Tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài doc - Pdf 10


LUẬN VĂN:

Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ qua các dự án
đầu tư nước ngoài

Lời nói đầu

Kể từ khi Amstrong- người đầu tiên bước chân lên mặt trăng (1969), “một
bước chân của tôi nhưng là cả một bước tiến vĩ đại của loài người”, đã đánh dấu một
thời kỳ phát triển như vũ bão của nền khoa học công nghệ trên thế giới. Ngày nay,
trong bối cảnh kinh tế - chính trị thế giới có nhiều thay đổi, cuộc chiến tranh lạnh kết
thúc, thay vào đó là xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá đang diễn ra sôi động, tác

Chương III: Phương hướng và một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả
chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Chương I
những vấn đề chung về chuyển giao công nghệ


sản xuất, kinh doanh được thể hiện dưới dạng:
+ Các bí quyết kĩ thuật, phương án công nghệ, quy trình công nghệ, tài liệu thiết
kế sơ bộ và thiết kế kĩ thuật.
+ Các đối tượng sở hữu công nghiệp(sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu
hàng hoá)
+ Các giải pháp nói trên có thể bao gồm máy móc thiết bị có hàm chứa nội dung
công nghệ.
+ Các dịch vụ hỗ trợ về tư vấn.
Có thể đứng trên các giác độ nghiên cứu khác nhau, người ta có những định
nghĩa công nghệ khác nhau. Song một cách khái quát “ công nghệ là tất cả những cái
gì dùng để biến đổi đầu vào thành đầu ra”.\
b. Nội dung của công nghệ.
Bất cứ một công nghệ nào, từ đơn giản đến phức tạp đều bao gồm bốn thành
phần: trang thiết bị(Technoware – T), kĩ năng của con người(Humanware – H),
thông tin(inforware – I), tổ chức(Organware – O) có mối liên hệ chặt chẽ, tác động
qua lại với nhau. Điều đó được thể hiện qua sơ đồ sau: Tổ chức
Con người
Trang thiết bị Thông tin

Công nghệ đơn chiếc, công nghệ hàng loạt, công nghệ liên tục.
2.4 Theo sản phẩm.
Phân theo sản phẩm mà công nghệ sản xuất ra: công nghệ ximăng, ô tô
2.5 Theo mức độ hiện đại.
Công nghệ cổ điển, công nghệ trung gian, công nghệ tiên tiến.
2.6 Theo đặc thù.
Công nghệ then chốt, công nghệ truyền thống, công nghệ mũi nhọn.
2.7 Theo mục tiêu.
Công nghệ dẫn dắt, công nghệ thúc đẩy, công nghệ phát triển.
2.8 Theo sự ổn định công nghệ.
Công nghệ cứng, công nghệ mềm
II. Chuyển giao công nghệ.
Chuyển giao công nghệ như một tất yếu khách quan của quy luật phát triển của
nền kinh tế thế giới, cùng với quá trình phát triển mạnh mẽ của nền công nghệ, hoạt
động chuyển giao công nghệ cũng trở nên phong phú và đa dạng hơn. Bởi vậy, việc
đưa ra một hệ thống lí luận chung về chuyển giao công nghệ là hoàn toàn cần thiết.
1. Khái niệm và đối tượng chuyển giao công nghệ
a. Khái niệm
Bất kì một quốc gia, một địa phương, một ngành, một cơ sở, một tổ chức, một cá
nhân nào cũng cần có một hay nhiều công nghệ để triển khai. Đó có thể là công nghệ
nội sinh(công nghệ tự tạo) hay công nghệ ngoại sinh(công nghệ có được từ nước
ngoài). Trong một số điều kiện nhất định, nhu cầu chuyển giao công nghệ được đặt
ra. Vậy chuyển giao công nghệ là gì? Theo quan niệm cuả nhiều quốc gia, nhiều tổ
chức quốc tế “ chuyển giao công nghệ là chuyển và nhận công nghệ qua biên giới ”.
Điều đó có nghĩa, công nghệ được chuyển và nhận qua con đường thương mại quốc
tế, qua các dự án đầu tư nước ngoài, qua chuyển và nhận tự giác hay không tự
giác(tình báo kinh tế, hội thảo khoa học ).

xuất hàng loạt để đảm bảo độ tin cậy về kinh tế và kĩ thuật.
- Chuyển giao ngang: là sự chuyển giao công nghệ đã hoàn thiện từ doanh
nghiệp này sang doanh nghiệp khác, từ nước này đến nước khác. So với chuyển giao
dọc, kiểu chuyển giao này ít rủi ro hơn song thường phải tiếp nhận một công nghệ
dưới tầm người khác, không hoàn toàn mới mẻ.
b. Phân theo quyền lợi và trách nhiệm của người mua và người bán.
Phân loại theo kiểu này áp dụng trong trường hợp đánh giá mức độ tiên tiến và
giá cả của công nghệ; gồm các hình thức sau:
Chuyển giao giản đơn: là hình thức người chủ công nghệ trao cho người mua
quyền sử dụng công nghệ trong một thời gian và phạm vi hạn chế.
Chuyển giao đặc quyền: người bán trao quyền sử dụng công nghệ cho người
mua giới hạn trong một phạm vi lãnh thổ.
Chuyển giao độc quyền: là hình thức người bán trao toàn bộ quyền sở hữu công
nghệ cho người mua trong suốt thời gian có hiệu lực của hợp đồng.
c. Phân theo kiểu chuyển giao hay chiều sâu của chuyển giao công nghệ.
Trao kiến thức: việc chuyển giao chỉ dừng lại ở mức truyền đạt kiến thức bằng
cách đưa công thức, hướng dẫn, tư vấn về kĩ thuật.
Chuyển giao công nghệ dưới dạng chìa khoá giao tay: người bán phải thực hiện
các công việc như lắp đặt máy móc, hướng dẫn quy trình, hoàn tất toàn bộ quá trình
sản xuất.
Trao sản phẩm: người bán không những có trách nhiệm hoàn tất toàn bộ dây
chuyền sản xuất mà còn giúp người mua sản xuất thành công sản phẩm sử dụng kĩ
thuật chuyển giao.
Trao thị trường: ngoài trách nhiệm như ở mức độ “trao sản phẩm” người bán
còn phải bàn giao một phần thị trường đã xâm nhập thành công cho bên mua công
nghệ.
3. Cơ sở của hoạt động chuyển giao công nghệ

III. Kinh nghiệm chuyển giao công nghệ của một số nước.
1. Thế nào là một công nghệ thích hợp
Công nghệ thích hợp là những công nghệ phù hợp với khả năng và trình độ
phát triển của quốc gia trong một thời kì nhất định, tạo điều kiện khai thác tối đa
những lợi thế so sánh của nền kinh tế trong nước và đưa lại hiệu quả kinh tế – xã hội
cao.
Như vậy, một công nghệ thích hợp phải thoả mãn 3 tiêu chuẩn sau:
- Có hiệu quả kinh tế
- Có hiệu quả xã hội
- Có tính thích dụng với trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trong từng
thời kì
Trong hoạt động chuyển giao công nghệ, đòi hỏi bên tiếp nhận công nghệ phải
nắm vững các thông tin để lựa chọn được công nghệ thích hợp theo những tiêu chuẩn
nêu trên. Đó là các thông tin liên quan đến bên cung cấp và bên nhận công nghệ (lịch
sử và kinh nghiệm ; địa vị hiện tại; chiến lược và kế hoạch của doanh nghiệp ); các
thông tin về mức độ tiên tiến của công nghệ cũng như về tình hình công nghệ thế giới.
Thật vậy, lựa chọn công nghệ phải trên cơ sở chủ động tích cực và xuất phát từ đòi
hỏi của bản thân doanh nghiệp.
2. Kinh nghiệm chuyển giao công nghệ của một số nước.
Để bắt đầu quá trình tìm hiểu kinh nghiệm chuyển giao công nghệ của một số
quốc gia tiêu biểu, chúng ta hãy cùng xem xét biểu đồ sau: 1860 1950 1980

Các NIE Châu á thì sao? Nhận thức được rằng chuyển giao công nghệ có vai trò
to lớn trong giai đoạn công nghiệp hoá đất nước, khi mà cuộc cách mạng công nghệ
phát triển như vũ bão, khoảng cách giữa các nước phát triển và đang phát triển ngày
càng cách xa nhau, lợi dụng kĩ thuật tiên tiến của nước ngoài là việc làm cần thiết để
thúc đẩy kinh tế phát triển. Cgcông nghệ đã giúp các NIE Châu á trở thành “ những
con rồng” với tốc độ tăng trưởng cao, FDI tăng liên tục, hoà nhập vào thị trường thế
giới và đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể Trong thời gian qua, các NIE
Châu á rất chú trọng việc nghiên cứu, phân loại, xác định tính chất, đặc điểm các
kênh chuyển giao công nghệ trên thế giới. Đối với kênh chuyển giao công nghệ giữa
các nước công nghiệp phát triển, các NIE thông qua các công ty xuyên quốc
gia(TNCs), cụ thể là thông qua các chi nhánh đặt tại nhiều nước để tiếp cận với công
nghệ hiện đại. Đối với kênh chuyển giao công nghệ giữa các nước phát triển với các
nước đang phát triển, các NIE tập trung ưu đãi về tài chính, tạo điều kiện thuận lợi
để nhập và sử dụng công nghệ cho phù hợp điều kiện cụ thể. Đối với kênh chuyển
giao công nghệ giữa các nước đang phát triển, họ luôn ý thức được ưu thế của mình,
tiến hành đầu tư và chuyển giao công nghệ sang nhiều nước, đặc biệt là sang các nước
ASEAN. Các NIE Châu á cũng thường sử dụng các hình thức tiếp thu chuyển giao
công nghệ như: qua liên doanh, tiếp nhận chuyển giao trọn gói, qua mua bản quyền
sở hữu công nghệ, thuê chuyên gia hướng dẫn, trao đổi thông tin và đào tạo cán bộ kĩ
thuật. Thông qua các hình thức tiếp thu công nghệ như trên cùng với khả năng ứng
dụng và đổi mới công nghệ, các NIE châu á đã đạt được những thành công rực rỡ,
đặc biệt là trong phát triển công nghiệp.
Mặt khác, các NIE châu á đã thực hiện phương châm “ đón đầu, đi tắt trong
công nghệ”. Thời kỳ đầu, với trình độ kỹ thuật còn thấp, họ chỉ tiến hành chuyển giao
dây chuyền công nghệ của nước ngoài để lắp ráp hoặc qua gia công sản phẩm cho các
công ty nước ngoài. Sau khi đã đổi mới cơ cấu ngành, tăng sản xuất những thành
phẩm có hàm lượng công nghệ cao, không chỉ nhà nước quan tâm mà cả các công ty

chương ii
Thực trạng chuyển giao công nghệ qua các
dư án đầu tư nươc ngoài tại việt nam

I. Đặc điểm kinh tế - xã hội Việt Nam và trình độ công
nghệ tại Việt Nam.
1. Đặc điểm kinh tế - xã hội Việt Nam Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta cùng đề cập đến những đặc điểm cơ bản
nhất của nền kinh tế - xã hội Việt Nam, đã và đang tạo ra những khó khăn, thuận lợi
đối với quá trình chuyển giao công nghệ.
Từ năm 1990- 1995, cơ cấu ngành kinh tế đã có sự chuyển biến tích cực: nông
nghiệp tăng 4,4% thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng chung là 8,2 % nên tỉ trọng trong
GDP giảm 9% và từ chỗ là ngành có tỉ trọng cao nhất trở thành ngành có tỉ trọng
thấp nhất ; ngành công nghiệp có tỉ trọng trong GDP tăng từ 22,7 % (1990) lên
29,9% (1995) ; nhóm ngành dịch vụ có tốc độ tăng khá cao 9 %/năm cao hơn tốc độ
chung nên tỉ trọng trong GDP thời kì này lầ cao nhất, chiếm 41,9% (1995). Sự chuyển
biến tích cực về cơ cấu kinh tế tạo điều kiện cho sự tăng trưởng nhanh của nền kinh
tế nước nhà. Điều này cũng tạo ra sự hấp dẫn cao hơn đối với các nhà đầu tư nước
ngoài, giúp cho việc đảm bảo vốn để đổi mới công nghệ, đồng thời tạo cơ sở vững
chắc cho hoạt động chuyển giao công nghệ.
Sự ổn định về chính trị tạo cho các nhà đầu tư cảm giác an toàn, ít rủi ro khi
đầu tư vào nước ta. Qua đó, họ có thể an tâm tiến hành chuyển giao công nghệ qua
các hình thức liên doanh hoặc 100 % đầu tư 100% vốn nước ngoài.Bên cạnh đó, việc
mở rộng các quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế, tham gia vào ASEAN, tiến tới là WTO,
đặc biệt hiệp định thương mại Việt - Mĩ được ký kết giúp chúng ta có nhiều cơ hội

từng ngành mà tỷ lệ này từ 15 đến 20%.Còn cụ thể thì sao ? Theo đánh giá của Bộ
khoa học – công nghệ và môi trường thì thiết bị và công nghệ Việt Nam lạc hậu từ 50
đến 100 năm so với các nước có công nghệ trung bình tiên tiến trên thế giới đối với
ngành cơ khí chế tạo, lạc hậu từ 1-2 thế hệ ở ngành lắp ráp điện tử, ôtô, máy xây
dựng Bức tranh về một nền công nghệ lạc hậu, tồi tàn cho thấy trình độ công nghệ
tại các doanh nghiệp Việt Nam còn rất thấp kém.
Trình độ cơ khí hoá của nền kinh tế còn thấp. Theo điều tra, hệ số cơ khí hoá
chung trong nền kinh tế chỉ vào khoảng 20%, trong ngành công nghiệp tỷ lệ này có
cao hơn nhưng trong nông nghiệp tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều. Mức hao mòn hữu
hình của máy móc, thiết bị phổ biến khoảng 40-60%, có nơi còn hơn thế nữa. Mức
tiêu hao năng lượng, nhiên liệu và lãng phí nguyên liệu do nguyên nhân công nghệ và
kỹ thuật quá cao. Mức tiêu hao năng lượng để sản xuất một đơn vị sản phẩm ở một số
ngành như sau: hoá chất-138%; sơn – 195%; xăm lốp cao su- 204%; quần áo xuất
khẩu – 127%; luyện kim đen- 250%.Với độ tuổi trung bình của máy móc thiết bị cao,
tỷ lệ các công nghệ và thiết bị hiện đại tiên tiến cũng rất thấp, tập trung chủ yếu ở
một số ngành như: bưu chính viễn thông, hàng không. Cộng với hệ số sử dụng thiết bị
thấp, chất lượng sản phẩm kém, khó cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của nước
ngoài, đặc biệt trong xu thế tự do hoá thương mại hiện nay.
Sự đánh giá của các chuyên gia nước ngoài cũng không mấy sáng sủa hơn so với
sự tự đánh giá của các chuyên gia trong nước. Chỉ tính riêng trong khu vực ASEAN,
trình độ công nghệ của Việt Nam vẫn còn nhiều điều đáng lo ngại. Với thang điểm 5
(5 là cao nhất), bức tranh công nghệ Việt Nam đặt trong sự tương quan so sánh với
các nước trong khu vực ASEAN như sau:
BảNG 1: Đánh giá công nghệ ở 10 nước ASEAN

Nước


nước ngoài” như một giải pháp tích cực để cải thiện nền công nghệ Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay.
II. Tính tất yếu của hoạt động chuyển giao công nghệ
Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ diễn ra như vũ bão đã tạo sự chuyển
dịch mạnh cơ cấu kinh tế thế giới, làm cho sự tăng trưởng kinh tế toàn thế giới đạt
mức chưa từng có.Ngày nay, tổng sản phẩm của thế giới ước tính khoảng 30 000 tỷ
USD nghĩa là gấp khoảng trên 23 lần so với tổng sản phẩm thế giới tính theo USD vào
cuối những năm 1950 (1300 tỷ USD). Mặc dù trong thế kỉ XX khủng hoảng kinh tế
song kinh tế thế giới vẫn tăng 15 lần (3%/ năm), đó là một con số kì lạ. Điều kì lạ ấy
chủ yếu do việc tăng năng suất, tức do khoa học công nghệ tạo ra(60-70% của tăng
trưởng kinh tế ). Nhưng việc này hầu hết chỉ diễn ra ở các nước công nghiệp phát
triển nơi có trình độ công nghệ cao. Trong khi đó, khoảng cách giữa các nước kém
phát triển và nước phát triển ngày càng gia tăng. Làm thế nào để rút ngắn được
khoảng cách này? Đây là câu hỏi đặt ra cho tất cả các nước kém phát triển nói chung
và Việt Nam nói riêng.
Trong xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế thế giới, một số quốc gia như Nhật
Bản, Hàn Quốc đã nhanh chóng chớp lấy thời cơ, thu hút chuyển giao công nghệ
tiên tiến vào trong nước có hiệu quả, nhằm đẩy mạnh nền công nghệ trong nước phát
triển, tăng năng suất lao động và họ đã thành công. Học tập kinh nghiệm của các
quốc gia này, trước yêu cầu hội nhập nền kinh tế thế giới và quá trình công nghiệp
hoá - hiện đại hoá đát nước, Việt Nam nhất thiết phải đẩy mạnh hoạt động chuyển
giao công nghệ, đặc biệt là chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài.
Sự hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ sẽ góp phần nâng cao trình độ công
nghệ, dần dần đổi mới và thay thế các công nghệ lạc hậu.Là quốc gia đi sau, chúng ta
có những lợi thế riêng nếu biết tận dụng những lợi thế đó trong việc tiếp thu, đón đầu
những công nghệ tiên tiến, hiện đại trên cơ sở phù hợp với điều kiện trong nước.
Ngày nay, các công ty xuyên quốc gia nắm giữ tới 90% thị trường công nghệ.

phải chuyển từ công ty ở chính quốc mà được chuyển giao từ một công ty khác.
Đây cũng chính là cơ sở để đánh giá chung về hoạt động chuyển giao công nghệ
qua các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thời gian qua.
b. Đánh giá chung.
Nhìn chung, công nghệ chuyển giao vào Việt Nam được chia thành bốn nhóm:
Nhóm 1: Bao gồm những thiết bị và công nghệ lạc hậu hơn mức trung bình của
thế giới khoảng 1 – 2 thế hệ, đang phổ biến tại các ngành lắp ráp điện tử, ôtô, lắp
máy xây dựng, thuỷ sản đông lạnh
Nhóm 2: Bao gồm những thiết bị và công nghệ lạc hậu khoảng 2 – 3 thế hệ so
với mức trung bình của thế giới; tồn tại trong các ngành điện, giấy, đường, chế biến
thực phẩm
Nhóm 3: Bao gồm các thiết bị và công nghệ lạc hậu từ 3 – 5 thế hệ so với mức
trung bình của thế giới; chủ yếu trong các ngành đường sắt, đường bộ, cơ khí, đóng
tàu, sản xuất vật liệu xây dựng
Nhóm 4: Bao gồm các loại thiết bị và công nghệ có độ lạc hậu cao hơn.
Trong những năm qua, hoạt động chuyển giao công nghệ đã và đang diễn ra
trên hầu hết các ngành, các lĩnh vực nhưng với mức độ, trình độ khác nhau. Bước
đầu chuyển giao công nghệ đã gắn với phương hướng kinh doanh và được định
hướng theo thị trường. Đây là đòi hỏi tất yếu của quá trình cạnh tranh trong hoạt
động kinh doanh: hoàn thiện sản phẩm trên cơ sở đáp ứng tối đa nhu cầu của khách
hàng. Ngành dệt may, giày da là một trong những ngành thực hiện đổi mới công nghệ
theo hướng này, gắn đơn đặt hàng lớn với việc khai thác thị trường tương đối ổn
định. Trong cơ chế thị trường, mọi thành phần kinh tế được tự do kinh doanh trên cơ
sở sự điều chỉnh của Nhà nước. Do vậy, bản thân các doanh nghiệp đã chủ động nâng
cao hiệu quả đầu tư sản xuất thông qua chuyển giao công nghệ. Mặc dù còn nhiều
hạn chế song chính họ là người quyết định hiệu quả của chuyển giao công nghệ thông
qua quá trình tìm tòi, lựa chọn, đàm phán và kí kết các hợp đồng chuyển giao công
nghệ. Đồng thời, chuyển giao công nghệ đã thực hiện một cách có trọng điểm gắn với
đầu tư chiều sâu và nâng cao hiệu quả kinh tế. Qua khảo sát, các doanh nghiệp đều
tiến hành lần lượt từng dây chuyền, từng sản phẩm hoặc một số giai đoạn trong toàn

Vốn đăng ký
(triệu USD)
Tỷ trọng(%)
1 Singapore 241 5750 15,7
2 Đài Loan 562 4700 12,8
3 Nhật Bản 311 3490 9,5
4 Hồng Kông 317 3340 9,1
5 Hàn Quốc 274 3090 8,5
6 Pháp 152 2150 5,9
7 Aixlen 83 1690 4,6
8 LB Nga 61 1520 4,2
9 Hoa Kỳ 112 1300 3,5
10 Anh 327 1130 3,1
Nguồn: Viet Nam Economic Times
Chúng ta đã biết mối quan hệ mật thiết giữa các dự án đầu tư trực tiếp nước
ngoài với hoạt động chuyển giao công nghệ. Đây không những là mong muốn được
tiếp nhận những công nghệ mới, tiên tiến của các nước sở tại mà còn là mong muốn
kéo dài vòng đời công nghệ, thải hồi những công nghệ lạc hậu ở các quốc gia phát
triển của nhà đầu tư thông qua các dự án đầu tư trực tiếp. Bởi vậy nhìn vào bảng số
liệu trên, người ta có thể thấy rằng công nghệ chuyển giao vào Việt Nam những năm
qua chủ yếu là từ các nước trong khu vực ASEAN, mà đứng đầu là Singapore và Đài
Loan. ở phần “ đánh giá trình độ công nghệ của Việt Nam”, đề án cũng đưa ra một
bảng điểm về trình độ công nghệ của 10 quốc gia trong khu vực ASEAN. Các nước
này có trinhf độ công nghệ không phải là cao trên thế giới. Vởy thì làm sao chúng ta
có thể hy vọng công nghệ chuyển giao vào Việt Nam là hiện đại, tiên tiến nếu như
không tăng cường các biện pháp chuyển giao công nghệ từ các nước có nền công nghệ
phát triển như EU, Mỹ Một cách khái quát, có thể nói rằng, chuyển giao công nghệ

nghệ dưới dạng các trang thiết bị phục vụ sản xuất. So với thế giới, các công nghệ này
có độ lạc hậu ít nhất từ 1 – 2 thế hệ. Nhưng so với nền công nghệ Việt Nam, đây là
những trang thiết bị tương đối đồng bộ và có trình độ cơ khí hoá cao hơn công nghệ
trong nước. Các nhà đầu tư nước ngoài đã đưa vào Việt Nam các thiết bị riêng lẻ có
trình độ tự động hoá cao, như các dây chuyền lắp ráp các bản mạch điện tử, tổng đài
kỹ thuật số Nhìn chung, các trang thiết bị khá phù hợp với giai đoạn đầu của tiến
trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và góp phần tăng thu nhập quốc dân,
đổi mới công nghệ sản xuất và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
c. Bố trí lại cơ cấu kinh tế.
Theo thống kê, vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực công
nghiệp. Tính đến tháng 9 năm 2000, đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
vào tổng sản lượng công nghiệp là 69000 tỷ VND, trong khi đó khu vực quốc doanh là
77000 tỷ VND và khu vực ngoài quốc doanh là 39000 tỷ VND. Như vậy, sự tăng
cường đầu tư nhiều hơn, nhất là việc trang bị máy móc, thiết bị và công nghệ, nền sản
xuất công nghiệp thời gian qua đã đạt tốc độ tăng nhanh và đóng góp ngày càng lớn
trong GDP. Đồng thời, cơ cấu kinh tế cũng chuyển dịch nhanh theo hướng: tăng tỷ
trọng công nghiệp và dịch vụ; giảm tỷ trọng nông nghiệp. Theo văn kiện của Đại hội
Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VIII trang 82, năm 2000, cơ cấu kinh tế sẽ thay đổi
với tỷ trọng: công nghiệp – 95%; nông nghiệp – 25% và dịch vụ – 45%. Năm 2000
sắp khép lại, liệu chúng ta có đạt được kết quả này không? Điều này còn đòi hỏi phần
đóng góp đáng kể của việc đổi mới công nghệ tại chính các doanh nghiệp sản xuất
trong nền kinh tế nước nhà.
d. Chất lượng sản phẩm
Nhờ quá trình chuyển giao công nghệ, nói chung chất lượng sản phẩm đã được
nâng cao rõ rệt. Người tiêu dùng trong nước bớt đi tâm lý “ sính dùng hàng ngoại”.
Một số sản phẩm đã chiếm được cảm tình của khách hàng trong và ngoài nước như:
hàng may mặc, giày da, quạt điện, bánh kẹo, bàn ghế Việc đầu tư chuyển giao công
nghệ từ nước ngoài đã hạn chế đến mức tối đa việc nhập khẩu một khối lượng lớn các
sản phẩm: bia, gạch ốp lát, ximăng, sắt thép xây dựng Đồng thời cũng giảm nhập
khẩu các sản phẩm, linh kiện, bộ phận, chi tiết cho các sản phẩm có công nghệ chế

Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng hoạt động chuyển giao
công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề đáng
phải nghiên cứu, phải tìm các biện pháp khắc phục.
a. Công nghệ chuyển giao chưa thuộc loại tiên tiến, hiện đại trong khi đó giá lại quá
cao.
Mới đây, một cuộc khảo sát công nghệ được chuyển giao tại 42 doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài cho thấy: trong 727 thiết bị và 8 dây chuyền sản xuất thì có
đến 76% thiết bị được sản xuất từ những năm 50 – 60, 50% máy móc đã qua sử dụng.
Nhận định trên một lần nữa lại được minh chứng qua kết quả điều tra, đánh gía trình
độ công nghẹ trong ngành công nghiệp nhẹ:
- 46% doanh nghiệp có trình độ công nghệ ở mức trung bình khá, có thể duy trì
trong vòng 3 đến 5 năm sau nếu thị trường ổn định.
- 40% doanh nghiệp có trình độ công nghệ trung bình, cần phải được cải tiến,
phải nâng cao mới đáp ứng được yêu cầu.
- 14% doanh nghiệp có trình độ công nghệ thấp cần phải được đổi mới.
Trong số những công nghệ được khảo sát trên, có những công nghệ lạc hậu mà
thế giới đã loại bỏ lại được chuyển giao vào nước ta như: công nghệ sản xuất các chất
tẩy rửa có sử dụng chất tạo bọt bằng DBSA. Một số công nghệ bị thanh lý ở chính
quốc được đưa vào Việt Nam sau khi đã tân trang, cải tiến ít nhiều( dây chuyền sợi
dệt, sản xuất thuốc lá, dây chuyền sơn mạ tôn lợp ).
Mặt khác, công nghệ chuyển giao lại có giá quá cao so với giá trị thực tế của nó.
Một phòng tư vấn Thụy Sĩ cho biết, trung bình các hợp đồng chuyển giao công nghệ
đã tăng từ 10 – 15%, đôi khi tới 40% so với giá thực trên thị trường quốc tế.
Phần lớn công nghệ được chuyển giao có trình độ lạc hậu so với thế giới. Nhiều
dây chuyền sản xuất còn sử dụng nhiều lao động thủ công, có trình độ cơ khí hoá
thấp. Trong khi đó, nhiều công trình, dự án bị phía nước ngoài nâng giá lên gấp 2 –
2,5 lần. Vậy đâu là nguyên nhân của sự mâu thuẫn này ?

lực máy móc, thiết bị thấp Không những công nghệ được chuyển giao chủ yếu là
phần cứng, chủ yếu trong các lĩnh vực lắp ráp, gia công, chế biến mà chỉ dừng lại ở
khâu tiếp nhận - vận hành. Mặt khác, sự tiếp thu công nghệ một cách thụ động đã
khiến các doanh nghiệp khó nâng cấp và tự đổi mới công nghệ đó khi cần thiết.
Chuyển giao công nghệ cũng chưa tạo ra được mối quan hệ chặt chẽ giữa các doanh
nghiệp với nhau và giữa các doanh nghiệp với các cơ quan nghiên cứu và triển khai
tiến bộ kĩ thuật – công nghệ. Đây là điểm yếu của chúng ta nhưng lại là bí quyết
thành công ở các nước tiên tiến trên thế giới và ở ngay cả nước trong khu vực như:
Singapore, Malaysia.
c. Chuyển giao công nghệ trong điều kiện đổi mới công nghệ lẻ tẻ, thiếu quy hoạch
và chiến lược, thiếu sự gắn bó giữa phương hướng đổi mới chuyển giao công nghệ với
chiến lược phát triển cũng như chiến lược kinh doanh.
Trước sức ép của thị trường, các doanh nghiệp đua nhau chuyển giao công
nghệ. Phải chăng đây là “cái mốt” mà các doanh nghiệp tìm mọi cách để chạy theo
mà không hề chú ý tới việc công nghệ được chuyển giao có thực sự phù hợp với bản
thân doanh nghiệp hay không ? Có thể kể ra đây một trường hợp điển hình về việc
nhập khẩu thiết bị từ FLS, Đan Mạch của nhà máy ximăng Hoàng Thạch. Quá hiện
đại, quá rộng so với yêu cầu của địa phương, thiết bị phải ngừng hoạt động 6 tháng vì
thiếu than đá. Vấn đề đặt ra ở đây lại không phải là trình độ công nghệ mà chính là
sự phù hợp của công nghệ, hay sự gắn bó chặt chẽ giữa chuyển giao công nghệ với
chiến lược phát triển, chiến lược sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó còn tồn tại tình
trạng công nghệ được chuyển giao phần lớn do phía nước ngoài giới thiệu chứ không
phải tự các doanh nghiệo tìm kiếm, tự nghiên cứu, thiết kế.Hơn nữa, nhập máy móc
thiết bị lẻ nhiều và phổ biến hơn là các dây chuyền đồng bộ và khép kín Một lần
nữa, vấn đề hiệu quả của chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài lại
được đặt ra như một bài toán chưa có lời giải.
d. Thực hiện luật pháp trong chuyển giao công nghệ.
Nhiều hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài được
thực hiện không theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ: không lập và
ký kết hợp đồng hay chỉ ký kết hợp đồng giữa bên giao và bên nhận mà không trình

Phòng, Nha Trang, thành phố Hồ Chí Minh,lượng khí Freon và amoniac từ hệ thống
cấp động bị rò rỉ vào không khí lớn là tác nhân phá huỷ tầng ozon của khí
quyển Bên cạnh tình trạng ô nhiễm không khí là sự ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt
do các nhà máy dệt, nhuộm, thuộc da, hoá chất thải ra.Tiếng ồn, độ rung của máy
móc thiết bị cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ người công nhân và nhân dân
lao động. Tình trạng báo động này là nguyên nhân từ phía các nhà đầu tư hay pháp
luật Việt Nam chưa có những điều khoản quy định rõ ràng, những biện pháp xử lý
cứng rắn đối với các thiết bị gây ô nhiễm; những công nghệ xử lý chất thải không
hiệu quả.Dù sao chăng nữa, chúng ta cần những công nghệ tiên tiến và phù hợp để
công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước song không thể trở thành “ bãi thải công
nghệ ” của các quốc gia phát triển.

Trích đoạn Giải pháp đổi mới từ phía doanh nghiệp Những kiến nghị:
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status