy định một cách cụ thể về hình dáng, kich thước, trọng lượng, màu sắc, tên gọi. Thế mạnh lớn nhất của tiền tệ là khả nhả năng thanh khoản cao nhất và nhanh nhất, nghĩa là có một sức mua có thể sử dụng được tức thì, mặc dù nó hoàn toàn không sinh lãi, thậm chí giá trị thực của nó có thể bị bào mòn trong trường hợp có lạm phát cao (nếu là dấu hiệu giá trị).
Tiền ghi sổ (bút tệ) là tiền tệ phi vật chất tồn tạidưới hình thức những con số, ghi trên tài khoản tại ngân hàng. Việc sử dụng đồng tiền ghi sổ được thực hiện bằng các bút toán ghi Nợ và Có trên các tài khoản tiền gởi tại ngân hàng.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngân hàng, thanh toán bằng tiền mặt giảm dần, quá trình thanh toán được tập trungđại bộ phận qua ngân hàng thông qua các bút toán chuyển khoản hay thanh toán bù trừ trên tài khoản kí thác. Sự ra đời của tiền ghi sổ cùng với các phương tiện thanh toán như séc, lệnh chuyển tiền, giấy nhờ thu, tạo điều kiện đa dạng các hình thức thanh toán và phương tiện thanh toán tiết kiệm chi phí giao dịch vì có nhiều khoản thanh toán có thể bù trừ cho nhau thông qua ngân hàng, tăng cường hiệu quả kinh tế do tăng nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá, giảm chi phí lưu thông tiền mặt như chi phí in ấn, chi phí phát hành, kiểm đếm, bảo đảm an toàntrong việc sử dụng đồng tiền, tạo điều kiện cho ngân hàng trung ương trong việc quản lý và điều tiết tiền tệ. Vì vậy,việc sử dụng tiền ghi sổ(tiền qua ngân hàng) ngày càng phát triển, trở thành xu hướng tất yếu của nền kinh tế thời đại. Đặc biệt sự phát triển không ngừng với tốc độ nhanh của công nghệ điện tử và tin học cũng như sự ứng dụng của chúng trong công nghệ ngân hàng, hứa hẹn một hệ thống than toán hiệu quả trong đó việc sử dụng công cụ điện tư trở nên phổ biến.
Hiện nay,ở những nước có nền kinh tế thị trường phát triển, trình độ công nghệ ngân hàng hiện đại, đổng tiển ghi sổ chiếm từ 90%-95% trong tổng số lượng tiền cung ứng .
Như vậy, sự phát triển của tiền ghi sổ đã làm cho tiền tệ nói chung trở nên mềm dẻo và đa dạng hơn vì nó có thể tồn tại dưới dạng hơn vì nó có thể tồn tại dưới dạng phi vật chất. Tuy nhiên cũng lưu ý rằng việc sử dụng tiền ghi sổ cũng không phải là không có những hạn chế, như: cần có thời gian để chuyển séc, thời gian cần thiết để có thể sử dụng số dư trên tài khoản, chi phí dàng cho việc xử lý các chứng từ thanh toán Do đó, sự phát triển của hệ thống ngân hàng, sự phát triển của công nghệ thanh toán qua ngân hàng là rất cần thiết và quan trọng.
II. Chế độ tiền tệ thế giới:
1. Chế độ song bản vị:
1.1. Khái niệm: là chế độ tiền tệ trong đó cũng một lúc có hai thứ kim loại (vàng, bạc) đóng vai trò làm vật ngang giá chung và là cơ sở của toàn bộ chế độ lưu thông tiền tệ của một nước. Bắt đầu xuất hiện ở Châu Âu vào khoảng thể kỷ 16 và kết thúc vào khoảng cuối thế kỷ 19.
1.2. Đặc điểm, hình thức:
+ Chế độ song bản vị bao gồm hai hình thức:
- Chế độ bản vị song song: tiền đúc bằng vàng và tiền đúc bằng bạc được lưu thông tự do theo giá thị trường.
- Chế độ bản vị kép: tiền đúc bằng vàng và tiền đúc bằng bạc được lưu thông theo tỷ giá bắt buộc do Nhà nước quy định (tỷ giá pháp định).
+ Đặc điểm:
- Mọi người được tự do đúc tiền vàng và tiền bạc.
- Tiền vàng và tiền bạc được tự do lưu thông trong phạm vi quốc gia và giữa các quốc gia với nhau.
1.3. Ưu – nhược điểm của chế độ song bản vị:
+ Ưu điểm:
- Thúc đẩy thương mại quốc tế diễn ra nhanh chóng.
- Trong lưu thông hàng hoá, việc sử dụng chế độ song bản vị có nhiều tiến bộ hơn so với thời kỳ nền kinh tế đổi chác hiện vật.
+ Nhược điểm:
- Nhà nước khó kiểm soát lượng vàng, bạc của mỗi quốc gia.
- Hai thước đo giá trị, hai hệ thống giá cả còn gây trở ngại trong việc tính toán và lưu thông hàng hoá.
* *Quy luật Gresham: “tiền xấu trục xuất tiền tốt ra khỏi lưu thông”. Tức là, tiền nào có giá trị danh nghĩa thấp hơn giá trị thực của nó trên thị trường dần dần bị quét khỏi lưu thông, nhường chỗ cho thứ tiền có giá trị danh nghĩa lớn hơn giá trị thực tế của nó. Nếu trong lưu thông chỉ còn một kim loại giữ vai trò làm tiền tệ thì điều đó cũng có nghĩa là chế độ song bản vị kết thúc nhường chỗ cho một chế độ bản vị mới.
2. Chế độ đơn bản vị:
2.1. Khái niệm:
Chế độ đơn bản vị là chế độ tiền tệ, trong đó lấy một thứ kim loại quý nào đó đóng vai trò là vật ngang giá chung và là cơ sở của toàn bộ chế độ lưu thong tiền tệ nước đó.
Trong lịch sử đã có những chế độ đơn bản vị cơ bản sau đây:
2.2. Chế độ bản vị bạc:
Chế độ đơn bản vị bạc là chế độ lưu thông tiền tệ lấy bạc làm cơ sở để xác định giá trị đồng tiền.
Chế độ đơn bản vị bạc đã tồn tại rất lâu tại nhiều quốc gia trong nhiều thế kỷ dưới chế độ phong kiến và trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, bạc dần dần bị mất giá, gây nhiều khó khăn trong quá trình lưu thông hàng hóa nên các nước lần lượt loại bạc ra khỏi công dụng làm tiền tệ.
2.3. Chế độ bản vị vàng cổ điển:
Là chế độ tiền tệ trong đó vàng là thứ kim loại được chọn làm bản vị.
2.3.1. Hoàn cảnh ra đời:
Nước Anh, nước tư bản công nghiệp đầu tiên trên thế giới đã bỏ qua chế độ song bản vị mà đi thẳng từ chế độ bản vị bạc sang chế độ bản vị vàng từ cuối thế kỉ XVIII. Từ năm 1870 Đức cũng chuyển từ song bản vị sang bản vị vàng.
Đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX để phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của thời đại công nghiệp hóa, hầu hết các nước tư bản châu Âu và Bắc Mỹ cũng đã chuyển sang chế độ bản vị vàng. Trong khi trên một phần lớn diện tích thế giới ở cả ba châu lục: Á, Phi, Mỹ Latinh, các nước chậm phát triển vẫn duy trì chế độ bản vị bạc.
Ở Việt Nam, mãi đến năm 1931, Ngân hàng Đông Dương mới chuyển sang chế độ bản vị vàng nhưng là chế độ bản vị vàng cắt xén.
2.3.2. Đặc điểm:
Chế độ bản vị vàng cổ điển có 3 đặc điểm cơ bản sau đây:
Mọi người được tự do đúc tiền vàng theo tiêu chuẩn giá cả do Nhà nước quy định.
Tiền giấy được tự do đổi lấy vàng theo giá trị ghi trên giấy, từ đó hình thành tỷ giá hối đoái giữa các quốc gia. Ví dụ, trước chiến tranh thế giới 1USD có thể đổi được gần 1/20 lượng vàng, 1GBPcó thể đổi được gần 1/4 lượng vàng, nên tỷ giá hối đoái giữa GBP và USD là gần 5 đôla.
Vàng được tự do luân chuyển giữa các nước, nghĩa là vàng vừa là tiền tệ quốc gia, vừa là tiền tệ quốc tế.
Với những đặc trưng trên, chế độ bản vị vàng cổ điển có tác dụng tích cực đối với sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa:
Thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của nền sản xuất TBCN
Góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tín dụng TBCN
Tạo điều kiện phát triển ngoại thương
Tuy nhiên, chế độ bản vị vàng cũng có những hạn chế của nó như:
Chính phủ các nước không còn kiểm soát được chính sách tiền tệ của mình vì lượng cung ứng tiền tệ của nước đó được xác định bởi các luồng vàng được di chuyển giữa các nước.
Chính sách tiền tệ trên toàn thế giới bị chi phối rất lớn bởi việc sản xuất vàng và việc phát hiện các mỏ vàng. Khi lượng vàng đủ cho lưu thông thì nền kinh tế phát triển tốt, không có lạm phát. Nhưng nếu lượng vàng cung ứng không ăn nhịp với tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ làm giá cả hàng hóa sụt giảm, ngược lại, nếu lượng cung ứng tiền vàng quá lớn sẽ làm giá cả hàng hóa tăng lên.
2.3.3. Sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng cổ điển:
Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng cổ điển chính là những hạn chế trong chính bản thân nó. Từ đầu thế kỉ XX, để chuẩn bị chiến tranh và cả tái thiết sau chiến tranh, họ mua quá nhiều hàng hóa, vũ khí đến mức không còn đủ vàng để trả và phải phát hành tiền giấy nhiều hơn là giới hạn được bảo đảm bằng vàng, đặt cược vào kết cục chiến tranh và thu bồi thường chiến tranh như nước Đức đã làm trong Chiến tranh Pháp-Phổ 1870. Đầu tiên, chính phủ các nước lớn ra sức tích trữ vàng, đình chỉ đổi tiền ngân hàng lấy vàng, đình chỉ xuất khẩu vàng, thực hiện chế độ bảo hộ mậu dịch... Chẳng hạn như Ngân hàng Anh không đổi tiền ra vàng kể từ năm 1914. Cho đến cuối Thế chiến, nước Anh ban hành hàng loạt các quy định sử dụng “tiền luật định” như nộp thuế, trả trợ cấp xã hội, thu chi chính phủ Tuy nhiên, hiệu quả của các chính sách ấy không như mong muốn vì các chính phủ phải chi tiêu quá nhiều. Lượng tiền mặt in ra quá nhiều làm xuất hiện lạm phát với quy mô khủng khiếp, như siêu lạm phát ở Đức với tỷ lệ lạm phát 1000% và sau 2 năm giá cả hàng hóa tăng 30 tỷ lần. Bên cạnh đó, luồng vàng di chuyển giữa các nước không đồng đều, 2/3 lượng vàng trên thế giới tập trung vào 5 nước lớn là Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Nga, còn dự vàng các nước khác sụt giảm nghiêm trọng làm mất khả năng chuyển tiền giấy ra vàng. Chế độ bản vị vàng cổ điển sụp đổ, sau hơn 40 năm đem lại sự thịnh vượng cho các nước.
2.4. Chế độ bản vị vàng...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status