Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần thương mại Bắc Giang - pdf 28

Download miễn phí Chuyên đề Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần thương mại Bắc Giang



 + Tổ chức công tác mua hàng từ các cơ sở sản xuất, gia công chế biến.
 + Tổ chức bảo quản tốt hàng hoá đảm bảo cho lưu thông hàng hoá được thường xuyên liên tục và ổn định thị trường.
 + Tổ chức bán buôn, bán lẻ hàng hoá cho các cơ sở sản xuất kinh doanh và các cá nhân trong nước.
 + Quản lý, khai thỏc và sử dụng cú hiệu quả nguồn vốn, đảm bảo đầu tư mở rộng kinh doanh, làm trũn nghĩa vụ với Nhà nước thông qua việc giao nộp ngân sách hàng năm.
 + Tuân thủ các chế độ, chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước.
 Công ty Cổ phần Thương Mại Bắc Giang kinh doanh rất nhiều mặt hàng thuộc các ngành hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân như:
- Ngành Đồ gia dụng
- Ngành kim khí điện máy
- Ngành trang trớ nội thất
- Ngành thực phẩm
- Ngành nụng sản
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


phẩm hàng hóa nhờ kết hợp sức lao động và công cụ lao động (máy móc, thiết bị...).
Biến thành phẩm hàng hóa thành tiền tệ. Vốn lưu động phục vụ cho hai giai đoạn trên là vốn sản xuất. Vốn lưu động ở giai đoạn thứ ba là vốn lưu thông.
Như vậy vốn lưu động của đơn vị sản xuất phụ thuộc gồm có:
Vốn lưu động
của đơn vị = Vốn lưu động sản xuất + Vốn lưu thông.
sản xuất
- Xét về mặt kế hoạch hóa, vốn lưu động của doanh nghiệp thương mại được chia thành vốn lưu động định mức và vốn lưu động không định mức.
+ Vốn lưu động định mức là vốn lưu động tối thiểu cần thiết để hoàn thành kế hoạch lưu chuyển hàng hóa và kế hoạch sản xuất, dịch vụ phụ thuộc. Vốn lưu động định mức gồm có vốn dự trữ hàng hóa và vốn phi hàng hóa.
Vốn dự trữ hàng hóa là số tiền dự trữ hàng hóa ở các kho, trạm, cửa hàng, trị giá hàng hóa trên đường vận chuyển và trị giá hàng hóa thanh toán bằng chứng từ. Nó nhằm bảo đảm lượng hàng hóa bán bình thường cho các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Vốn dự trữ hàng hóa chiếm 80- 90% vốn lưu động định mức và 50- 70% trong toàn bộ vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại.
Vốn phi hàng hóa là số tiền định mức của vốn bằng tiền, bao gồm vốn bằng tiền và các tài sản khác.
+ Vốn lưu động không định mức là số vốn lưu động thường phát sinh trong quá trình kinh doanh và trong sản xuất, dịch vụ phụ thuộc nhưng không đủ căn cứ để tính toán được. Vốn lưu động không định mức gồm có vốn bằng tiền ( tiền mua hàng và giao cho nhân viên đi mua hàng), tiền gửi vào ngân hàng, tài sản có kết toán (các khoản nợ nhờ ngân hàng thu, các khoản nợ phải đòi khách hàng, tiền ứng trước để mua hàng,), các phế liệu thu nhặt trong ngoài vốn, tài sản chờ thanh lý
- Theo nguồn hình thành, vốn lưu động được phân thành.
+ Nguồn vốn pháp định: Nguồn vốn này có thể do nhà nước cấp, do xã viên hay cán bộ công nhân viên trong công ty cấp.
+ Nguồn vốn tự bổ sung: Đây là nguồn vốn do doanh nghiệp tự bổ sung, chủ yếu lấy một phần từ lợi nhuận để lại.
+ Nguồn vốn liên doanh liên kết.
+ Nguồn vốn đi vay.
2.5.2.4. Vai trò của vốn lưu động trong các doanh nghiệp thương mại.
- Để tiến hành hoạt động kinh doanh, ngoài các tài sản cố định như máy móc, kho bãi... doanh ngiệp còn phải bỏ ra một lượng tiền lớn để mua sắm hàng hoá, nguyên vật liệu.... phục vụ cho quá trình kinh doanh của mình.
- Ngoài ra, vốn lưu động còn đảm bảo cho quá trình tái mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty được tiến hành thường xuyên và liên tục. Lượng vốn lưu động có hợp lý, đồng bộ thì mới không làm gián đoạn quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
- Vốn lưu động còn là phản ánh và đánh giá quá trình vận động của hàng hoá cũng như đánh giá hoạt động kiểm tra, giám sát việc mua sắm, vận chuyển, nhập kho và bảo quả hàng hóa an toàn...
- Vốn lưu động còn có khả năng quyết định đến quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trườngdoanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong việc sử dụng vốn nên khi muốn mở rộng quy mô doanh nghiệp cần huy động một lượng vốn nhất định để đầu tư thêm chủng loại hàng hoá. Vốn lưu động còn giúp doanh nghiệp chớp được thời cơ kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh cho mình.
2.6. Nguồn vốn chủ sở hữu.
Đối với một doanh nghiệp, tổng số tài sản lớn hay nhỏ thể hiện quy mô hoạt động là rất quan trọng. Song trong nền kinh tế thị trường, điều quan trọng hơn là khối lượng tài sản do doanh nghiệp đang nắm giữ và sử dụng được hình thành từ các nguồn nào. Nguồn vốn của doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với từng loại tài sản của doanh nghiệp.
Nguồn vốn chủ sỡ hữu biểu hiện quyền sỡ hữu của người chủ về các tài sản hiện có ở doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp có thể có một hay nhiều chủ sở hữu. Đối với doanh nghiệp nhà nước chủ sở hữu doanh nghiệp là nhà nước. Đối với xí nghiệp liên doanh hay công ty liên doanh thì chủ sở hữu là các thành viên tham gia góp vốn. Đối với công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn thì chủ sở hữu là các cổ đông. Đối với doanh nghiệp tư nhân cá thể thì chủ sỡ hữu là một cá nhân - người đứng tên thành lập doanh nghiệp.
Vốn chủ sỡ hữu được tạo từ các nguồn:
- Số tiền đống góp của các nhà đầu tư - người chủ sỡ hữu doanh nghiệp, cụ thể:
+ Đối với doanh nghiệp nhà nước: do nhà nước (hay ngân sách nhà nước) cấp phát nên được gọi là vốn ngân sách nhà nước.
+ Đối với doanh nghiệp tư nhân: nguồn vốn này do chủ đầu tư hay các hội viên liên kết cùng nhau bỏ ra để đầu tư hình thành doanh nghiệp kinh doanh nên được gọi là vốn tự do.
+ Đối với doanh nghiệp liên doanh: nguồn này được biểu hiện dưới hình thức vốn liên doanh, vốn này được hình thành do sự đóng góp giữa các chủ đầu tư hay các doanh nghiệp để hình thành một doanh nghiệp mới.
+ Đối với công ty cổ phần: được biểu hiện dưới hình thứcvốn cổ phần, vốn này do những người sánh lập công ty cổ phần phát hành cổ phiếu để huy động thông qua việc bán những cổ phiếu đó.
- Nguồn vốn chủ sỡ hữu còn do tổng số tiền được tạo ra từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, số này gọi là lãi lưu giữ hay lãi chưa phân phối.
- Ngoài ra, vốn chủ sở hữu còn bao gồm chênh lệch đánh giá lại tài sản, quỹ phát triển sản xuất kinh doanh, quỹ dự trữ, chênh lệch tỷ giá, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí sự nghiệp.
2.7. Nguồn vốn vay.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hầu như không một doanh nghiệp nào chỉ hoạt động kinh doanh bằng nguồn vốn tự có mà phải hoạt động bằng nhiều nghuồn vốn, trong đó nguồn vốn vay chiếm tỷ lệ đáng kể.
Vốn vay có ý nghĩa quan trọng không chỉ ở khả năng tài trợ các nhu cầu bổ sung cho việc mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh của công ty mà còn tạo điều kiện linh hoạt trong việc thu hẹp quy mô kinh doanh bằng việc hoàn trả các khoản nợ đến hạn và giảm số lượng vốn vay.
Nguồn vốn vay được thực hiện dưới các cách chủ yếu sau:
- Tín dụng ngân hàng: là các khoản mà doanh nghiệp vay của các ngân hàng thương mại hay của các tổ chức tín dụng khác. Tín dụng ngân hàng có nhiều dạng, song có các dạng quan trọng nhất là:
+ Tín dụng ứng trước: là một thể thức cho vay được thực hiện trên cơ sở hợp đồng tín dụng, trong đó doanh nghiệp (khách hàng) được sử dụng một mức cho vay trong một thời hạn nhất định.
+ Thấu chi (tín dụng hạn mức) là hình thức cấp tín dụng ứng trước đặc biệt được thực hiện trên cơ sở hợp đồng tín dụng, trong đó doanh nghiệp được phép sử dụng dư nợ trong một giới hạn và thời hạn nhất định trên tài khoản vãng lai.
Thấu chi chỉ được áp dụng đối với doanh nghiệp (khách hàng) có uy tín và có khả năng tài chính lành mạnh.
+ Chiết khấu thương phiếu: Là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trong đó doanh nghiệp chuyển nhượng quyền sở hữu thương phiếu chưa đáo hạn cho ngân hàng để nhận một số tiền bằng mệnh giá của thương phiếu trừ đi lãi chiết khấu và hoa hồng phí.
+ Tín dụng thuê mua: Là hình thức tín dụng trung, dài hạn được thực hiện thông qua việc cho thuê máy móc- thiết bị, các động sản và bất động sản khác.
- Phát hành trái phiếu công ty: Chỉ có các doanh nghiệp thương mại nhà nước, các công ty cổ phần có phát hành cổ phiếu mới có quyền vay vốn bằng cách phát hành trái phiếu. Trái phiếu thực chất là một tờ phiếu mà công ty phát hành phát hành để vay vốn và là vốn dài hạn.
- Tín dụng thương mại: Là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp đựơc thể hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. Tín dụng thương mại xuất hiện trên cơ sở sự cách biệt giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm do đặc điểm thời vụ trong sản xuất và mua bán sản phẩm, do vậy xảy ra hiện tượng một số doanh nghiệp có hàng hóa muốn bán trong đó có một số doanh nghiệp khác muốn mua nhưng không có tiền. Trong điều kiện này, doanh nghiệp với tư cách là người bán muốn thực hịên được sản phẩm của mình, họ có thể bán chịu hàng hóa cho người mua.
- Vốn đầu tư nước ngoài: Bao gồm vốn đầu tư gián tiếp và vốn đầu tư trực tiếp
Vốn đầu tư gián tiếp là vốn của các chính phủ, tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ thực hiện dưói dạng viện trợ, vốn cho vay ưu đãi với thời gian dài, lãi suất thấp của các tổ chức tài chính quốc tế, vốn vay tín dụng từ các ngân hàng thương mại nước ngoài, vốn do phát hành trái phiếu, cổ phiếu ra nước ngoài. Vốn này thường có quy mô lớn nên có tác động nhanh và mạnh đối với việc giải quyết các nhu cầu phát triển của nước nhà nhưng cũng gắn với các điều kiện chính trị và tình trạng vay nợ chồng chất nếu chúng ta không biết sử dụng chúng có hiệu quả.
Vốn đầu tư trực tiếp là vốn của các doanh nghiệp hay các cá nhân người nước ngoài đầu tư vào nước ta. Những doanh nghiệp và cá nhân này trực tiếp tham gia quản lý và thu hồi vốn đó. Vốn đầu tư trực tiếp thường có quy mô nhỏ hơn nhưng nó mang theo toàn bộ “năng lực kinh doanh” nên có thể thúc đẩy các ngành nghề mới phát triển, đưa công nghệ mới và kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp hiện đại vào nước ta góp phần đào tạo các nhà quản lý và kinh doanh phù hợp với điều kiện mới của kinh tế thị trường.
3. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại.
Một doanh nghiệp được xem là có hiệu quả khi sử dụng các yếu tố cơ bản của q...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status