Giáo dục tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1919 1945, lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn) - Pdf 10

Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân
tộc và giải phóng dân tộc trong dạy học lịch sử
Việt Nam giai đoạn 1919 - 1945, lớp 12 trung
học phổ thông (Chương trình chuẩn)

Trần Thị Bích Thủy

Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS ngành: Lí luận và phương pháp dạy học; Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trịnh Đình Tùng
Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Nghiên cứu vấn đề lý luận liên quan đến đề tài như tư tưởng Hồ Chí
Minh về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc, nội dung cơ bản của Lịch sử Việt
Nam giai đoạn 1919 - 1945 một số về lý luận dạy học hiện đại. Điều tra khảo sát
thực tiễn dạy học lịch sử hiện nay tại trường THPT đặc biệt là việc giáo dục tư
tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc trong dạy học bộ
môn. Xác định những yêu cầu phải thực hiện cũng như những giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải phóng
dân tộc cho học sinh THPT.

Keywords: Hồ, Chí Minh, 1890-1969; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Phương pháp dạy
học; Lịch sử; Giải phóng dân tộc

Content
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỷ XXI là thời đại của nền "kinh tế tri thức" và đầu tư cho giáo dục là vấn đề
được các quốc gia trên thế giới quan tâm. Ngay trong định hướng của hệ thống giáo dục
quốc dân Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta cũng đã xác định: Giáo dục là quốc sách hàng
đầu; và đây là sự nghiệp của Đảng, nhà nước và toàn dân. Trong đó việc giáo dục thế hệ
trẻ là một điều kiện quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, là

tộc; tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
Đặc biệt trong các công trình nghiên cứu chuyên biệt tư tưởng Hồ Chí Minh về
vấn đề giải phóng dân tộc là tác phẩm của TS. Nguyễn Đình Thuận, Sự hình thành tư
tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc (1911-1945), Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2002 là một trong số những tác phẩm đề cập cụ thể đến sự hình thành tư
tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc trong một quá trình lịch sử từ năm
1911-1945. Trình bày cụ thể những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách
mạng giải phóng dân tộc. Từ đó khẳng định giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ
Chí Minh. .
Trong quá trình nghiên cứu, không thể không kể đến nguồn những công trình
nghiên cứu về tác dụng, ý nghĩa của việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh trong cách
dạy học sinh ở các cấp, đồng thời hướng dẫn về những cách thức vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh phù hợp với các cấp học. Đề cập đến vấn đề này có các bài viết, các tác phẩm
như: bài viết của GS. Phan Ngọc Liên, Về việc giảng dạy, học tập cuộc đời và sự nghiệp
cách mạng của Bác Hồ trong trường phổ thông, Thông báo khoa học số 2, 1985; Đoàn
Thế Hanh, Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội - Sự vận dụng sáng
tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay, Tạp chí cộng sản, số 777, 2007; Đề
tài nghiên cứu của tập thể giảng viên trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội do GS Phan
Ngọc Liên (chủ biên), Sử dụng tư liệu Hồ Chí Minh trong nghiên cứu và giảng dạy lịch
sử, Đề tài nghiên cứu cấp bộ, ĐHSPHN, 2002, Hà Nội; hay như bài viết của PGS.TS
Trần Bá Đệ, Một vài suy nghĩ về tấm gương Bác Hồ thời trẻ đối với giáo dục thanh niên
và Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc bồi dưỡng các thế hệ cách mạng thông qua giáo dục
bằng gương người thực, việc thực được in trong thông báo khoa học số 2/1985 ,…
2.2. Tài liệu nghiên cứu về giáo dục học, phương pháp dạy học
a/ Tài liệu nghiên cứu nước ngoài
Tiến sĩ N.G.Đairi, Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào, NXB giáo dục, Hà Nội,
1973; N.V.Savin, Giáo dục học, tập 1, NXB giáo dục, 1983; B.P.Êxipôp, Những cơ sở
của lý luận dạy học, Tập 3, NXB giáo dục, 1971; I.Ia.Lécne, Dạy học nêu vấn đề, NXB
giáo dục, Hà Nội, 1977 các tác giả đã khẳng định hoạt động nhận thức tích cực độc lập

4.1. Phạm vi nội dung: Do hạn chế về thời gian và trong phạm vi giới hạn của đề tài,
chúng tôi không đi sâu trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải phóng
dân tộc mà chỉ tập trung vào việc nghiên cứu giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề
dân tộc và giải phóng dân tộc cho học sinh THPT.
4.2. Phạm vi địa bàn thực nghiệm: trường THPT Hùng Vương và trường THPT Lý Bôn
(Huyện Vũ Thư, Thái Bình).
5. Mục đích - nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài không chỉ nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề
dân tộc và giải phóng dân tộc cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam mà còn góp
phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử ở trường phổ thông.
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu vấn đề lý luận liên quan đến đề tài như tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân
tộc và giải phóng dân tộc, nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 - 1945 một số
vấn đề về lý luận dạy học hiện đại, …
- Điều tra khảo sát thực tiễn dạy học lịch sử hiện nay tại trường THPT đặc biệt là
việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc trong dạy
học bộ môn.
- Xác định những yêu cầu phải thực hiện cũng như những giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc cho học
sinh THPT.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm kiểm chứng.
6. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Cơ sở phƣơng pháp luận
- Đề tài dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng, nhà nước về công tác giáo dục và đổi
mới giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của thế hệ trẻ, đào tạo con người
Việt Nam phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ, trung thành với con đường đi lên XHCN.
- Những nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc
trong giai đoạn 1919 - 1945.
- Đề tài còn dựa vào quan điểm dạy học một số nước trên thế giới và trong khu vực

bạn đồng nghiệp và đặc biệt những giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử tại các trường phổ
thông.
9. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề
tài gồm có 2 chương lớn:
Chương 1. Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải phóng dân
tộc cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông - Lý luận
và thực tiễn.
Chương 2. Các biện pháp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và
giải phóng dân tộc trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919- 1945, lớp 12 trung
học phổ thông. Thực nghiệm sư phạm.
CHƢƠNG 1
GIÁO DỤC TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ GIẢI
PHÓNG DÂN TỘC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở
TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc
1.1.1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
và giải phóng dân tộc
a/ Hoàn cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX: Với sự xâm lược
của thực dân Pháp đã đẩy Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến với mâu
thuẫn chính yếu là mâu thuẫn dân tộc.
b/ Sự bế tắc con đường cứu nước
Sống trong bối cảnh nước mất, nhà tan, những phong trào đấu tranh của nhân dân Việt
Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tuy có diễn ra sôi nổi nhưng tất cả đều thất bại do chưa
có đường lối lãnh đạo đúng đắn, xác định lực lượng cách mạng chưa đúng, Tất cả đòi hỏi
cần phải có một một con đường giải phóng dân tộc đúng đắn.
c/ Những nhân tố chính ảnh hưởng đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về cách
mạng giải phóng dân tộc

nguyên thuỷ cho đến nay.
Như vậy, nhiệm vụ giáo dưỡng trong mục tiêu của môn lịch sử ở trườg THPT là cung
cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, bao gồm: sự kiện lịch sử cơ bản, nhân vật tiêu
biểu, thời gian, không gian, các khái niệm, thuật ngữ, những hiểu biết về quan điểm lý luận
sơ giản, những vấn đề về phương pháp nghiên cứu và học tập, phù hợp với yêu cầu và trình
độ học sinh.
Về kỹ năng: tiếp tục hoàn thành các kỹ năng cần thiết cho học tập lịch sử đươc rèn
luyện ở tiểu học, THCS như có quan điểm lịch sử khi xem xét sự kiện và nhân vật lịch
sử, làm việc với sách giáo khoa và các nguồn sử liệu, biết phân tích, so sánh, tổng hợp,
khái quát…. Có năng lực tự học, phát hiện, đề xuất giải quyết vấn đề học sinh nâng cao
hơn năng lực tư duy và thực hành.
Về thái độ, tình cảm, tƣ tƣởng: bộ môn lịch sử có ưu thế trong việc giáo dục tư
tưởng, đạo đức, thái độ, tình cảm cho học sinh, góp phần vào việc đào tạo con người Việt
Nam toàn diện:
+ Giáo dục lòng yêu XHCN, lòng yêu quê hương đất nước - một biểu hiện của
lòng yêu nước, trong lao động sản xuất cũng như trong tranh đấu giành độc lập dân tộc,
bảo vệ tổ quốc.
+ Bồi dưỡng tinh thần đoàn kết quốc tế, tình hữu nghị với các dân tộc đấu tranh cho
độc lập, tự do, văn minh, tiến bộ xã hội, hoà bình, dân chủ.
+ Củng cố niềm tin vào sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người và dân tộc
dù trong tiến trình lịch sử có những bước quanh co, khúc khủy, tạm thời thụt lùi hay dừng
lại.
+ Có ý thức làm nghĩa vụ công dân, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
1.1.2.2. Bộ môn lịch sử với việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải
phóng dân tộc
Về kiến thức: Lịch sử Việt Nam là lịch sử của cả một quá trình dựng nước và giữ
nước, trong suốt chiều dài lịch sử, vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc đã trở thành vấn đề
trọng tâm và cốt lõi. Đặc biệt, nội dung lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 - 1945 có nội dung
xoay xung quanh vấn đề chủ yếu là vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc.
Song song với đó, tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1919 - 1945 cũng

giai đoạn 1919 - 1945, học sinh sẽ thấy được tình cảnh nhân dân Việt Nam dưới ách cai trị
của chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phát xít, từ đó hiểu rõ được khát khao cháy bỏng của
dân tộc là độc lập, giải phóng dân tộc và càng hiểu rõ về tinh thần đoàn kết dân tộc, lòng
yêu nước nồng nàn. Thông qua quá trình giảng dạy, học sinh sẽ càng được củng cố lòng
biết ơn những người có công với Tổ quốc, từ đó, các em sẽ có những nhận thức đúng đắn
và vững vàng về những người anh hùng Việt Nam.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Để hiểu rõ thực tiễn sử dụng các biện pháp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn
đề dân tộc và giải phóng dân tộc cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn
1919-1945 ở trường THPT, chúng tôi đã tiến hành điều tra thực tế tại trường THPT Hùng
Vương (Huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) thông qua việc phát phiếu điều tra, phỏng vấn trực
tiếp, dự giờ tham lớp đối với học sinh trường THPT Hùng Vương và trường THPT Lý Bôn
(Thái Bình) khối 12.
Đồng thời, để phục vụ tốt hơn cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
bằng phiếu câu hỏi trắc nghiệm với tập thể học viên cao học môn lịch sử khoá 4, 5, 6 (2010-
2012) và giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử trường THPT Hùng Vương và trường THPT Lý
Bôn (Huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình).
Kết quả khảo sát cho thấy nhiều vấn đề còn tồn tại trong khâu tiến hành giảng
dạy ở phía giáo viên và việc thực hiện học tập ở học sinh:
- Cả giáo viên và học sinh đều thấy được tầm quan trọng của tư tưởng Hồ Chí
Minh về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc nhưng kết quả thực hiện còn khá hạn chế.
- Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực tế trên nhưng chủ yếu do: biên soạn
chương trình dàn trải, chưa tập trung gây khó khăn chủ yếu cho nhận thức của học sinh;
tuy được đánh giá cao trong các nội dung trọng tâm nhưng phần về Nguyễn Ái Quốc - Hồ
Chí Minh lại được trình bày lồng ghép, đan xen với các nội dung kiến thức khác khiến
kiến thức chưa trở thành đơn vị hoàn chỉnh; công tác tiến hành giảng dạy còn mang tính
lồng ghép, chưa có sự đầu tư cao về chất lượng. Vấn đề "ngại" đổi mới của giáo viên; suy
nghĩ môn chính - phụ chi phối…

* *

Pháp, đặc biệt là về mặt xã hội. Mâu thuẫn chính trong xã hội là mâu thuẫn dân tộc. Đây
chính là nguyên nhân chính dẫn tới các phong trào đấu tranh của nhân dân ta đầu thế kỷ XX.
- Những năm 1919 - 1930, phong trào cách mạng Việt Nam diễn ra sôi nổi với
các hoạt động đấu tranh ở trong nước của tầng lớp tư sản, tiểu tư sản và đặc biệt là phong
trào đấu tranh của công nhân Việt Nam. Bên cạnh phong trào sôi nổi ở trong nước là
những hoạt động của những người Việt Nam ở nước ngoài, tiêu biểu nhất là hoạt động
cách mạng của Nguyễn Ái Quốc. Với quá trình hoạt động và tìm ra con đường cứu nước
từ năm 1919 - 1920 và sự chuẩn bị tất yếu về mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức cho sự ra
đời của chính Đảng Cộng Sản ở Việt Nam sau này.
- Từ năm 1925 - 1930, phong trào cách mạng Việt Nam phát triển sôi nổi với sự
xuất hiện cả 3 tổ chức cách mạng và sau đó là 3 tổ chức cộng sản. Điều này đặt ra yêu
cầu bức thiết là phải có sự hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một chính Đảng duy nhất.
Ngày 6/1/1930, tại Cửu Long, Hương Cảng, Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc đã tiến hành
hợp nhất các tổ chức cộng sản thành chính Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng Sản Việt
Nam.Tại hội nghị cũng chính thức thông qua “Cương lĩnh chính trị” đầu tiên của Đảng
do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, vạch ra phương hướng chiến lược và sách lược của cách
mạng Việt Nam và khẳng định con đường giải phóng dân tộc là con đường cách mạng vô
sản.
- Từ năm 1930 - 1945 là quá trình cách mạng ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, lần
lượt trải qua ba lần tập dượt cao trào 1930 - 1931, cao trào 1936 - 1939. Đặc biệt là giai
đoạn 1939 - 1945 với sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược kịp thời, sáng suốt qua hai hội
nghị BCH TW Đảng lần VI (9/1939) và lần VIII (5/1941) phù hợp với những biến
chuyển mau lẹ của tình hình thế giới va trong nước. Với sự chuyển hướng này và những
biện pháp cụ thể sau đó đã đưa tới thành công của đất nước ta trong tổng khởi nghĩa cách
mạng tháng 8 năm 1945, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: độc lập, tự do,
hạnh phúc.
b/ Về kỹ năng
Học tập lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 - 1945, học sinh sẽ phát triển các năng
lực của nhận thức như tri giác, tưởng tượng, trí nhớ và đặc biệt là tư duy. Bên cạnh đó,
còn phát triển các thành phần nhân cách riêng như niềm hứng thú, say mê với công việc

yêu nước Việt Nam dẫn tới sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản đầu tiên ở nước ta Đông
Dương cộng sản Đảng (6/1929), An Nam cộng sản Đảng (8/1929), Đông Dương cộng sản
liên đoàn (9/1929). Sự xuất hiện của 3 tổ chức cộng sản chứng tỏ phong trào cách mạng ở
Việt Nam phát triển vượt bậc, tuy nhiên gây những hạn chế nhất định cho cách mạng bởi
sự tranh chấp thành viên, phạm vi ảnh hưởng khiến nội bộ cách mạng suy yếu. Trước tình
hình trên, với cương vị là phái viên Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã chủ động triệu
tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản tại Cửu Long (Hương Cảng - Trung Quốc)
ngày 6/1/1930. Hội nghị đã hợp nhất các tổ chức thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng
Cộng Sản Việt Nam. Các văn kiện do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được thông qua trở thành
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là kết quả của sự
kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân, phong trào yêu nước ở Việt
Nam những năm 20 của thế kỷ XX, là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt
Nam, Đảng ra đời là điều kiện tiên quyết, là vấn đề cốt tử, quyết định mọi thắng lợi của
cách mạng Việt Nam.
Giai đoạn 1930 - 1945: phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta
dưới sự lãnh đạo của Đảng
Ngay khi mới ra đời, trong cao trào cách mạng 1930-1931 với 2 khẩu hiệu chiến
lược "Độc lập dân tộc", "Người cày có ruộng", Đảng đã tập hợp được giai cấp nông dân
và công nhân hình thành khối liên minh công - nông, đội quân chủ lực của cách mạng. Kẻ
thù đã dìm phong trào trong biển máu nhưng nhờ quần chúng mà Đảng đã vượt qua
"khủng bố trắng", phục hồi lực lượng cách mạng từ năm 1932-1935, để tiếp tục xây dựng
về chính trị, phát triển về tổ chức, trở thành lực lượng to lớn của cách mạng Việt Nam.
Đây là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng nhân dân chuẩn bị cho cách mạng
tháng 8/1945.
Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 là thời kỳ đấu tranh rộng lớn của quần chúng chống lại
bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi quyền tự do, dân chủ, dân sinh, cơm áo, hoà bình. Đây là
cuộc tập dượt lần thứ hai của Đảng và quần chúng nhân dân chuẩn bị cho cách mạng tháng 8 năm
1945 thắng lợi.
Bước sang giai đoạn 1939-1945, chiến tranh thế giới lần 2 bùng nổ. Ngày
22/9/1940, Nhật nhảy vào Việt Nam, Pháp - Nhật câu kết với nhau cùng đô hộ nhân dân

lịch sử dân tộc Việt Nam.
2.2. Những yêu cầu cơ bản khi xác định các biện pháp giáo dục tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc.
2.2.1. Khai thác triệt để nội dung lịch sử để giáo dục học sinh
Sách giáo khoa không phải là "pháp lệnh" với giáo viên dạy nhưng lại là loại tài
liệu phổ biến nhất và gần gũi nhất đối với cả giáo viên và học sinh, do đó bám sát nội
dung sách giáo khoa, yêu cầu của chương trình là một trong những yêu cầu căn bản đầu
tiên mà người giáo viên cần quan tâm. Việc bám sát những yêu cầu và nội dung lịch sử
được đề cập trong khoá trình sẽ giúp giáo viên xác định dạy cái gì, dạy như thế nào, học
sinh học cái gì và học như thế nào, từ đó giúp giáo viên thực hiện được những mục tiêu
bộ môn và mục tiêu bài học hướng tới.
Tuy nhiên, sách giáo khoa thường là "tĩnh" bởi nó chỉ dừng ở một giai đoạn lịch sử
nhất định và thường chậm hơn so với sự phát triển của thế giới. Do đó, trong quá trình
giảng dạy, bên cạnh việc bám sát những nội dung cơ bản và sử dụng, khai thác triệt để
những nội dung đó để làm nổi bật "bản chất" vấn đề thì để phản ánh kịp thời tính hiện đại
của kiến thức lịch sử cần truyền thụ cho học sinh, người giáo viên cần không bao giờ thoả
mãn với việc chỉ nắm nội dung sách giáo khoa mà phải luôn luôn nghiên cứu, học tập thêm
các tài liệu mới để nâng cao trình độ khoa học của mình nhằm làm bài học phong phú, sâu
sắc, phản ánh kịp thời sự thay đổi thời đại. Đó chính là yêu câu cần đổi mới không ngừng
của người giáo viên giỏi.
2.2.2. Đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng đồng thời phải tôn trọng sự thật lịch sử
Tính tư tưởng trong dạy học lịch sử cũng như trong nghiên cứu sử học mác xít
lêninnít thể hiện ở việc đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, quan điểm chủ
nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; ở việc góp phần đào tạo thế hệ trẻ theo mục
tiêu đã xác định.
Tính tư tưởng thống nhất với tính khoa học trong nghiên cứu cũng như dạy học
lịch sử đòi hỏi chúng ta phải bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện quan điểm
tư tưởng, phẩm chất đạo đức của người giáo viên lịch sử. Hai mặt tính tư tưởng và tính
khoa học không mâu thuẫn với nhau nhưng cần tránh bệnh "công thức", "giáo điều". Do
đó, trong dạy học lịch sử nói chung và giảng dạy về Hồ Chí Minh nói riêng, muốn khắc

tâm, học sinh là chủ thể của nhận thức (quá trình học tập) dưới sự hướng dẫn, giáo dục
của giáo viên, trong khuôn khổ nhà trường,theo chương trình mục tiêu đã quy định.
2.2.5. Phải dựa trên tâm lý lứa tuổi học sinh trung học phổ thông
Việc giảng dạy và học tập ở trường phổ thông hiện nay đã cố gắng đưa vào nội dung
các môn học những hiểu biết cần thiết về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ,
song do cải cách giáo dục, do đặc trưng của từng khối về mục tiêu kiến thức, kỹ năng,
thái độ đòi hỏi với môn học và do nhận thức của từng lứa tuổi mà công việc này cần
được tiến hành cẩn thận, chu đáo và phải có những yêu cầu cơ bản để đạt được mục tiêu
giáo dục đã đặt ra.
2.3. Các biện pháp giáo dục tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải phóng
dân tộc
2.3.1. Các biện pháp trong bài nội khoá
2.3.1.1. Khai thác triệt để những nội dung liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề
dân tộc và giải phóng dân tộc
a/ Những nội dung liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải
phóng dân tộc trong giai đoạn 1919 - 1945
Trong giới hạn, đề tài chỉ nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và
giải phóng dân tộc trong giai đoạn 1919 - 1945. Theo như biên soạn của sách giáo khoa,
nội dung lịch sử giai đoạn này được trình bày theo 2 chương, 5 bài. Bên cạnh những nội
dung lịch sử khác, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc được
trình bày đan xen.
b/ Những yêu cầu sư phạm khi tiến hành khai thác các nội dung liên quan đến tư
tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giải phóng dân tộc
Thứ nhất: Giáo viên cần nắm vững và chủ động được nội dung kiến thức trong
giai đoạn lịch sử mình giảng dạy.
Thứ hai: Cần khai thác triệt để tất cả những nội dung có liên quan trình bày tư
tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giải phóng dân tộc và hệ thống hoá những nội dung đó
thành đơn vị kiến thức hoàn chỉnh với nội dung, tiêu đề cụ thể.
Thứ ba: Với đặc trưng về bộ môn và nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh đang được
bố trí trong sách giáo khoa là những chủ đề nhỏ, đan xen với nội dung lịch sử khác, do

nghĩa rất quan trọng vì lời nói giữ vai trò chủ đạo trong quá trình giảng dạy của giáo viên
và học sinh. Việc trình bày miệng không chỉ để thực hiện phương pháp thông tin - tái
hiện nhằm khôi phục những hình ảnh quá khứ mà còn giúp học sinh nhận thực sâu sắc
các sự kiện, trình bày được những suy nghĩ, hiểu biết trong tìm tòi.
2.3.1.4. Tích hợp sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, xu thế toàn cầu hóa đặt ra nhiều thách
thức trong đào tạo nguồn nhân lực ở tất cả các nước trên thế giới. Môi trường dạy học,
vai trò của người dạy – người học có nhiều thay đổi đáng kể. Nếu như trước đây, phương
pháp dạy học chủ yếu là thuyết trình, “thầy đọc – trò chép”, thì ngày nay, các nhà giáo
dục đặc biệt là các nhà giáo dục lịch sử đã đưa ra một số phương pháp, quan điểm dạy
học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập, tiến tới một phương pháp dạy
học mới, đạt được mục tiêu dạy học không phải chỉ cung cấp kiến thức khoa học mà còn
rèn luyện, phát triển kỹ năng, nhân cách cho người học. Phổ biến hơn cả trong những biện
pháp có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin mà giáo viên lựa chọn đó là việc thiết kế bài
giảng điện tử (sử dụng phần mềm Microsoft powerpoint). Việc dựa trên nền kiến thức cơ
bản trong sách giáo khoa, giáo viên tiến hành tích hợp sử dụng công nghệ thông tin trong
quá trình giảng dạy nhằm đổi mới phương pháp dạy học, đồng thời mang lại những hiệu
quả nhất định trong quá trình truyền thụ với những hiệu ứng, cách trình bày mà quá trình
sử dụng lời nói khó có thể thực hiện. Trên cơ sở bài soạn, giáo viên xây dựng bài trình bày
đa phương tiện trên PowerPoint thể hiện những nội dung cơ bản của bài học. Thiết kế bài
giảng trên chương trình này cho thấy những ưu điểm nổi bật.
2.3.1.5. Kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại
Không có phương pháp dạy học nào là vạn năng do đó việc lựa chọn phương pháp
phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học là một yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công
của việc dạy học. Trong một giờ học, giáo viên không chỉ sử dụng một phương pháp từ
đầu đến cuối mà cần có những phương pháp thích hợp cho từng phần. Do đó, trong quá
trình dạy học, bên cạnh những phương pháp dạy học như dùng lời nói nhằm khắc sâu
những hình ảnh, biểu tượng cho học sinh, thì giáo viên còn sử dụng kết hợp nhuần
nhuyễn những phương pháp khác, phù hợp với nội dung giảng dạy của bài đó như:
Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học (sử dụng bản đồ, sơ đồ, biểu đồ,

trong năm học 2011 - 2012, phù hợp với kế hoạch giảng dạy của Bộ giáo dục và Đào tạo.
- Chúng tôi chọn một lớp thực nghiệm và một lớp đối chứng:
+ Lớp thực nghiệm: Sử dụng giáo án kiểu 1, bài giảng được soạn theo phương pháp
dạy học mới, nhấn mạnh trọng tâm vào vấn đề giải phóng dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí
Minh cho học sinh THPT .
+ Lớp đối chứng: Sử dụng giáo án kiểu 2, bài giảng được tiến hành thep
phương pháp dạy học truyền thống, nội dung được trình bày theo sách giáo khoa, không
đi tập trung vào vấn đề giải phóng dân tộc.
- Yêu cầu: Học sinh được chọn làm lớp đối chứng và thực nghiệm có sức học ngang
nhau, số lượng học sinh như nhau, điều kiện học tương đương nhau. Giáo viên tham gia
giảng dạy là những người giảng dạy lâu năm, có nhiều kinh nghiệm và tâm huyết với
nghề.
2.3.2.4. Tổ chức tiến hành thực nghiệm
- Địa bàn thực nghiệm: để tiến hành thực nghiệm sư phạm thuận lợi, chúng tôi chọn
trường THPT Hùng Vương (Huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình).
- Lớp thực nghiệm và đối chứng: chúng tôi lựa chọn 2 lớp 12A2 là lớp thực nghiệm và
12A3 là lớp đối chứng. Số lượng và trình độ nhận thức của học sinh 2 lớp ngang nhau, với
những học sinh có học lực khá, trung bình, yếu tương đồng nhau. Lớp 12A2 và 12A3 đều có
54 học sinh. Đây là một điều kiện thuận lợi cho chúng tôi khi tiến hành kiểm chứng tính khả
thi của đề tài.
Sau khi giảng xong, để đánh giá được kết quả cuối cùng của bài học, chúng tôi tiến
hành kiểm tra việc nắm kiến thức của học sinh hai lớp bằng bài kiểm tra nhanh 10 phút
ngay cuối tiết dạy đó. Câu hỏi kiểm tra hoạt động nhận thức giữa 2 lớp có nội dung hoàn
toàn giống nhau, bám sát vào nội dung bài học và có cụ thể đáp án cũng như barem chấm
điểm.

2.3.3.5. Kết quả
Trên cơ sở trên, chúng tôi đã tiến hành chấm bài, đánh giá kết quả của hai lớp thực
nghiệm và đối chứng. Sau khi chấm bài kiểm tra theo đúng thang điểm đã quy định, xếp
loại học sinh qua các mức giỏi, khá, trung bình, yếu – kém, chúng tôi thu được kết quả


55,6

12

22,2

2

3,7
12A3
Đối
chứng

54

5

9,3

17

31,4

27

50

5


Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1945 có vị trí, ý nghĩa quan trọng trong tiến
trình lịch sử Việt Nam. Nội dung về tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn này chủ yếu là .
Đây cũng là nội dung cơ bản của lịch sử giai đoạn này. Việc tiến hành giáo dục tư tưởng
Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc cho học sinh là việc cần thiết vì nó
không chỉ phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay, mà đây còn là phần làm sáng tỏ những
vấn đề liên quan đến trọng tâm kỳ thi. Và để tiến hành việc giảng dạy, giáo dục tư tưởng
Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc cho học sinh thuận lợi thì cần thiết
phải áp dụng nhuần nhuyễn, linh hoạt các biện pháp khác nhau để đạt được hiệu quả giáo
dục cao nhất.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Mục tiêu giáo dục Việt Nam hướng tới đào tạo một thế hệ trẻ phát triển toàn diện
về đức, trí, thể, mỹ, có tinh thần cách mạng và trung thành với lý tưởng XHCN. Để thực
hiện mục tiêu trên, bên cạnh những thay đổi mang tính tích cực trong biên soạn sách giáo
khoa, chương trình học, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực,
chủ động của học sinh thì một biện pháp không thể thiếu song song với đó là tiến hành
giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho học sinh THPT đặc biệt là về vấn đề dân tộc và giải
phóng dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, đất nước ta tuy đang trong quá trình đi lên xây
dựng XHCN, xây dựng đời sống mới nhưng bên cạnh đó, nhà nước ta vẫn vấp phải sự
chống phá của các lực lượng thù địch trong và ngoài nước trong âm mưu “diễn biến hòa
bình,bạo loạn lật đổ”, những tranh chấp xung quanh về vấn đề chủ quyền Tổ quốc ngày
càng trở nên căng thẳng việc phát huy và bảo tồn, gìn giữ những giá trị truyền thống,
tinh thần yêu nước, lòng tư tôn, tự hào dân tộc đang có chiều hướng suy giảm Trong
bối cảnh đó, việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc
cho học sinh chứng tỏ khả năng thiết thực, hữu ích của mình.
Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, do nhiều hạn chế ở các mặt: biên soạn chương
trình, hạn chế trong trình độ giáo viên, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, trang thiết bị trong
việc dạy và học còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu, tâm lý môn chính và môn phụ điều này
khiến cho việc dạy và học bộ môn lịch sử nói chung và giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status