Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định ở Công ty cổ phần chè Hùng An - Huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang - pdf 28

Download miễn phí Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định ở Công ty cổ phần chè Hùng An - Huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP 3
1.1 Tài sản cố định của doanh nghiệp: 3
1.1.1. Khái niệm và phân loại doanh nghiệp: 3
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm TSCĐ của doanh nghiệp: 3
1.1.3. Phân loại TSCĐ của doanh nghiệp: 5
1.2. Hiệu quả sử dụng TSCĐ: 8
1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp: 8
1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp: 9
1.3. Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp: 16
1.3.1. Nhân tố chủ quan: 16
1.3.2 Những nhân tố khách quan: 18
Chương 2:THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ HÙNG AN 22
2.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần chè hùng an: 22
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty: 25
2.1.2. Cơ cấu tổ chức: 26
2.1.3. Hoạt động chủ yếu của Công ty: 29
2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty: 31
2.2.1 Tình hình TSCĐ của công ty cổ phần chè hùng An 31
2.2.2.Thực trạng hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty chè Hùng an: 34
2 .3 Đánh gía thực trạng quản lý và sử dụng TSCĐ ở công ty cổ phần chè hùng An: 37
2.3.1. Kết quả đạt được : 38
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân: 39
Chương III:GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ CỦA CTY CỔ PHẦN CHÈ HÙNG AN 41
3.1 Định hướng phát triển của Công ty: 41
3.1.1. Mục tiêu hoạt động của Công ty: 42
3.1.2. Định hướng phát triển của Công ty: 42
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty: 43
3.2.1 Mở rộng ngành nghề kinh doanh. 49
3.2.2. Nâng cao trình độ cán bộ 51
3.3 KIẾN NGHỊ 52
KẾT LUẬN 54
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


t của TSCĐ. Mức độ bảo toàn TSCĐ được xác định bằng cách so sánh số TSCĐ thực có tại thời điểm mỗi năm với số giá trị phải bảo toàn mỗi năm. Nếu số thực có tại thời điểm cuối năm lớn hơn hay bằng số thực có tại thời điểm đầu năm phải bảo toàn thì có nghĩa là doanh nghiệp đã bảo toàn và phát triển TSCĐ. Bảo toàn TSCĐ có nghĩa là bảo toàn cả về mặt hiện vật và về mặt giá trị.
+ Bảo toàn về mặt giá trị nghĩa là trong điều kiện có biến động lớn về giá, các doanh nghiệp phải thực hiện đúng quy định của Nhà nước về việc điều chỉnh nguyên giá TSCĐ theo các hệ số đã tính toán xác định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố. Đồng thời phải tuân thủ nghiêm ngặt, chịu sự kiểm soát của Nhà nước (Đối với các doanh nghiệp Nhà nước) đối với việc thu hồi vốn, thanh lý, nhượng bán TSCĐ.
+ Bảo toàn về mặt hiện vật: nghĩa là bảo toàn năng lực sản xuất của TSCĐ, trong quá trình sử dụng TSCĐ vào mục đích sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ, không làm mất mát hư hỏng TSCĐ, thực hiện đúng quy định về bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, sử dụng TSCĐ, doanh nghiệp được quyền chủ động thực hiện việc đổi mới , thay thế TSCĐ, kể cả những TSCĐ chưa hết khấu hao theo yêu cầu đổi mới kỹ thuật, công nghệ, phát triển và nâng cao năng lực sản xuất. Tuy nhiên doanh nghiệp phải báo cáo lên cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính để theo dõi, kiểm tra sử dụng không đúng mục đích, hay mua đi bán lại với mục đích ăn chia chênh lệch giá vào vốn và nếu giảm vốn do thanh lý thì cũng phải có ý kiến quyết định của cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính.
* Các phương pháp bảo toàn và phát triển TSCĐ của doanh nghiệp:
Bảo toàn và phát triển TSCĐ của doanh nghiệp thường sử dụng ba phương pháp chính sau:
+ Phương pháp một: Định kỳ bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp TSCĐ.
Đây là phương pháp làm cho TSCĐ của doanh nghiệp không bị hỏng hóc, hư hỏng, nếu có hư hỏng thì sẽ được sửa chữa, năng cấp, giúp cho TSCĐ có tuổi thọ lâu hơn, thời gian sử dụng dài hơn, góp phần nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp, giảm giá thành sản phẩm. Ngoài ra biện pháp bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ theo định kỳ sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh được tình trạng sản xuất không liên tục, góp phần nâng cao thời gian sử dụng TSCĐ, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp.
+ Phương pháp hai: Có phương pháp tính khấu hao hợp lý.
Bởi vì phương pháp khấu hao nào mà vừa phù hợp với loại hình sản xuất của doanh nghiệp lại vừa phản ánh chính xác giá trị hao mòn thực tế của TSCĐ. Việc lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý có ảnh hưởng quan trọng đến việc bảo toàn và phát triển TSCĐ của doanh nghiệp, vì quỹ khấu hao sẽ phản ánh nguồn vốn thu hồi được là bao nhiêu. Thông thường mỗi doanh nghiệp chỉ sử dụng một phương pháp tính khấu hao nhất định cho thuận lợi, nhưng cũng có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Đó thường là các doanh nghiệp đa chức năng, nhiệm vụ.
+ Phương pháp ba: Định kỳ đánh giá và đánh giá lại TSCĐ.
Nếu sử dụng phương pháp này doanh nghiệp sẽ chủ động nắm bắt được tình hình thực tế của TSCĐ, từ đó có biện pháp điều chỉnh mức khấu hao hợp lý. Không phải bất cứ nguyên giá TSCĐ ban đầu nào đã xác đinh cũng hoàn toàn chính xác cộng với những hao mòn hữu hình và vô hình khác cho nên sau một thời gian nhất định thì doanh nghiệp phải đánh giá lại TSCĐ. Do đó dần dần mức trích khấu hao được điều chỉnh lại sẽ sát hơn, hợp lý hơn, đúng hơn so với hao mòn thực tế.
Chương 2:
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ HÙNG AN
2.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần chè hùng an:
Công ty cổ phần chè Hùng An là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm chè, được thành lập tháng 10 năm 1973. Trải qua 35 năm xây dựng và phát triển cùng với các giai đoạn lịch sử của đất nước, tới nay Công ty cũng đã qua nhiều lần thay đổi tên gọi và hình thức quản lý khác nhau.
Tiền thân của Công ty là khu kinh tế mới của tỉnh, do địa hình đất đai cho phép và thời tiết khí hậu cho sự phát triển và sinh trưởng của cây chè .đến tháng 10/1973 thì Công ty được thành lập. Sau đó theo đề nghị của ủy ban tỉnh, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 232/TTg ngày 27/5/1976 chính thức trở thành nông trường quốc doanh Hùng An, nông trường có nhiệm vụ khai hoang trồng ,chăm sóc và sản xuất kinh doanh sản phẩm chè, chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Trong quá trình chuyển đổi cơ chế và chính sách của Đảng và nhà nước, Công ty chè Hùng An được thành lập theo quy chế, thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước, theo Quyết định số 578/QĐ - UB ngày 15/1/1994 của UBND tỉnh Hà Giang.
Năm 2005 là năm bản lề, đánh dấu bước chuyển mình lớn của Công ty, thực hiện chủ trương chuyển đổi, sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, được sự chỉ đạo giúp đỡ của UBND tỉnh Hà Giang mà trực tiếp là ban đổi mới doanh nghiệp của tỉnh, Công ty cổ phần chè Hùng An đã thực hiện thành công việc cổ phần hóa doanh nghiệp và chính thức đi vào hoạt động theo mô hình của Công ty cổ phần từ tháng 7/2005.
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần chè Hùng An - huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang.
Tên tiếng Anh: Hung An TEA JOINT STOCK COMPANY.
Địa chỉ: Xã Hùng An - huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang.
Điện thoại: 0219 892 803 Fax: 0219 892 598
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 1003000015 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Giang cấp ngày 01/07/2005.
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần.
Vốn điều lệ: 6.400.000.000đ.
Ngành nghề kinh doanh: Trồng, chăm sóc, chế biến kinh doanh, dịch vụ các sản phẩm chè.
Hiện nay Công ty có 392 cổ đông trong đó ban giám đốc và khối hàmh chính là 28 người số còn lại là lực lượng lao động chính của Công ty, được chia thành 6 đội trồng, chăm sóc và thu hái chè và 01 nhà máy chế biến chè.
Tổng diện tích đất tự nhiên của Công ty là 554,32 ha, trong đó có 255,83 ha là chuyên canh cây chè, với sản lượng 2.000 tấn chè búp tươi/năm, năng suất bình quân 80 tạ/ha.
Phương châm hoạt động của doanh nghiệp là tăng cường đầu tư thâm canh tăng năng suất của vườn chè hiện có, mở rộng sản xuất chế biến, thu mua tiêu thụ sản phẩm chè của nhân dân trong vùng, dần dần thay thế máy móc thiết bị lạc hậu, đa dạng hóa sản phẩm, đặc biệt là ưu tiên cho chất lượng sản phẩm. Với mục tiêu “Sản xuất sạch hơn” và nâng cao đời sống cho các cổ đông, những người đã gắn bó cả đời mình với Công ty.
Từ những ngày đầu thành lập, Công ty là một trong những đơn vị chủ đạo của ngành nông nghiệp tỉnh Hà Giang, đồng thời là nơi chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân trong vùng, áp dụng khoa học kỹ thuật cùng với kinh nghiệm thực tế vào trồng, chăm sóc chế biến và kinh doanh chè có hiệu quả.
Qua các thời kỳ khác nhau, Công ty đã khắc phục khó khăn phấn đấu vươn lên luôn giữ được “Chữ tín” thông qua chất lượng của sản phẩm. Từ đó giúp Công ty thực hiện tốt luật lao động và các nghĩa vụ đóng góp với Nhà nước.với những số liệu sau đây có thể chứng minh rằng công ty cổ phần chè hùng an đang hương tới mục tiêu năng suất chất lượng hiệu quả trong sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao.
B¶ng 2.1: Tæng doanh thu cña doanh nghiÖp trong 2 n¨m (2006 -2007)
Năm
Chỉ tiêu
2006
% Thực hiện
2007
% Thực hiện
Tổng doanh thu
8.274.413.358
117,7
10.345.932.162
125
Tổng nộp NS Nhà nước
313.954.260
108
413.406.563
131,7
(Nguån: Phßng kÕ to¸n tµi vô C«ng ty)
Để ghi nhận các thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua các thời kỳ Đảng, Nhà nước và UBND tỉnh Hà Giang đã tặng thưởng cho Công ty các danh hiệu.
- Huân chương lao động hạng 3 năm 1988.
- Huân chương lao động hạng 2 năm 1997.
- Cờ thi đua của Chính phủ tặng đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 1998.
- Cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh Hà Giang năm 1999.
- Huy chương vàng Hội trợ triển lãm Quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam năm 1996.
- Huy chương và tuần lễ xanh quốc tế Việt Nam năm 2003.
- Cúp cành chè vàng lễ hội văn hóa trà năm 2007.
- Cúp vàng thương hiệu cạnh trang năm 2008.
Và rất nhiều bằng khen của các Bộ, ban ngành của tỉnh và các đoàn thể trên các lĩnh vực hoạt động mà cán bộ công nhân viên chức của Công ty đã đạt được.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:
Công ty cổ phần chè hùng an trước kia là khu kinh tế mới của tỉnh, đến tháng 10/1973 thì Công ty mới được thành lập. Sau đó theo đề nghị của ủy ban tỉnh, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 232/TTg ngày 27/5/1976 chính thức trở thành nông trường quốc doanh Hùng An, nông trường có nhiệm vụ khai hoang trồng ,chăm sóc và sản xuất kinh doanh sản phẩm chè, chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Trong quá trình chuyển đổi cơ chế và chính sách của Đảng và nhà nước, Công ty chè Hùng An được thành lập theo quy chế, thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước, theo Quyết định số 578/QĐ - UB ngày 15/1/1994 của UBND tỉnh Hà Giang.
Năm 2005 là năm bản lề, đánh dấu bước chuyển mình lớn của Công ty, thực hiện chủ trương chuyển đổi, sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, được sự chỉ đạo giúp đỡ của UBND tỉnh Hà Giang mà trực tiếp là ban đổi mới doanh nghiệp của tỉnh, Công ty cổ phần chè Hùng An đã thực hiện thành công việc cổ phần hóa ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status