Một số giải pháp mở rộng tín dụng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội - pdf 24

Download miễn phí Khóa luận Một số giải pháp mở rộng tín dụng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội



MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
Chương I: Tín dụng Ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 3
1.1. Khái quát về tín dụng ngân hàng 3
1.1.1 Khái niệm 3
1.1.2. Phân loại tín dụng 4
1.1.3. Quy trình tín dụng 5
1.1.4. Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường 6
1.2. Tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 8
1.2.1. Khái quát về khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 8
1.2.2. Đặc điểm và xu hướng phát triển của kinh tế ngaòi quốc doanh 10
1.2.3. Vai trò của kinh tế ngoài quốc doanh trong nền kinh tế thị trường 14
1.2.4. Một số khó khăn, hạn chế trong hoạt động của khu vực KTNQD 17
1.2.5. Vai trò của tín dụng ngân hàng đới với KVKTNQD 19
1.2.6. Sợ cần thiết mở rộng tín dụng đối với KVKTNQD 21
1.2.7. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng mở rộng tín dụng KTNQD 23
1.2.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng TDNH đối với KVKTNQD 25
Chương II: Thực trạng hoạt động mở rộng tín dụng đối với KVKTNQD tại NHĐT&PT Hà Nội 29
2.1. Khái quát về tình hình hoạt động của NGĐT&PT Hà Nội. 29
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NH ĐT&PT Hà Nội 29
2.1.2. Cơ cấu tổ chức 32
2.1.3. Chức năng và nhiệm chính của một số phòng ban 32
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 34
2.1.4.1. Công tác huy động vốn 34
2.1.4.2. Công tác sử dụng vốn 38
2.1.4.3. Các hoạt động khác 41
2.1.4.4. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh 43
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với KVKTNQD tại NH ĐT&PT Hà Nội 45
2.2.1. Doanh số cho vay 45
2.2.2. Dư nợ cho vay 47
2.2.3. Số lượng và số lượt khác hàng 52
2.2.4. Mở rộng ngành nghề và dự án kinh doanh 55
2.3. Đánh giá hoạt động mở rộng tín dụng đối với KTNQD 55
2.3.1. Những kết quả đạt được 55
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 58
Chương III: Một số giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng ngân hàng đối với KVKTNQD tại Chi nhánh NH ĐT&PT Hà Nội 63
3.1. Định hướng phát triển của Chi nhánh NH ĐT&PT Hà Nội 63
3.1.1. Định hướng phát triển của NH ĐT&PT Việt Nam 63
3.1.2. Định hướng phát triển về tín dụng của NH ĐT&PT Hà Nội 64
3.2. Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng 66
3.2.1. Thực hiện đổi mới và hoàn thiện chính sách tín dụng 66
3.2.1.1. Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt và phù hợp 67
3.2.1.2. Đa dạng hoá hình thức bảo đảm tiền vay 68
3.2.1.3. Đa dạng hoá cách cho vay 68
3.2.1.4. Thực hiện tốt chính sách khác hàng 69
3.2.2. Thực hiện đa dạng hoá các hình thức tín dụng đối với KVKTNQD 70
3.2.2.1. Cho vay theo hình thức chiết khấu các giấy tờ có giá 70
3.2.2.2. Cho vay bảo đảm bằng các khoản thu 71
3.2.2.3. Hùn vốn đầu tư liên doanh liên kết với khác hàng 71
3.2.3. Xây dựng quy trình cho vay phù hợp đơn giản và khoa học 72
3.2.3.1. Tuân thủ các nguyên tắc thẩm định 72
3.2.3.2. Kiểm tra giám sát chặt chẽ vốn vay và quá trình trả nợ 73
3.2.4. Xây dựng chiến lược Marketing đúng đắn 74
3.2.4.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường 74
3.2.4.2. Xây dựng chiến lược sản phẩm dịch vụ hấp dẫn 76
3.2.4.3. Tăng cường công tác quảng cáo, khuyếch trương rộng khắp 78
3.2.5. Tăng cường đội ngũ cán bộ có tay nghề và trình độ nghiệp vụ cao 78
3.3. Một số kiến nghị 80
3.3.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước 80
3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước 81
3.3.3. Kiến nghị với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 82
Kết luận 84
Danh mục tài liệu tham khảo 85
 
 
 
 
 
 
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ày đã giảm cả tuyệt đối và tương đối so với năm 2003 vì ngân hàng đã thực hiện nhiều hình thức phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi… với mức lãi suất hấp dẫn hơn lãi suất tiêt kiệm nên một lượng khách hàng chuyển sang mua kỳ phiếu, trái phiếu.
* Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu:
Đây là hình thức huy động mà các ngân hàng thường dùng khi cần một lượng vốn nhất định để đầu tư hay cho vay. Năm 2002, Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội đã huy động được1.311.674 triệu đồng chiếm 24.7% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2003 số tiền này là 958639 triệu đồng chiếm 15.6%, giảm so với năm 2002. Nhưng đến năm 2004, Ngân hàng đã huy động được 1.376.499 triệu đồng, chiếm 19.8% tổng nguồn vốn huy động, tăng 417860 triệu đồng so với năm 2003. Đây là nguồn tiền gửi quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng Đầu tư và Phát triển, ngân hàng phát hành kỳ phiếu, trái phiếu chủ yếu là đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn, phục vụ cho việc cho vay, đầu tư các dự án lớn.
b. Vay các TCTD khác:
Mục đích của các khoản vay các TCTD của ngân hàng chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản khi có sự thiếu hụt về tiền mặt và đáp ứng một phần cho vay trung và dài hạn. Vì vậy, chi phí của các khoản vay này thường cao hơn so với các nguồn khác, và bản thân ngân hàng cần tìm cách giảm lượng tiền này. Qua bảng cơ cấu nguồn huy động ta thấy lượng tiền đi vay các TCTD khác của ngân hàng ĐT&PT Hà Nội chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu nguồn huy động và ngày càng giảm dần. Năm 2002, tỷ lệ này là 1.64%, năm 2003 giảm xuống còn 1.5%, và đến năm 2004 đã giảm mạnh chỉ còn 1.37% tổng nguồn vốn huy động. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã càng ngày càng chủ động được với nguồn vốn của mình.
c. Vay ngân hàng ĐT&PTTW:
Qua bảng cơ cấu nguồn vốn thấy rằng: lượng tiền ngân hàng vay của ngân hàng ĐT&PT TW giảm dần trong những năm qua. Năm 2002 tỷ lệ này là.6.34%, năm 2003 giảm tương đối là 51.829 triệu đồng và năm 2004 tăng số tương đối 129.615 triệu đồng tương đương 45.6% so với năm 2003. Ngân hàng đi vay trong trường hợp thiếu lượng tiền mặt cần thiết để thanh toán, hay dùng khi đầu tư vào các dự án lớn.
d. Nguồn vốn ODA:
ODA là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức do các tổ chức, nhà tài trợ trên thế giới đóng góp. Trong đó chiếm trên 80% tổng số vốn ODA là của Nhật Bản, WB và ADB. Vốn này được chuyển cho Chính phủ của các nước được duyệt vay vốn ODA. Một phần được hỗ trợ không hoàn lại, còn phần kia là được vay với lãi suất ưu đãi, nên các nước đang phát triển phải tìm các biện pháp để thu hút lượng vốn này. Do ngân hàng ĐT&PT Hà Nội chú trọng đến hoạt động đầu tư phát triển và là ngân hàng có uy tín lớn đối với Chính phủ, nên ngân hàng đã vay được một lượng vốn ODA tuy không lớn nhưng cũng giữ vai trò quan trọng. Năm 2002, lượng vốn vay ODA là146.476 triệu đồng chiếm 2.76%. Năm 2003 lượng tiền này là 131.343 triệu đồng, chiếm 2.14%. Và đến năm 2004 lượng tiền là 135.842 triệu đồng chiếm 1.95%. Lượng tiền này có xu hướng giảm dần, song với nguồn vốn này cũng giúp ngân hàng giải quyết phần nào các khó khăn về vốn.
2.1.4.2 Công tác sử dụng vốn :
Trên cơ sở nguồn vốn huy động, ngân hàng ĐT&PT Hà Nội đã dùng nguồn vốn đó tiến hành các hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả. Ngân hàng đặc biệt chú trọng đến hoạt động cho vay, xây dựng mô hình tín dụng hợp lý gồm:
- Bộ phận thụ lý, tiếp nhận khách hàng:
+Từ các phòng tín dụng, phòng giao dịch, các Quỹ và địa điểm kéo dài của hội sở.
+ Trình duyệt Giám đốc.
- Quy trình tín dụng không ngừng cải tiến, hoàn thiện cho phù hợp với thực tế môi trường kinh doanh và hoạt động của khách hàng, nhu cầu của khách hàng và môi trường pháp lý, xây dựng từng quy trình cụ thể đối với các khoản vay như: quy trình cho vay ngắn hạn, quy trình cho vay trung và dài hạn, quy trình cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, ... tạo ra nhiều tiện ích cho khách hàng, giảm những thủ tục không cần thiết, bên cạnh đó các cán bộ tín dụng cũng có thể thực hiện cho vay một cách bài bản, khoa học, và chất lượng. Kết quả đạt được trong những năm qua thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4: Tình hình sử dụng vốn của ngân hàng ĐT&PT Hà nội
Đơn vị : Triệu đồng
Các chỉ tiêu
31/12/2002
31/12/2003
31/12/2004
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
I. Nghiệp vụ cho vay
3.459.708
65.3
4.307.790
70.22
4.990.685
71.8
Cho vay ngắn hạn
2.256.934
42.58
3.024.861
49.3
3.625.345
52.15
Cho vay T- D hạn
1.087.698
20.5
1.206.181
19.6
1.232.529
17.7
Cho vay đồng tài trợ
68.819
1.3
76748
1.25
78586
1.13
Khoanh, chờ xử lý
46.257
0.87
50.128
0.82
54.255
0.78
II. Sử dụng vốn khác
1.619.146
30.55
1.826.606
29.78
1.960.063
28.2
Tổng vốn sử dụng
5.300.270
100
6.134.396
100
6.950.748
100
Nguồn số liệu: Phòng nguồn vốn kinh doanh.
Qua bảng trên cho thấy, doanh số cho vay chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn sử dụng và ngày càng tăng trưởng mạnh cả về quy mô lẫn chất lượng. Năm 2002, thực hiện cho vay 3.459.708 triệu đồng, tương đương với 65.3% tổng vốn sử dụng. Năm 2003, thực hiện cho vay 4.307.790 triệu đồng, tăng 848.082 triệu đồng tương đương với 24.5% so với năm 2002. Năm 2004, thực hiện cho vay 4.990.685 triệu đồng, tăng 682.895 triệu đồng tương đương với 15.85% so với năm 2003, và tăng 1.530.977 triệu đồng so với năm 2002.
* Cho vay ngắn hạn:
Do có địa bàn tại khu vực Hà Nội, mà đây là nơi tập trung rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, có hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục, nên các khách hàng thường vay vốn ngân hàng để bổ sung lượng vốn lưu động, do vậy thời hạn của các khoản vay thường là ngắn hạn. Năm 2002, thực hiện cho vay 2.256.934 triệu đồng, chiếm 42.58% tổng nguồn vốn sử dụng. Năm 2003, cho vay 3.024.861 triệu đồng, chiếm 49.3% tổng vốn sử dụng, tăng 767.927 triệu đồng so với năm 2002. Năm 2004, doanh số cho vay ngắn hạn là 3.625.345 triệu đồng, tăng 600.484 triệu đồng tương đương với 19.85% so với năm 2003, nhưng xét trên mối tương quan với tổng nguồn vốn sử dụng, thì tỷ lệ cho vay ngắn hạn tăng so với năm 2002.
* Cho vay trung và dài hạn:
Mặc dù là Ngân hàng chủ yếu phục vụ cho đầu tư phát triển, nhưng doanh số cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng chỉ chiếm tỷ trọng thứ hai trong cho vay. Năm 2002, doanh số đạt 1.087.698 triệu đồng, chiếm 20.5% tổng nguồn vốn sử dụng. Năm 2003, doanh số cho vay có tăng 1.206.181 triệu đồng. Nhưng xét trên mối tương quan với tổng nguồn vốn sử dụng, thì doanh số cho vay đạt 19.6%, giảm so với năm 2002. Năm 2004, doanh số cho vay trung và dài hạn tăng 1.232.529 triệu đồng tương đương với 17.7% tổng nguồn vốn sử dụng, và tăngkhông đáng kể 26348 triệu đồng tương đương với 2.18% so với năm 2003. Sở dĩ khoản cho vay trung và dài hạn giảm là vì: Các thủ tục xét duyệt cho vay phức tạp hơn và rủi ro của khoản vay này cũng cao hơn so với cho vay ngắn hạn. Nhưng đây là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng, nên ngân hàng cũng đang từng bước tìm ra các giải pháp để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động này.
* Cho vay đồng tài trợ:
Đối với các dự án lớn vượt quá khả năng của một ngân hàng, các ngân hàng có thể cùng nhau cho vay,
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status