khái quát về quản trị hoạt động tín dụng với khách hàng doanh nghiệp của sgd maritime bank - Pdf 10

B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp
LỜI MỞ ĐẦU
Bước sang năm 2010 cũng là năm Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương
mại thế giới ( WTO) tròn ba năm. Với tư cách là thành viên của WTO tham gia bình
đẳng vào phân công lao động và hợp tác quốc tế trong một thế giới toàn cầu hóa đã đem
lại cho Việt Nam nhiều cơ hội cũng như thách thức mới. Như một tất yếu của xu thế khi
Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới đòi hỏi ngày càng nhiều các dự án đầu
tư, với nguồn vốn trong và ngoài nước, thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau. Với tư
cách là tổ chức trung gian tài chính nhận tiền gửi và tiến hành các hoạt động cho vay và
đầu tư. Ngân hàng thương mại đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh tế- xã hội như là
người mở đường, người tham gia, người quyết định đối với mọi quá trình sản xuất kinh
doanh. Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, đặc biệt sau những biến
động của khủng hoảng kinh tế thế giới thì hoạt động ngân hàng càng có vai trò lớn quyết
định tới sự phát triển của nền kinh tế .
Nhận thức được tầm quan trọng của các vấn đề nêu trên, em đã chọn Sở giao
dịch Ngân Hàng TMCP Hàng Hải Việt làm nơi thực tập với mục đích tìm hiểu về
lĩnh vực trên cũng như họat động kinh doanh của ngành ngân hàng. Từ đó, một mặt
đề xuất một số giải pháp bước đầu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh sản
phẩm dịch vụ của Ngân hàng TMCP Hàng Hải nói chung và Sở giao dịch ngân
hàng TMCP Hàng Hải nói riêng nhằm hoàn thành tốt hơn nữa kế hoạch kinh doanh đã
đặt ra; mặt khác là một trong những căn cứ để em lựa chọn đề tài chuyên đề thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy PGS.TS Lê Công Hoa và các cô chú, các
anh chị trong Sở giao dịch Ngân Hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam đã giúp đỡ em
hoàn thành bài thực tập tổng hợp này. Do kiến thức và trình độ của bản thân có hạn,
thời gian thực tế chưa nhiều nên bài thực tập của em không tránh khỏi nhầm lẫn và
sai sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của thầy giáo để
bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 2 năm 2010
Sinh viên
Phùng Hồng Vân

chứng nhận ĐKKD số 0103008429 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội cấp ngày
01/07/2005
- Điện thoại : 04.3771.8989
04.37713427
2
B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp
- Fax: 04.37718899
- Email:
- Website: www.msb.com.vn
- Logo:
1.2. Tổng quan về Sở giao dịch Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam.
- Ngày thành lập sở giao dịch: 01/07/2005
- Nhân lực (tính đến tháng 01/2010 ) : 77 người, trong đó 22 nam và 55 nữ
- Địa chỉ: số 44 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Điện thoại: 043. 9433245
- Fax :043. 9420520
- Email:
- Website: www.msb.com.vn
1.3. Quá trình hình thành và phát triển của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP
Hàng Hải.
Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime bank) , tên
giao dịch VietNam Maritime Commercial Stock Bank được thành lập và hoạt động
theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số 0113008430 do Sở kế hoạch
và đầu tư Thành Phố Hà Nội cấp ngày 01/07/2005, đăng ký thay đổi lần 1 ngày
17/06/2008 chuyển từ giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0203010090 do
phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch và đầu tư Thành Phố Hải Phòng cấp ngày
15/10/2002.Quá trình hình thành Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải đươc
chia làm các giai đoạn sau:
 Từ năm 2005 trở về trước: trụ sở chính ( gồm trung tâm điều hành và sở
giao dịch) có địa điểm tại số nhà 5A Nguyễn Tri Phương, Quận Hồng Bàng, Thành

dưới 800 triệu VND, còn những hợp đồng vay có giá trị trên 800 triệu VND SGD
phải chuyển hồ sơ lên Hội Sở, Hội Sở sẽ tiến hành thẩm định và đưa ra quyết định
cho vay hay không.
- Hoạt động thu nợ: SGD có quyền gửi đơn yêu cầu thu hồi nợ với những
khách hàng vay tiền tại SGD đã quá thời hạn cho vay, trong trường hợp khách hàng
không có khả năng thanh toán, SGD sẽ gửi hồ sơ khách hàng lên Ban thu hồi nợ của
Hội Sở.
- Vấn đề nhân sự: toàn bộ vấn đề tuyển dụng và thay đổi cơ cấu nhân sự của
SGD do Hội Sở quyết định, các trưởng phòng và Ban giám đốc của SGD chỉ có
quyền đề đạt và cho thi tuyển.
1.5. Các hoạt động cơ bản của SGD.
- Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn
- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển
4
B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn
- Chiết khấu chứng từ có giá
- Hùn vốn tham gia đầu tư vào các tổ chức kinh tế
- Cung cấp dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước
- Kinh doanh ngoại hối
- Tài trợ thương mại
- Các dịch vụ ngân hàng khác
1.6. Bộ máy quản trị
Sở Giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam có cơ cấu
tổ chức bộ máy, nhân sự như sau:
• Ban giám đốc: Gồm có 1 giám đốc và 2 phó giám đốc.
Bảng 1. Các thành viên của Ban giám đốc
TT Họ và tên Chức vụ
1 Ông Lê Thanh Tùng Giám đốc
2 Ông Vũ Đức Thực Phó giám

nghiệp và phòng khách hàng cá nhân. Mỗi phòng gồm trưởng phòng, phó trưởng
phòng và các nhân viên nghiệp vụ.
+ Phòng Khách hàng doanh nghiệp: gồm 1 trưởng phòng, 2 nhân viên tín
dụng, 7 nhân viên hỗ trợ và kiểm soát tín dụng, 3 nhân viên tín dụng mới tuyển
dụng.
+ Phòng khách hàng cá nhân: gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 9 chuyên
viên tín dụng và hỗ trợ tín dụng.
- Phòng kế toán- tài chính: gồm 1 trưởng phòng, 1phó trưởng phòng và 4
nhân viên nghiệp vụ.
- Phòng nguồn vốn và thanh toán: gồm 1 trưởng phòng, 1 phó trưởng phòng
và 4 các nhân viên nghiệp vụ.
- Phòng dịch vụ khách hàng: gồm trưởng phòng, phó trưởng phòng và các
nhân viên nghiệp vụ.
Trong đó, quyền hạn của mỗi vị trí trong ban giám đốc và các phòng ban
trong sở giao dịch được quy định cụ thể như sau:
• Giám đốc ( Ông Lê Thanh Tùng) được quyền thay mặt trung tâm kí kết
các hợp đồng, tham gia các giao dịch kinh tế có giá trị hợp đồng dưới 800 triệu
VND…được quyền tổ chức và quản lý các hoạt động của đơn vị mình, được quyền
trả lương hoặc cho thôi việc đối với cán bộ, nhân viên thuộc bộ máy của SGD…
• Phó giám đốc được quyền kí kết các văn bản theo sự ủy quyền của
giám đốc; được quyền giám sát và đôn đốc hoạt động của các phòng ban; được
quyền yêu cầu các bộ phận cung cấp các thông tin cần thiết…
• Phòng tín dụng : Được ký các văn bản theo uỷ quyền của Giám đốc
trong một số trường hợp cụ thể liên quan đến hoạt động tín dụng ;được quyền tham
gia các cuộc họp; được quyền trực tiếp chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh
6
B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp
vực tín dụng đối với các nhân viên tín dụng và nhân viên hỗ trợ tín dụng, và được
yêu cầu các phòng ban và các chi nhánh giao dịch của sở cung cấp các thông tin cần
thiết cho việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

tài chính
P. Khách
hàng cá
nhân
4 Phòng
Giao dịch
7
B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp
Mặc dù là đơn vị hạch toán độc lập với Hội sở Ngân Hàng TMCP Hàng Hải,
nhưng Sở giao dịch vẫn nằm trong một thể thống nhất với toàn Ngân hàng Hàng
Hải. Vì vậy sản phẩm & dịch vụ kinh doanh và các đối tượng khách hàng của Sở
giao dịch cũng là sản phẩm, dịch vụ kinh doanh và khách hàng của toàn hệ thống
Ngân hàng TMCP Hàng Hải nói chung.
2.1. Các sản phẩm và dịch vụ kinh doanh .
 Khách hàng cá nhân:
- Tiền gửi thanh toán.
- Tiền gửi tiết kiệm.
- Sản phẩm thẻ.
- Dịch vụ chuyển tiền.
- Sản phẩm cho vay.
- Sản phẩm và dịch vụ khác.
 Khách hàng doanh nghiệp:
- Dịch vụ tài khoản.
- Sản phẩm bao thanh toán.
- Thanh toán quốc tế.
- Bảo lãnh ngân hàng.
- Sản phẩm cho vay.
- Sản phẩm- dịch vụ khác.
 Ngân hàng điện tử:
- Internet Banking.

- Nhóm khách hàng có liên quan vay vốn tại MSB
2.3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị.
Tình hình mua sắm máy móc thiết bị của SGD trong năm 2009 được thể hiện
trong bảng sau: đơn vị VND
Tên máy móc thiết bị
Số lượng
(cái)
Nguyên giá Tổng giá trị
1.Máy tính chủ 01 43.048.350 43.048.350
01 24.303.333 24.303.333
01 23.800.000 23.800.000
01 21.710.000 21.710.000
2. Máy tính trạm 10 11.205.975 112.059.750
09 11.499.025
03 10.384.000
02 10.958.000 21.916.000
05 11.150.000
3.Máy tính xách tay 01 24.547.600 24.547.600
01 11.090.000 11.090.000
01 15.000.000 15.000.000
01 12.000.000 12.000.000
01 16.185.750 16.185.750
4. Máy in 01 57.150.000 57.150.000
9
B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp
03 19.050.000 57.150.000
13 17.486.952 227.330.376
96.709.270 96.709.270
6. Máy móc điện lực lớn 885.809.828 885.809.828
7. Điều hòa không khí 37 11.859.097 438.786.589

TT Trình độ học
vấn
Giới tính Độ tuổi Công việc đảm
nhận
10
B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp
Nam Nữ <30 30-50 >50 Quản lý Công
việc
khác
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
1 Trên đại học 1 2,3 - - - - 01 10 - - 1 7,7 - -
2 Đại học 34 77,3 20 60,6 44 78,6 07 70 03 60 12 92,3 42 65,6
3 Cao đẳng - - 06 18,2 06 10,7 - - - - - - 06 9,4
4 Trung cấp 05 11,4 07 21,2 05 8,9 01 10 - - - - 12 18,7
5 Trình độ khác 04 9 - - 01 1,8 01 10 02 20 - - 04 6,3
Tổng 44 33 56 10 05 13 64
Chú thích:
SL: Số lượng (Đơn vị: người) TL: Tỉ lệ (%)
Nguồn: Danh sách phân công công việc của Sở giao dịch Ngân Hàng TMCP
Hàng Hải Việt Nam
Maritime Bank luôn chú trọng tới việc xây dựng hệ thống lương, thưởng,
phúc lợi, đãi ngộ cho người lao động phù hợp với từng thời kỳ và từng giai đoạn
phát triển, bảo đảm tính linh hoạt, công bằng, tương xứng mức độ công hiến và
cạnh tranh trên thị trường lao động. Với hình thức trả lương như vậy, một mặt cán
bộ và nhân viên trong ngân hàng có thể an tâm làm việc do mức lương tối thiểu
được trả theo cấp bậc luôn được đảm bảo; mặt khác Maritime Bank còn áp dụng
chính sách thưởng nhằm động viên, khuyến khích Cán bộ Nhân viên toàn hệ thống
nỗ lực cống hiến và phấn đấu hết mình trên mọi vị trí công tác để xây dựng
Maritime Bank ngày càng phát triển và lớn mạnh. Những tập thể, cá nhân đạt thành
tích suất sắc sẽ được tôn vinh và khen thưởng xứng đáng, kịp thời theo những quy

2 Tài sản cố định thuê tài
chính.
- - -
2.1 Nguyên giá tài sản cố định - - -
2.2 (-) Hao mòn tài sản cố định - - -
3 Tài sản cố định vô hình 6,790,188,583 6,732,692,455 6,684,779,027
3.1 Nguyên giá tài sản cố định 7,266,594,000 6,247,243,100 7,266,594,000
3.2 (-) Hao mòn tài sản cố định -476,405,417 -485,449,355 - 581,814,973
Tổng tài sản cố định 17,178,094,66
6
16,897,104,72
3
16,798,128,429
(Nguồn: Bảng tổng kêt tài sản của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải từ năm
2007-2009)
Qua số liệu của bảng tổng kết tài sản của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP
Hàng Hải cho thấy tình hình biến động tổng tài sản cố định đang có xu hướng giảm
dần qua các năm từ 2007 đến 2009. Cơ cấu và tốc độ thay đổi tổng tài sản cố định
của Sở được thể hiện qua biểu sau:
12
B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp
Biểu 1: Tình hình thay đổi tổng tài sản cố định của Sở giao dịch Ngân hàng
TMCP Hàng Hải trong giai đoạn 2007-2009( đơn vị:triệu đồng).
2.6. Mạng lưới hoạt động của sở giao dịch Ngân hàng Hàng Hải Việt
Hiện tại mạng lưới hoạt động của Sở giao dịch bao gồm
• Địa chỉ: số 44 Nguyễn Du- Quận Hai Bà Trưng- TP Hà Nội
• Các phòng giao dịch
- Phòng giao dịch Kim Liên, số 25-27 đường Xã Đàn, Quận Đống Đa, TP
Hà Nội
- Phòng giao dịch Hoàn Kiếm, số 21 Bát Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

giám đốc, cán bộ công nhân viên của Sở giao dịch Ngân Hàng Hàng Hải. Để đạt
được tốc độ tăng trưởng nguồn vốn như trên, cùng với chính sách lãi suất chủ động,
linh hoạt, Sở giao dịch luôn phối hợp hài hòa với nhiều yếu tố tích cực như: hình
thức huy động linh hoạt, hấp dẫn, lãi suất tiền gửi hợp lý cho từng đối tượng khách
hàng, sản phẩm dịch vụ đa dạng, phong phú song song với việc nâng cao môi
trường làm việc của cán bộ nhân viên của sở.
Về huy động vốn, SGD tập trung vào hai khu vực thị trường :
14
B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp
Thị trường I: Là mảng thị trường tập trung vào các đối tượng là tổ chức kinh
tế và dân cư.
Thị trường II: Là khu vực thị trường tiền gửi của các tổ chức tín dụng và huy
động từ Ngân hàng Nhà nước.
Cụ thể tình hình huy động vốn qua các năm 2007, 2008, 2009 được thể hiện
chi tiết qua bảng sau.
Bảng4 : Tình hình huy động vốn của Sở giao dịch ngân hàng Hàng Hải
Việt Nam giai đoạn 2007-2009 (đơn vị: đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2007
(31/12/2007)
Năm 2008
(31/12/2008)
Năm 2009
(31/12/2009)
1.1. Tiền gửi của tổ
chức kinh tế và cá nhân
518,153,498,740 538,635,894,518 1,440,604,553,549
1.1.1. Không kỳ hạn
485,112,183,089 389,698,302,287 336,667,896,882
1.1.2. Tiền gửi có kỳ

Tổng dư nợ. 431,996 575,853 822,809
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SGD trong giai đoạn 2007-
2009)
b. Về hoạt động tín dụng và đầu tư:
 Về hoạt động tín dụng:
- Đối với khách hàng doanh nghiệp: Sở giao dịch vẫn tập trung vào tài trợ
vốn cho khách hàng hiện có của Sở giao dịch, ngoài ra SGD cũng quan tâm hơn
nhiều vào các Doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Tăng cường hỗ trợ và thu hút
các Khách hàng tiềm năng về xuất khẩu nhằm đảm bảo nguồn ngoại tệ cho cán cân
thanh toán của SGD.
- Đối với khách hàng cá nhân: SGD tập trung vào cho vay các sản phẩm do
MSB ban hành, ngoài ra cũng thu hút những khách hàng có nhu cầu vốn cho Kinh
doanh cá thể, kinh doanh chợ, sạp
 Về hoạt động đầu tư: SGD đầu tư theo chủ trương và định hướng chung
của Maritime Bank.
c. Về thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn và trích lập dự phòng rủi ro:
SGD thực hiện các quy định về bảo đảm và trích lập dự phòng rủi ro theo
quy định của MSB và theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005
Tình hình trích lập dự phòng rủi ro được thể hiện qua bảng sau:
16
B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp
Bảng 6: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP
Hàng Hải ( đơn vi: đồng)
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Dự phòng rủi ro -1,622,150,000 -9,221,275,000 -5,810,884,837
Dự phòng rủi ro khác 681,600,000 906,540,000 1,217,130,000
d . Kết quả kinh doanh
Bảng 7: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP
Hàng Hải trong giai đoạn 2007-2009
Đơn vị: VND.

Chi phí dự phòng
rủi ro tín dụng
916,020,000 8.301.955.000 12.354.560.000
Tổng lợi nhuận 115,323,741,825 41.533.718.676 34.693.326.804
17
B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp
trước thuế
Chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp
-
Lợi nhuận sau
thuế
115.323.741.825 41.533.718.676 34.693.326.804
( Nguồn: Phòng kế toán sở giao dịch ngân hàng TMCP Hàng Hải)
Từ bảng trên cho thấy các chỉ tiêu cơ bản trong kết quả hoạt động kinh doanh
của SGD có xu hướng giảm dần qua các năm từ 2007 đến 2009, điều này cho thấy
hoạt động kinh doanh của SGD đang có chiều hướng kém hiệu quả. Nguyên nhân
của tình trạng này là do trong năm 2009, số lượng khách hàng vay vốn của SGD
không có khả năng thanh toán tăng, các doanh nghiệp phá sản cũng nhiều hơn các
năm trước.
3.2. Những thuận lợi và khó khăn
3.2.1. Thuận lợi:
 So với các ngân hàng TMCP khác, MSB có nhiều thuận lợi hơn rất nhiều,
ngay từ những ngày đầu mới thành lập, với sự góp mặt của những cổ đông lớn trong
các ngành như: Hàng Không, Hàng Hải, Bưu chính viễn thông, do đó ngay từ khi
các ngân hàng TMCP khác còn đang đi tìm cho mình khách hàng thì MSB đã có
được số lượng đông đảo khách hàng tín dụng là các doanh nghiệp thuộc các ngành
kinh tế lớn đó. Dựa trên những lợi thế sẵn có đó, cộng thêm sự năng động của mình,
SGD Ngân Hàng Hàng Hải đã tìm cho mình những khách hàng tiềm năng là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc mọi ngành nghề kinh doanh.

do đó rất nhiều nhân viên còn trẻ và có năng lực, trình độ chuyên môn cao nghỉ
việc, chuyển nơi làm mới. Điều đó dẫn tới tăng chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân
viên mới.
IV. Khái quát về quản trị hoạt động tín dụng với khách hàng doanh nghiệp
của SGD Maritime bank
4.1Tổng quan về phòng khách hàng doanh nghiệp của SGD Maritime bank.
 Vị trí: phòng tín dụng khách hàng doanh nghiệp nằm tại tầng 3 trong tòa
nhà 6 tầng của SGD có trụ sở tại số nhà 44 Nguyễn Du, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Phòng được bố trí theo kiểu văn phòng mở, toàn bộ văn phòng là một không
gian lớn được ngăn thành từng ô, từng khoanh nhỏ bằng hệ thống bàn văn phòng,
nhờ cách bố trí văn phòng như vậy, toàn bộ nhân viên của phòng tín dụng khách
hàng doanh nghiệp có điều kiện gần gũi nhau, thuận tiện trao đổi thông tin với
nhau, đồng thời trưởng phòng dễ dàng quán xuyến theo dõi nhân viên trong phòng.
 Cơ sơ vật chất: do đặc thù của hoạt động tín dụng, nên cơ sở vật chất của
phòng chủ yếu là đồ dùng văn phòng, tuy nhiên hiện tại SGD chưa thực sự chú
trọng đầu tư đổi mới nâng cấp cơ sở vật chất của phòng tín dụng KHDN, cụ thể:
19
B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp
• SGD chưa cung cấp đủ máy tính cho nhân viên trong phòng, một số nhân
viên hiện vẫn phải dùng máy tính xách tay của mình để làm việc.
• Hệ thống bàn ghế, tủ đựng tài liệu đang xuống cấp mạnh, nhiều ghế xoay
và một số tủ đã hỏng, nhưng chưa được thay thế.
• Bồn rửa mặt của nhà vệ sinh nữ hỏng từ lâu nhưng chưa được sửa chữa.
 Nhân sự: Tính tới thời điểm hiện tại phòng khách hàng doanh nghiệp của
SGD ngân hàng TMCP Hàng Hải gồm có 13 người, trong đó có 5 nữ và 8 nam.
Cơ cấu nhân sự được bố trí như sau: 1 Trưởng phòng, 7 nhân viên hỗ trợ và
kiểm soát tín dụng, 2 nhân viên tín dụng và 3 nhân viên tín dụng vừa kết thúc quá
trình thử việc và đã ký hợp đồng chính thức.
Trình độ: toàn bộ nhân viên trong phòng đều có trình độ đại học chuyên
ngành kinh tế và ngân hàng.

đảm tiền vay, mua bảo hiểm cho tài sản và hoàn chỉnh các hồ sơ liên quan khác).
- Bước 5. Tiếp nhận, phong toả, quản lý tài sản bảo đảm tiền vay.
- Bước 6. Cập nhật Hồ sơ tín dụng bằng văn bản và bằng dữ liệu điện tử
trên máy tính.
- Bước 7. Giải ngân khoản vay và hạch toán.
- Bước 8. Theo dõi, kiểm tra khoản vay và Khách hàng vay: Tình hình sử
dụng vốn vay, tổ chức hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, tài sản bảo đảm
tiền vay.
- Bước 9. Thu hồi nợ gốc, lãi và phí cho vay.
- Bước 10. Xem xét xử lý những khoản vay có vấn đề.
- Bước 11. Giải tỏa tài sản bảo đảm tiền vay.
- Bước 12. Thống kê, báo cáo tín dụng.
- Bước 13. Tất toán khoản vay và lưu giữ Hồ sơ tín dụng.
4.3. Thực trạng quản lý hoạt động tín dụng tại bộ phận khách hàng doanh nghiệp.
Hiện nay phòng tín dụng KHDN của SGD vẫn tập trung vào nhóm khách
hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện có của sở, như: công ty Cổ Phần đầu tư
& xây dựng Huy Hòa, công ty CP dinh dưỡng Quốc tế, công ty TNHH nhựa
Phương Anh, công ty CP vận tải Vinaconex, công ty TNHH FC, công ty TNHH
Quốc Minh
Hoạt động tín dụng của phòng được chia làm 2 mảng lớn, là hoạt động cho
vay và hoạt động thu nợ.
Trong đó công việc được bố trí như sau:
- Nhân viên tín dụng: toàn bộ nhân viên tín dụng của phòng cùng trưởng
phòng chịu trách nhiệm thẩm định tài sản và quyết định cho vay và thu hồi nợ với
những hợp đồng vay có giá trị dưới 800tr VND, sau đó trình lên ban giám đốc.
- Nhân viên hỗ trợ và kiểm soát tín dụng thực hiện các công việc nghiệp vụ
21
B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp
ngân hàng tại văn phòng, hỗ trợ, cung cấp thông tin cần thiết cho cán bộ tín dụng.
Toàn bộ hoạt động kinh doanh của phòng do trưởng phòng và Giám đốc sở

• Phòng KHDN có thể kêu gọi người bảo lãnh cho các doanh nghiệp như
22
B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp
các cổ đông chủ chốt của Ngân Hàng TMCP Hàng Hải.
• Cán bộ tín dụng có thể tư vấn cho doanh nghiệp trong việc tìm ra chiến
lược kinh doanh mới, việc làm này sẽ giúp đôi bên cùng có lợi, vừa giảm rủi ro cho
SGD, vừa giảm nguy cơ mất khả năng thanh toán của khách hàng
 Về phía phòng tín dụng khách hàng doanh nghiệp:
• Thực hiện tính chi phí kinh doanh cùng với chế độ kế toán tài chính, lấy
cơ sở tính chi phí kinh doanh làm cơ sở cho việc ra quyết định cũng như việc đánh
giá hiệu quả làm việc tại nơi làm việc.
• Tích cực thực hiện tuyên truyền cho các cán bộ, nhân viên trong phòng
về vấn đề chi phí kinh doanh, làm rõ việc tiết kiệm và quản lý chi phí kinh doanh
không chỉ là nhiệm vụ của những nhà quản trị mà còn là trách nhiệm của mỗi người
trong phòng. Từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc tiết
kiệm nguồn lực, cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
• Trưởng phòng cần có những biện pháp quản lý sát sao hơn nữa, để nhân
viên trong phòng tự giác làm việc hơn nữa, đặc biệt là những hôm vắng mặt trưởng
phòng.
23
B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp
KẾT LUẬN
Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam hiện được đánh giá là
ngân hàng TMCP lớn và được Ngân Hàng Nhà nước xếp hạng A. Hiện tại MSB đã
là thành viên của nhiều tổ chức Ngân hàng trong nước cũng như quốc tế như Hiệp
Hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, Tổ chức Thanh toán toàn
cầu SWIFT,… Với số vốn điều lệ không ngừng tăng lên, mạng lưới được mở rộng
đến các trung tâm kinh tế lớn của đất nước như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng,
Đà Nẵng, Quảng Ninh, Cần Thơ, Vũng Tàu, Nha Trang,… MSB đang bước vào một
giai đoạn phát triển mới với vị thế của một ngân hàng đa năng, hiện đại. Bên cạnh


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status