ứng dụng erp adempiere trong quản lý hợp đồng - Pdf 10

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ Nguyễn Đức Hùng ỨNG DỤNG ERP ADEMPIERE TRONG QUẢN LÝ
HỢP ĐỒNG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY

Ngành: Các hệ thống thông tin
HÀ NỘI - 2010

Lời cảm ơn
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn và lòng biết ơn sâu sắc nhất tới Thạc sỹ
Nguyễn Thu Trang, người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực
hiện khoá luận tốt nghiệp.
Tôi chân thành cảm ơn các thầy, cô đã tạo cho tôi những điều kiện thuận lợi để học
tập và nghiên cứu tại trường Đại Học Công Nghệ.
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm vô hạn tới gia đình và bạn bè, những người thân
yêu luôn bên cạnh và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên
Nguyễn Đức Hùng
Tóm tắt
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong các ngành kinh tế xã hội ngày càng được quan tâm và triển khai hiệu quả
như trong giáo dục, y tế và đặc biệt là các sản phẩm hỗ trợ doanh nghiệp. Việc xây dựng
một chương trình phần mềm duy nhất đáp ứng các nhu cầu quản lý khác nhau trong một
doanh nghiệp khó khả thi, mà các sản phẩm chủ yếu là ứng dụng riêng lẻ đáp ứng nhu cầu
xử lý công việc của từng bộ phận trong tổ chức, doanh nghiệp.
Sự ra đời của ERP (Enterprise Resource Planning: Hoạch định tài nguyên doanh
nghiệp) đã tạo ra một bước phát triển mới. ERP tích hợp các ứng dụng riêng lẻ với nhau
trên một cơ sở dữ liệu thống nhất thành một hệ thống, giúp các bộ phân trong một tổ chức
dễ dàng chia sẻ thông tin, tương tác với nhau, và hỗ trợ quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên
doanh nghiệp.

4.1.1.1 Quy trình xử lý 23
4.1.1.2 Mô tả các bước trong quy trình 23
4.1.2 Mô tả Use Case mức cao 24
4.1.3 Biểu đồ phân rã chức năng 25
4.1.4 Mô hình ER 26
4.1.5 Triển khai trên Adempiere 27
4.1.5.1 Xây dựng window cho quản lý hợp đồng mua 27
4.1.5.2 Gắn vào menu 32
4.1.5.3 Tạo workflow cho chức năng quản lý hợp đồng mua 33
4.1.5.4 Gắn workflow với Process 44
4.2 Phân tích và triển khai bài toán quản lý hợp đồng bán trên Adempiere 46
4.2.1 Mô tả quy trình xử lý 46
4.2.1.1 Quy trình xử lý 46
4.2.1.2 Mô tả các bước trong quy trình 47
4.2.2 Mô tả Use Case mức cao 47
4.2.3 Biểu đồ phân rã chức năng 49
4.1.4 Mô hình ER 50
4.2.5 Triển khai trên Adempiere 51
4.3 Đánh giá hiệu quả làm việc của hệ thống 51
Kết Luận 52
Phụ lục 01: Các trạng thái và hành động cho một document. 53
Phụ lục 02: Định nghĩa các cột bắt buộc có trong một table của hệ thống Adempiere. 55
Tài liệu tham khảo
Danh sách các hình
Hình 1. Tổng quan hệ thống ERP và các thành phần chính 3
Hình 2. Mô hình kiến trúc hệ thống Adempiere [8] 13
Hình 3. “Window, Tab & Field” của Adempiere 18
Hình 4. “Table & Column” của Adempiere 19
Hình 5. Tạo Menu của Adempiere 20
Hình 6. Mô tả quy trình quản lý hợp đồng mua [4] 23

Ký hiệu viết tắt
Viết đầy đủ
1
AD
Adempiere
2
CNTT
Công nghệ thông tin
3
ERP
Enterprise Resource Planning
4
ER
Entity Relationship
5
VTT
Viettel Technology


1
Mở đầu
Trong vài năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của CNTT, ERP đã nhanh chóng
trở thành giải pháp được nhiều công ty đầu tư thích đáng do những lợi ích to lớn mà nó
mang lại. ERP là một trong ba mũi nhọn có tính chất đột phá cho hướng đi của công nghệ
phần mềm Việt Nam. Với dự đoán về sự bùng nổ áp dụng ERP trong vòng hai tới ba năm
tới, đây sẽ là một thị trường lớn cho các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam có sản phẩm
ERP.
Dựa vào nhu cầu về ứng dụng quản lý hợp đồng của công ty cổ phần công nghệ
Viettel (Viettel Technology), nội dung của khóa luận được hình thành và được tập trung
giải quyết.

Là chức năng giúp doanh nghiệp theo dõi, quản lý được các nguồn lực tài chính, từ
đó đưa ra được các kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với tình hình tài chính của
doanh nghiệp.
b. Lập kế hoạch sản xuất (MRP-Manufacturing Resource Planning)
Đây là chức năng giúp nhà quản lý có thể lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trước
cho doanh nghiệp dựa trên các nguồn lực tài chính, nhân lực…có sẵn nhằm tối ưu hóa các
nguồn lực này.
c. Quản lý quan hệ khách hàng (CRM-Customer Relationship Management)
Là chức năng giúp doanh nghiệp theo dõi, quản lý được thông tin về các đối tác,
khách hàng từ đó đưa ra những đối sách phù hợp với các đối tác, khách hàng này.
Hệ
thống
ERP
Quản lý
nguồn lực
tài chính
Quản lý
chuỗi
cung ứng
Quản lý
nhân sự
Lập kế
hoạch
sản xuất
Quản lý
quan hệ
khách
hàng
4
d. Quản lý chuỗi cung ứng (SCM-Supply Chain Management)

nghiệp: Tài chính, Nhân sự, Kinh Doanh, Sản xuất, Kho và thay thế tất cả bằng một
chương trình phần mềm hợp nhất phân chia theo các phân hệ phần mềm khác nhau, tạo
nên một mối quan hệ thống nhất với nhau. Nhờ vậy kế toán có thể nhìn vào kho để xem
đơn hàng đã xuất cho khách hàng chưa. Phần mềm ERP rất linh động trong việc cài đặt
các phân hệ theo yêu cầu của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể yêu cầu cài đặt một
vài phân hệ mà doanh nghiệp cần, các phân hệ còn lại còn lại có thể cài đặt sau mà không
ảnh hưởng đến hệ thống. ERP còn có chế độ phân quyền người sử dụng linh động ngay
trên giao diện sử dụng người quản trị. Có chế độ bảo mật an toàn.
Những lợi ích của doanh nghiệp có được sau khi triển khai ERP:
- Loại bỏ các sai sót có thể xảy ra khi nhiều người cùng nhập một dữ liệu. Điều này
có thể hiểu được bởi khi áp dụng ERP thì cơ sở dữ liệu của tất cả các phòng ban trong
doanh nghiệp là chung, thống nhất với nhau. Việc hai người nhập cùng một dữ liệu nhưng
lại có sai lệch là không thể bởi các ràng buộc về dữ liệu.
- Tăng tốc độ dòng công việc. Không cần phải nói nhiều, rõ ràng tốc độ của một
nhân viên cầm chứng từ giấy chạy từ phòng này sang phòng khác không thể sánh với tốc
độ của chứng từ điện tử chạy trên mạng máy tính. ERP còn tăng tốc độ dòng công việc
bằng cách giải quyết các “nút cổ chai”. Giả sử một doanh nghiệp đã trang bị cục bộ được
các hệ thống phần mềm cho bộ phận kế toán và bán hàng, nhưng bộ phận kho chưa được
trang bị, thì bộ phận kho lúc này sẽ trở thành một “nút cổ chai” làm chậm lại năng suất
làm việc chung và bắt các bộ phận khác phải chờ. ERP với tính chất đồng bộ sẽ là công
cụ để giải quyết các “nút cổ chai” này.
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp cần tính toán với dữ liệu, như từ đơn đặt hàng để tính ra
khối lượng nguyên vật liệu cần mua, hoặc đưa ra kế hoạch sản xuất tối ưu cho các đơn đặt
hàng, thì sẽ không có cách nào làm tay cho kịp nếu những tính toán này không được tích
hợp ngay trong hệ thống quản lý.
- Dữ liệu tập trung. Lợi ích của việc này rất rõ ràng, thay vì duy trì nhiều CSDL (cơ
sở dữ liệu) cục bộ với dữ liệu nhiều khi không trùng khớp, doanh nghiệp sẽ có một CSDL
thống nhất và tập trung. Một ví dụ dễ thấy của CSDL tập trung là cho phép thường xuyên
đưa ra các báo cáo chính xác và kịp thời cho lãnh đạo, khắc phục tình trạng chung trong
các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp lớn và phức tạp như các công ty sản xuất lớn, các

của bài toán quản lý hợp đồng ở Viettel Technology

Quản lý hợp đồng là một phân hệ nằm trong thành phần quản lý chuỗi cung ứng của
hệ thống ERP. Quản lý hợp đồng là một phần quan trọng trong tổng thể của hệ thống
ERP, nó có chức năng như là xương sống đảm bảo cho mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của một doanh nghiệp.
2.1 Nhu cầu và ý nghĩa của việc quản lý hợp đồng
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi một doanh nghiệp đều thường xuyên phải
thực hiện các hoạt động thương mại dưới dạng các hợp đồng mua và bán. Các hợp đồng
mua/bán thường được thực hiện bởi một đơn vị nhưng lại có liên quan đến rất nhiều
phòng ban (tài chính, nhân sự, kế hoạch, kho…), và nhiều khâu quản lý trong doanh
nghiệp (sản xuất, bán hàng, quan hệ khách hàng…). Vì vậy, trong khi thực hiện hợp đồng
sẽ có thể nảy sinh các vấn đề như: sự không thống nhất giữa các phòng ban về tiến độ
thực hiện, thanh toán hợp đồng…; nảy sinh mâu thuẫn với khách hàng, đối tác trong việc
thực thi hợp đồng… Bài toán về quản lý các hợp đồng mua/bán được đặt ra.
Về mặt ý nghĩa, quản lý hợp đồng nhằm mục đích đảm bảo quá trình thực hiện hợp
đồng được diễn ra thống nhất, đảm bảo hợp đồng được thực hiện đúng như đã ký kết,
giảm thiểu các thiệt hại trong trường hợp phát sinh tranh chấp và có cơ sở để buộc các
bên thực hiện đúng trách nhiệm của mình trong hợp đồng.
Hơn nữa, việc quản lý tốt được các hợp đồng mua/bán, sẽ có tác động tích cực tới
các khâu quản lý khác trong doanh nghiệp như hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính,
quan hệ khách hàng…
2.2 Yêu cầu bài toán về quản lý hợp đồng ở Công ty Viettel Technology
- Công ty cổ phần công nghệ Viettel (Viettel Technology) là một công ty con trực
thuộc Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel, với các lĩnh vực hoạt động cụ thể là:
+ Cung cấp các giải pháp tích hợp hệ thống ICT (Information and communication
technologies) cho Tập đoàn Viettel và các doanh nghiệp bên ngoài theo hướng giải pháp
doanh nghiệp.
8
+ Tư vấn thiết kế và giải pháp tự động hoá toà nhà.

o Chức vụ
Mặt hàng cung cấp
o Số thứ tự
o Mô tả thiết bị
o Đơn giá (VNĐ)
o Số lượng
o Thành tiền (VNĐ)
o Bảo hành (Tháng)
Trách nhiệm của các bên
o Trách nhiệm bên A
o Trách nhiệm bên B
Ngiệm thu và bàn giao hàng hóa
o Thời gian cung cấp và bàn giao
o Địa điểm bàn giao
o Nghiệm thu sản phẩm
Tổng giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán
o Tổng giá trị hợp đồng
o Đơn vị tiền
o Hình thức hợp đồng
o Hình thức thanh toán
 Thanh toán L/C (Letter of Credit)
 Thanh toán trực tiếp
Tệp tin đính kèm
Ghi chú
- Các thông tin về tiến độ thực hiện hợp đồng:
Biên bản bàn giao và nghiệm thu
o Số biên bản
o Theo hợp đồng số
o Ngày bàn giao và nghiệm thu
o Đại diện bên A

o Số hóa đơn chứng từ
o Số tiền còn phải trả
o Ghi chú
11
2.2.2 Yêu cầu chức năng quản lý hợp đồng bán
- , bao gồm cả:
 Thông tin chung về hợp đồng
 Thông tin về tiến độ thực hiện hợp đồng
 Thông tin về tiến độ thanh toán
- Các thông tin quản lý chung về hợp đồng:
Theo tờ trình
Mã hợp đồng
Số hiệu hợp đồng
Loại hợp đồng
Ngày ký hợp đồng
Thông tin về đơn vị thực hiện:
Đơn vị thực hiện
Người phụ trách chung (tên, email, điện thoại)
Người phụ trách trực tiếp (tên, email, điện thoại)
Thông tin về Khách hàng
Tên khách hàng
Người phụ trách (tên, email, điện thoại)
Giá trị hợp đồng
Kế hoạch thực hiện (bao gồm nhiều giai đoạn và hiển thị chi tiết kết quả của
từng giai đoạn)
Giai đoạn
Kết quả chi tiết
Tập tin đính kèm
Ghi chú
- Các thông tin về tiến độ thực hiện hợp đồng:

trị thanh toán, Cho biên bản nghiệm thu nào)
13
Chương 3: Kiến trúc hệ thống phần mềm nguồn mở ERP
Adempiere

Là một công ty chuyên về công nghệ, Viettel Technology đã thấy rõ được tầm quan
trọng của việc ứng dụng ERP trong doanh nghiệp, giải pháp ERP phù hợp được công ty
lựa chọn là hệ nguồn mở Adempiere.
3.1 Tổng quan về adempiere
ADempiere là một phần mềm mã nguồn mở, được phát triển trên nền nguồn mở
khác Compiere. Kiến trúc của hệ thống ADempiere dựa trên nền tảng Compiere
Application Dictionary hay AD Engine, nền tảng này phục vụ mô hình ba lớp Model-
View-Logic.
Mô hình tổng quan về hệ thống Adempiere được thể hiện như hình 2.

Hình 2. Mô hình kiến trúc hệ thống Adempiere [8]

14

Model Layer
Tại lớp Model, AD Engine quản lý tất cả các vấn đề liên quan đến các bảng, các
trường (như việc tạo mới, cập nhật, xóa) trong Database, các kiểu dữ liệu cũng như các
ràng buộc, xác thực của các trường này. Nhiệm vụ của AD Engine là chuẩn bị dữ liệu cho
lớp View để hiển thị ra màn hình chương trình.
Tất cả các bảng và các trường được xây dựng thông qua cửa sổ AD Table &
Column. Trong Adempiere, một trường có thể được tự động cập nhật thông tin từ các
trường khác thông qua các Callout (việc xây dựng Callout cho các trường được thực hiện
bằng cách mở rộng từ lớp CalloutEngine.java).
View layer
Lớp View có chức năng chủ yếu là hiển thị các trường thông tin do lớp Model cung

định. (Quy tắc đặt tên lớp M: Với các bảng có tiền tố là một hoặc hai chữ cái thì
bỏ các chữ cái tiền tố này và ký tự “_” , thay vào đó là chữ M.
Ví dụ: bảng AD_Table > MTable. Với bảng có tiền tố là ba chữ cái trở lên thi
bỏ các ký tự “_” và thêm M vào phía trước. VD: VTT_Abc > MVTTAbc). Khi
tạo lớp M, có bốn hàm thông dụng nhất mà thường hay được override (từ lớp PO)
là các hàm:
o BeforeSave(). Hàm này sẽ được gọi trước khi thực hiện hàm ghi dữ liệu
Save(). Sử dụng BeforeSave() cho mục đích thay đổi, kiểm tra thông tin trước
khi ghi vào cơ sở dữ liệu. Ví dụ: Trong CSDL có ba trường là “Đơn giá”,
“Tổng tiền”, “Số lượng”, nhưng trong cửa sổ chỉ hiển thị hai trường là “Đơn
giá”, “Số lượng”, thì trước khi Save() viết BeforeSave() để tính giá trị cho
“Tổng tiền”.
o AfterSave(). Hàm này thực thi sau khi đã thực hiện Save(). Sử dụng
AfterSave() nếu dữ liệu khi ghi vào cơ sở dữ liệu tác động đến các thành phần
khác của hệ thống. Ví dụ như khi lưu dữ liệu ở các dòng chi tiết của một hóa
đơn, thì cần cập nhật tổng tiền ở phần tổng hợp.
o BeforeDelete(). Tương tự BeforeSave(), BeforeDelete() thực thi trước khi
thực sự xóa dữ liệu trong cơ sở dữ liệu. Có thể dùng hàm này để kiểm tra các
ràng buộc, xóa trước các trường trong các bảng khác có ràng buộc cha, con với
bảng đang thực hiện xóa


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status