Phân tích tình hình hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín- chi nhánh an giang - Pdf 10

ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
VƯƠNG NGỌC SẬM
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
THƯƠNG TÍN- CHI NHÁNH AN GIANG
Chuyên ngành : Kinh Tế Đối Ngoại
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Long Xuyên, tháng 6 năm 2008
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
THƯƠNG TÍN- CHI NHÁNH AN GIANG
Chuyên ngành : Kinh Tế Đối Ngoại
Sinh viên thực hiện : VƯƠNG NGỌC SẬM
Lớp : DH5KD Mã số Sv: DKD041631
Người hướng dẫn : Ths. BÙI VĂN ĐẠO
Long Xuyên, tháng 6 - năm 2008
KHÓA LUẬN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẠI HỌC AN GIANG
Người hướng dẫn: Ths.Bùi Văn Đạo
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 1: …………………
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 2: ……………….
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Khoá luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm và bảo vệ khóa luận
Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh ngày 27 tháng 06 năm 2008


Phân tích tình hình hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank An Giang
TÓM TẮT
Trong bối cảnh tình hình tài chính trong nước đang có nhiều biến động: lạm phát
tăng cao, giá cả các mặt hàng gia tăng,… Bên cạnh đó, với việc điều chỉnh lãi suất cơ
bản của Ngân Hàng Nhà Nước trong thời gian gần đây càng làm cho tình hình tài chính
trong nước có chiều hướng phát triển rất khó dự đoán.
Với sự điều chỉnh trên của Ngân Hàng Nhà Nước nhằm mục đích điều hoà lại
nguồn vốn cũng như hạn chế lượng tiền mặt trong lưu thông. Để có thể thực hiện tốt
chức năng này thì cần phải có sự góp sức của các ngân hàng nói chung và ngân hàng
TMCP Sài Gòn Thương Tín- Chi nhánh An Giang nói riêng, với công việc cụ thể là các
ngân hàng thắt chặt tín dụng và tăng lãi suất huy động vốn nhằm hạn chế bớt lượng tiền
mặt trong lưu thông, góp phần làm giảm tỷ lệ lạm phát, bình ổn giá cả thị trường.
Để làm tốt được điều này, ngoài việc phải tăng lãi suất huy động vốn vừa đảm bảo
được lợi nhuận vừa thu hút được lượng tiền gửi của khách hàng so với ngân hàng khác.
Bên cạnh đó, ngân hàng còn phải quản lý tốt các hoạt động tín dụng và hạn chế rủi ro tín
dụng. Để làm tốt được cả hai việc trên thì ngân hàng một mặt phải nghiên cứu tình hình
hiện tại của thị trường và các chính sách của Ngân Hàng Nhà Nước cũng như của Tỉnh.
Mặt khác, các ngân hàng cũng cần đánh giá lại hoạt động của chính ngân hàng mình
trong những năm qua nhất là đối với các ngân hàng chỉ vừa mới thành lập hơn hai năm
như Sacombank An Giang
Đề tài phân tích tình hình hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Sài Gòn Thương Tín- Chi nhánh An Giang với mục tiêu là làm rõ tình hình hoạt
động tín dụng tại Sacombank An Giang bao gồm việc làm rõ nguyên nhân tăng giảm
thông qua việc phân tích dư nợ, doanh số cho vay và doanh số thu nợ, cũng như là rõ
những nguyên nhân làm gai tăng nợ quá hạn tại Chi nhánh. Từ đó, đề ra các giải pháp
góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng cho Chi nhánh
Đề tài tập trung làm rõ các vấn đề sau trong giai đoạn 2005-2007:
• Phân tích hoạt động tín dụng gồm các nội dung:
 Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân

TCTD Tổ Chức Tín Dụng
TMCP Thương Mại Cổ Phần
NHTMQD Ngân hàng Thương Mại Quốc Doanh
DPRR Dự Phòng Rủi Ro
HS Hồ sơ
HĐ Hợp đồng
TSBĐ Tài Sản Bảo Đảm
XLRR Xử lý rủi ro
TL RRTD Tỷ lệ rủi ro tín dụng
Hệ số TN Hệ số thu nợ
CV SXKD Cho vay sản xuất kinh doanh
T.Thường Thông thường
MRTLĐB Mở rộng tỷ lệ đảm bảo
SXKD Sản xuất kinh doanh
CVTD, BĐS Cho vay tiêu dùng, Bất Động Sản
CV MS, SCN Cho vay mua sắm, sửa chữa nhà
CV CCSTG Cho vay cầm cố sổ tiền gởi
CV CBCNV Cho vay Cán Bộ Công Nhân Viên
CV Khác Cho vay khác
CN Cá nhân
DN Doanh nghiệp
DN Dư nợ
DSCV Doanh số cho vay
DSTN Doanh số thu nợ
NQH Nợ quá hạn
AG An Giang
CP Châu Phú
ĐT Đồng Tháp
SVTH: Vương Ngọc Sậm_Lớp DH5KD Trang iii


1.2. Mục tiêu và Phạm vi nghiên cứu:
Mục tiêu: Thông qua các hoạt động tín dụng trong những năm qua cụ thể là từ năm
2005 đến năm 2007 tại Sacombank An Giang, ta có thể nhận định được tình hình tín dụng
cũng như các rủi ro tín dụng của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Chi Nhánh An
Giang. Bên cạnh đó, thông qua các báo cáo tín dụng nhằm tìm hiểu xem một số vấn đề
sau:
• Phân tích các hoạt động tín dụng theo từng tiêu chí
• Phân tích các rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng, từ đó xác định các
nguyên nhân dẫn đến các rủi ro trên tại Sacombank A Giang.
• Đưa ra các kiến nghị, biện pháp nhằm góp phần giảm thiểu các rủi ro trong
hoạt động tín dụng.
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: do hạn chế về thời gian cũng như
kiến thức về các hoạt động của ngân hàng cụ thể là trong hoạt động tín dụng nên em chỉ
SVTH: Vương Ngọc Sậm_Lớp DH5KD Trang 1
Trang 1
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank An Giang
tập trung vào việc phân tích tình hình hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng từ năm 2005
đến năm 2007
1.3. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu định tính:
Phỏng vấn lấy ý kiến về các hoạt động tín dụng tại ngân hàng thông qua các
đối tượng khác nhau: Nhân viên tín dụng, Khách hàng, Phó phòng phụ trách
Phòng Hỗ trợ, Trưởng phòng tín dụng,....
Nghiên cứu định lượng:
• Thông qua các số liệu trong các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng
tổng kết tình hình kinh doanh, tình hình nguồn vốn, các báo cáo tín dụng, từ
đó xác định ra phần trăm các nguồn vốn, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
trong gần ba năm qua bằng phương pháp phân tích;
• Bằng phương pháp so sánh nhằm tìm ra các tác nhân tác động đến tình hình
cấp tín dụng tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Chi Nhánh An

- Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các
doanh nghiệp.
- Tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp nước ngoài.
• Chức năng của tín dụng
- Tập trung phân phối vốn tiền tệ
- Tiết kiệm được lượng tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội
- Giám đốc bằng tiền đối với hoạt động kinh tế xã hội.
• Các hình thức tín dụng:
- Cho vay: là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách
hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thoả
thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi
- Chiết khấu: là hình thức cấp tín dụng theo đó các tổ chức tín dụng nhận các
chứng từ có giá và trao cho khách hàng một số tiền bằng mệnh giá của chứng
từ nhận chiết khấu trừ đi phần lợi nhuận và chi phí mà ngân hàng được hưởng
- Bảo lãnh: là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với
bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay
cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
- Cho thuê tài chính
- Tài trợ xuất nhập khẩu
• Các loại hình tín dụng:
- Dựa vào mục đích sử dụng của tín dụng gồm:
 Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp
 Cho vay tiêu dùng cá nhân
 Cho vay bất động sản
SVTH: Vương Ngọc Sậm_Lớp DH5KD Trang 3
Trang 3
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank An Giang
 Cho vay nông nghiệp
 Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu

khoản đi vay hoặc cho vay theo lãi suất thả nổi
- Rủi ro tỷ giá: là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá
trị kỳ vọng trong tương lai. Rủi ro tỷ giá có thể phát sinh trong nhiều hoạt động
khác nhau của ngân hàng
- Rủi ro thuần tuý (rủi ro khách quan): là loại rủi ro biến động thị trường ngoài
khả năng dự báo của ngân hàng, và người vay như: thiên tai, địch hoạ, hỏa
hoạn… làm thiệt hại đến tài sản của ngân hàng.
SVTH: Vương Ngọc Sậm_Lớp DH5KD Trang 4
Trang 4
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank An Giang
- Rủi ro tín dụng: được mô tả như là một ảnh hưởng bất lợi cho người cho vay
do một số người mắc nợ không có khả năng chi trả nợ vay cho người cho vay,
thể hiện qua một số tiêu chí sau:
 Thủ tục đảm bảo tiền vay, thủ tục nhận nợ vay không đúng theo quy
định dẫn đến hợp đồng tín dụng bị vô hiệu
 Mất thời hiệu khởi kiện và hết thời hiệu yêu cầu thi hành án
 Định giá tài sản không chính xác, cao hơn giá trị thị trường dẫn đến việc
phát mãi tài sản thu hồi nợ gốc không đủ khi khách hàng không trả được
nợ vay
 Nguồn thu nhập hoàn trả nợ của khách hàng bị suy giảm trong khi giá trị
tài sản đảm bảo cũng suy giảm theo thời gian (thông thường tài sản đảm
bảo là máy móc thiết bị hoặc hàng hoá cầm cố…)
 Tài sản đảm bảo nằm trong khu quy hoạch giải toả do công tác xác
minh, thẩm định không đến nơi đến chốn
 Trường hợp vay ké, vay giùm đối với các đơn vị liên kết (người vay
không phải là giáo viên của đơn vị liên kết).
- Rủi ro về nguồn vốn:
 Rủi ro thừa nguồn vốn: khi có nhiều “tài sản có” không ở dạng trực tiếp
hay gián tiếp có khả năng sinh lời để bù đắp chi phí huy động vốn. Rủi
ro thừa vốn thường thể hiện dưới hình thức ứ đọng.

Doanh số thu nợ
Doanh số cho vay
x 100%
Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kỳ kinh doanh, một đồng doanh số
cho vay của ngân hàng sẽ thu hồi được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số này càng
lớn thể hiện ngân hàng quản lý nợ tốt và hiệu quả.
Chương 3. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
3.1. Vài nét về:
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Sacombank thành lập ngày 21/12/1991 trên
cơ sở chuyển thể và sáp nhập từ Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp và ba hợp tác xã
tín dụng: Tân Bình – Thành Công - Lữ Gia tại Thành phố Hồ Chí Minh với các nhiệm vụ
chính là huy động vốn, cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ ngân hàng. Vốn điều lệ của
Sacombank tại thời điểm năm 1991 là 03 tỉ đồng và ngân hàng hoạt động chủ yếu tại các
quận vùng ven TP. HCM
Sau 17 năm hoạt động, Sacombank vươn lên dẫn đầu khối ngân hàng TMCP tại Việt
Nam về tốc độ tăng trưởng với tỷ lệ hơn 50%/năm, về vốn điều lệ với 4.449 tỷ đồng và
về mạng lưới hoạt động với trên 210 chi nhánh và phòng giao dịch tại 44 tỉnh thành trong
cả nước. Ngoài ra, Sacombank còn có quan hệ với gần 9.700 đại lý của 251 ngân hàng tại
91 quốc gia và lãnh thổ. Mục tiêu đến năm 2010, Sacombank sẽ có mặt tại tất cả các tỉnh
thành trong cả nước với số lượng khoảng 350 điểm giao dịch và tiến tới mở rộng hoạt
động ở nước ngoài (Trung Quốc, Lào, Campuchia).
Sacombank đã được 3 tập đoàn tài chính quốc tế góp vốn cổ phần và chia sẽ kinh
nghiệm quản trị điều hành gồm: Công ty Tài Chính Quốc Tế - IFC trực thuộc ngân hàng
Thế Giới (World Bank), Tập đoàn tài chính Dragon Financial Holdings thuộc Anh Quốc
và Ngân hàng Australia và New Zealand (ANZ). Ngoài ba cổ đông nước ngoài và các đối
tác chiến lược trong nước, Sacombank là ngân hàng có số lượng cổ đông đại chúng lớn
nhất Việt Nam với gần 51.000 cổ đông
Sacombank hiện có hệ thống công ty con hoạt động trong nhiều ngành nghề khác
nhau như: Kiều hối (SacomRex), Chứng khoán (Sacombank Securities), Cho thuê tài
chính (SacombankLeasing), Quản lý nợ và khai thác tài sản (Sacombank- AMC). Ngoài

rộng mạng lưới hoạt động và hiện đại hoá công nghệ ngân hàng; đồng thời tăng nhanh
quy mô nguồn vốn huy động, đẩy nhanh nhịp độ phát triển và đa dạng hoá các dịch vụ
ngân hàng phi truyền thống, nhất là các dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại. Mục tiêu
chung của chiến lược phát triển là phải đạt được những giá trị cốt lõi: Ngân hàng phát
triển nhanh, ổn định và bền vững trên cơ sở đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu giao dịch
tài chính của khách hàng; đảm bảo được các lợi ích cộng đồng và xã hội; tạo ra nhiều giá
trị gia tăng cho khách hàng, cổ đông và các nhà đầu tư; tăng thu nhập cho cán bộ nhân
viên.
3.2. Vài nét sơ lược về Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Chi
Nhánh An Giang (Sacombank An Giang)
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Chi nhánh cấp 1 An Giang được hình thành
trên cơ sở chuyển thể và nâng cấp từ văn phòng đại diện An Giang (có mặt từ tháng
11/2001), chính thức đi vào hoạt động (theo công văn số 66 của Chủ Tịch Hội Đồng
Quản Trị) vào ngày 03/08/2005 trên cơ sở văn phòng Đại Diện Và Tổ Tín Dụng An
Giang (trực thuộc Chi nhánh Cần Thơ) với nhân sự ban đầu là 10 người, là chi nhánh thứ
100 trong hệ thống Sacombank theo công văn thứ 143/NHNN ngày 22/02/2005 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam
Tính đến ngày 29/02/2008, ngoài trụ sở chi nhánh đặt tại Thành phố Long Xuyên còn
có 05 phòng giao dịch là Phòng Giao Dịch Tân Châu (thành lập tháng 06/2006), Phòng
Giao Dịch Châu Phú (thành lập tháng 11/2006), Phòng Giao Dịch Núi Sam , Phòng Giao
Dịch Châu Đốc (thành lập tháng 08/2007), Phòng Giao Dịch Chợ Mới (thành lập tháng
02/2008)
Sau hơn 2 năm hoạt động, bằng chính sự quyết tâm phấn đấu và nổ lực không mệt
mỏi của tập thể cán bộ công nhân viên Chi nhánh An Giang, Sacombank An Giang đã
từng bước cũng cố ổn định và gặt hái được nhiều thành tựu rất đáng kể: là Chi nhánh có
mức tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Miền Tây Nam Bộ (xếp loại là 1 trong 3 chi
nhánh đầu đàn khu vực). Được khách hàng đánh giá là một trong những ngân hàng có
cung cách phục vụ tốt nhất tại địa phương. Đặc biệt trong năm 2006, Sacombank An
Giang đã nhận được bằng khen của UBND tỉnh An Giang và bằng khen của Công An
tỉnh An Giang.

có bước chuẩn bị trong việc thực hiện kế hoạch năm 2007 và sớm đưa nhanh cho các
PGD hiện có cùng với việc thúc đẩy nhanh công tác thành lập các PGD tại các huyện thị
trọng điểm trong địa bàn An Giang, trong năm 2007 tổng 3 PGD góp lợi nhuận ước
khoảng hơn 40% tổng lợi nhuận đạt được của cả chi nhánh bên cạnh đó 3 tháng cuối năm
tốc độ tăng trưởng (kể cả huy động lẫn cho vay) của chi nhánh đạt rất cao nên đã góp
phần rất lớn vào việc hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra
Mục tiêu - Phương hướng kinh doanh của Sacombank An Giang
giai đoạn 2008-2010
Huy động vốn: năm 2008 ước đạt 580 tỷ đồng chiếm 8.5% thị phần địa bàn, với 9000
khách hàng, đến năm 2010 ước đạt 1.800 tỷ đồng chiếm 10% thị phần địa bàn, với 14000
khách hàng.
Cho vay: năm 2008 ước đạt 900 tỷ đồng chiếm 7% thị phần địa bàn, với 13000 khách
hàng, đến 2010 ước đạt 1.500 tỷ đồng chiếm 10% thị phần địa bàn, với 28000 khách hàng.
Doanh số TTQT: năm 2008 ước đạt 20 triệu USD chiếm 3% thị phần địa bàn, với 01
khách hàng, đến năm 2010 ước đạt 40 triệu USD chiếm 5% thị phần địa bàn, với 10 khách
hàng.
Thu phí dịch vụ: năm 2008 ước đạt 3 tỷ đồng và đến năm 2010 ước đạt 5 tỷ đồng
chiếm 112.5% lợi nhuận.
SVTH: Vương Ngọc Sậm_Lớp DH5KD Trang 8
Trang 8
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank An Giang
Lợi nhuận trước DPRR: năm 2008 ước đạt 22 tỷ đồng, đến năm 2010 ước đạt 40 tỷ
đồng.
Xếp loại chi nhánh: chi nhánh phấn đấu đến 30/06/2008 được tăng hạng lên loại 03 và
đến năm 2010 là loại 02.
SVTH: Vương Ngọc Sậm_Lớp DH5KD Trang 9
Trang 9
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank An Giang
3.3. Sơ đồ tổ chức của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Chi Nhánh An Giang (Sacombank An Giang)
(Nguồn: Phòng Hành chính- Quản Trị)

Tiếp thị CN
Bộ phận
Tiếp thị DN
Bộ phận
Thẩm định DN
Bộ phận
Thẩm định CN
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank An Giang
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban.
1. Phòng doanh nghiệp
1.1. Tiếp thị doanh nghiệp
− Quản lý, thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể như: đánh giá về
tình hình thị trường và địa bàn định kỳ để phản hồi về cho phòng tiếp thị và phát
triển sản phẩm doanh nghiệp tham mưu cho Ban lãnh đạo Chi nhánh, hỗ trợ các
đơn vị trực thuộc Chi nhánh thực hiện các chỉ tiêu bán hàng,…
− Tiếp thị và quản lý khách hàng như: xây dựng, thực hiện kế hoạch tiếp thị khách
hàng, trực tiếp tiếp thị khách hàng hoặc tiếp thị theo yêu cầu của đơn vị trực thuộc
Chi nhánh, triển khai thực hiện các chương trình, sự kiện quảng cáo cho các sản
phẩm dịch vụ,…
− Chăm sóc khách hàng doanh nghiệp như: triển khai chương trình tập huấn, huấn
luyện kỹ năng chăm sóc khách hàng cho đơn vị trực thuộc,…
− Thực hiện thủ tục khi khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ và hướng dẫn khách
hàng đến quầy giao dịch liên quan.
− Quản lý kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các bộ phận tại đơn vị trực thuộc Chi nhánh
trong mảng chức năng được giao,…
1.2. Thẩm định doanh nghiệp
− Thẩm định các hồ sơ cấp tín dụng (trừ hồ sơ cấp tín dụng mang tính chất dự án
theo quy định của Ngân hàng) như: phối hợp với Bộ phận Tiếp thị trong quá trình
tiếp xúc khách hàng để xác minh tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng quản
lý của khách hàng, nghiên cứu hồ sơ, phương án vay vốn và tài sản đảm bảo của

− Hoàn chỉnh hồ sơ và lập thủ tục giải ngân, thu phí (nếu có): hợp đồng tín dụng,
hợp đồng bảo đảm, giấy nhận nợ; tiếp nhận bản chính giấy tờ sở hữu tài sản
đảm bảo và các giấy tờ có liên quan
− Tham gia cùng với bộ phận thẩm định doanh nghiệp/cá nhân kiểm tra sử dụng
vốn định kỳ và đột xuất sau khi cho vay đối với khách hàng có nợ xấu
− Lập thủ tục giải chấp tài sản bảo đảm: kiểm soát tình hình dư nợ trước khi lập
giấy giải chấp; hoàn trả bản chính giấy tờ sở hữu tài sản đảm bảo cho khách
hàng
− Kiểm soát hồ sơ cấp tín dụng tại các đơn vị trực thuộc chi nhánh theo quy định
của ngân hàng
C. Quản lý nợ
− Quản lý danh mục cho vay, bảo lãnh theo danh mục ngành nghề kinh doanh,
loại hình cho vay, hạn mức tín dụng,…. Theo chính sách tín dụng của ngân
hàng trong từng thời kỳ và đề xuất biện pháp thích hợp để hạn chế rủi ro, nâng
cao hiệu quả.
− Theo dõi và báo cáo cho Ban lãnh đạo Chi nhánh, thông báo cho phòng cá nhân/
doanh nghiệp về tình hình thu vốn, lãi của Chi nhánh và diễn biến của từng món
vay.
− Kiểm soát chặt chẽ tình hình nợ gia hạn, nợ quá hạn, đề xuất các biện pháp cụ
thể để giảm thiểu nợ quá hạn, nợ không thu được lãi
− Đề xuất biện pháp thực hiện việc thu nợ đối với các khoản nợ trễ hạn, nợ quá
hạn, nợ xấu.
− Thực hiện các báo cáo định kỳ và đột xuất sau: tình hình nợ đến hạn trong 10
ngày kế tiếp; nợ trễ hạn; nợ được gia hạn; nợ quá hạn đến 03 tháng, 06 tháng,
09 tháng, 12 tháng, trên 12 tháng; danh mục cho vay theo ngành nghề, theo loại
khách hàng, theo lãi suất, theo hạn mức và một số báo cáo khác có liên quan
đến tín dụng.
− Lập kế hoạch nợ quá hạn, kế hoạch dự phòng rủi ro và theo dõi thực hiện.
SVTH: Vương Ngọc Sậm_Lớp DH5KD Trang 12


C. Chức năng khác
− Lập chứng từ kế toán có liên quan đến công việc do bộ phận phụ trách
− Quản lý và lưu trữ hồ sơ thanh toán quốc tế theo quy định
− Triển khai thực hiện các phần công việc trong các quy trình tác nghiệp liên quan
đến chức năng của bộ phận
− Tham gia thực hiện các phần công việc trong các quy trình có liên quan đến bộ
phận
SVTH: Vương Ngọc Sậm_Lớp DH5KD Trang 13

Trang 13 tr
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank An Giang
− Lập bảng phân công cho các nhân sự để thực hiện các nhiệm vụ trên
SVTH: Vương Ngọc Sậm_Lớp DH5KD Trang 14

Trang 14 tr
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank An Giang
3.2.3. Xử lý giao dịch
− Thực hiện các nghiệp vụ tiền gửi thanh toán và các dịch vụ có liên quan đến tài
khoản tiền gửi thanh toán theo yêu cầu của khách hàng…
− Thực hiện các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm: huy động tiết kiệm dân cư, cho vay
cầm cố sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi của ngân hàng và các dịch vụ khác có
liên quan đến tài khoản tiền gửi tiết kiệm theo yêu cầu của khách hàng.
− Thực hiện các nghiệp vụ kế toán tiền vay liên quan đến việc thu nợ
− Thực hiện các nghiệp vụ: chuyển tiền nhanh nội địa, chi trả kiều hối và chi trả
chuyển tiền phí mậu dịch.
− Thực hiện thu đổi ngoại tệ tiền mặt, séc du lịch và thanh toán các loại thẻ quốc
tế.
− Thực hiện các tác nghiệp và thẻ được giao.
− Thực hiện các tác nghiệp liên quan đến vốn cổ phần theo sự phân công
− Thu chi tiền mặt theo đúng nhiệm vụ quy định của từng giao dịch viên


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status