Tài liệu PHÂN TÍCH TÁC PHẨM “ĐỜI THỪA” CỦA NAM CAO – NGUYỄN HOÀNH KHUNG - Pdf 10

PHÂN TÍCH TÁC PHẨM “ĐỜI THỪA” CỦA
NAM CAO – NGUYỄN HOÀNH KHUNG
Đời thừa là truyện về một nhà văn nghèo bất đắc dĩ. Đề tài ấy không thật mới:
đương thời, đã cóMực mài nước mắt (Lan Khai), Nợ văn (Lãng Tử), nhiều trang tuỳ
bút của Nguyễn Tuân, nhiều vần thơ của Tản Đà, Nguyễn Vỹ, Trần Huyền Trân…,
hai câu thơ rất quen thuộc của Xuân Diệu: “Nỗi đời cơ cực đang giơ vuốt – Cơm áo
không đùa với khách thơ”… Tất cả đều đã nói thấm thía về cảnh nghèo túng đáng
thương của người cầm bút.
Đời thừa cũng như một số sáng tác của Nam Cao gần gũi với nó về đề tài,
giọng điệu, tư tưởng:Trăng sáng, Nước mắt, Sống mòn… – đã ghi lại chân thật hình
ảnh buồn thảm của người tri thức tiểu tư sản nghèo. Tuy không đến nỗi quá đen tối,
“tối như mực” lắm khi “đen quánh lại” – chữ dùng của Nguyễn Tuân -, như cuộc sống
của quần chúng lao động thường xuyên đói rét thê thảm, nhưng cuộc sống của những
người “lao động áo trắng”, những “vô sản đeo cổ cồn” đó cũng toàn một màu xám
nhức nhối: “không tối đen mà xam xám nhờ nhờ” (Xuân Diệu). Vì nghèo túng triền
miên, vì “chết mòn” về tinh thần.
Trong bức tranh chung về cuộc sống người tiểu tư sản nghèo, Nam Cao đã góp
vào những nét bút rất mực chân thật và sắc sảo, làm cho hình ảnh vừa bi vừa hài của
lớp người này trở nên đầy ám ảnh.
Trong mảng sáng tác về đề tài tiểu tư sản của Nam Cao, Đời thừa có một vị trí
đặc biệt. Cũng như tiểu thuyết Sống mòn, Đời thừa là sự tổng hợp của ngòi bút Nam
Cao trong đề tài tiểu tư sản, là tác phẩm đã thể hiện khá hoàn chỉnh tư tưởng nghệ
thuật cơ bản của nhà văn. Có điều, trong khuôn khổ truyện ngắn, sự tổng hợp ấy
không xảy ra trên bề rộng mà chủ yếu tập trung đi vào bề sâu.
Giá trị của Đời thừa không phải chỉ ở chỗ đã miêu tả chân thật cuộc sống
nghèo khổ, bế tắc của người trí thức tiểu tư sản nghèo, đã viết về người tiểu tư sản
không phải với ngòi bút vuốt ve, thi vị hoá, mà còn vạch ra cả những thói xấu của họ
v.v…

Có lẽ trong văn học đương thời, không ai ngoài Nam Cao đã đặt ra vấn đề cá
nhân một cách đúng đắn và tiến bộ như vậy.
Nhưng cái xã hội ấy nếu kích thích sự thức tỉnh ý thức cá nhân thì đồng thời, đã
đẩy cá nhân vào tình trạng bị đè bẹp. Đó là tất cả tấn bi kịch đang diễn ra ngấm ngầm
trong đời sống tinh thần thế hệ 1930 khi đó.
“Hoài bão lớn” mà Hộ quyết đạt tới bằng một ý chí phi thường đã không thể
thực hiện được. Hộ gặp Từ giữa lúc người con gái bất hạnh đó đang “đau đớn không
bờ bến”: bị một gã Sở Khanh bỏ rơi với đứa bé mới đẻ… Hộ đã “cuối xuống nỗi đau
khổ của Từ (…) mở rộng đôi cánh tay đón lấy Từ”. Trước số phận đau khổ của con
gnười, anh không còn có thể coi “nghệ thuật là tất cả” mà đã hành động như một con
người chân chính. Nhưng điều đó đã gây nên nguy cơ phá hỏng sự nghiệp của anh. Từ
khi “ghép cuộc đời của Từ vào cuộc đời của hắn, hắn có cả một gia đình phải chăm
lo”. Hộ không thể “khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất” như trước đây, mà trái
lại, phải ra sức kiếm tiền. Và “những bận rộn tẹp nhẹp, vô nghĩa lí nhưng không thể
không nghĩ tới, ngốn một phần lớn thì giờ của hắn”. Nhưng không phải chỉ thì giờ.
Vì phải kiếm tiền – trong điều kiện, khả năng của Hộ, cách kiếm tiền duy nhất
là sáng tác – Hộ không thể viết thận trọng, nghiêm túc theo yêu cầu của nghệ thuật
chân chính. Anh “phải cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng (…) phải viết những bài
báo để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc”. Đây là điều vô cùng đau đớn với một
người như Hộ. Không phải anh không được viết, mà là phải viết thứ văn chương mà
một người có lí tưởng nghệ thuật cao đẹp, có lương tâm nghề nghiệp, có khát vọng
vươn tới đỉnh cao nghệ thụât như anh, không thể nào chấp nhận được. Thế là, Hộ đã
phản bội lại chính mình. Nhà văn chân chính nơi anh cảm thấy hết sức đau đớn, nhục
nhã chứng kiến gã “bất lương”, “đê tiện” cũng chính là anh đang làm thứ hàng giả:
“Chao ôi! Hắn đã viết những gì? Toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo, gợi những tình cảm
rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý rất thông thường quấy loãng trong một thứ văn bằng
phẳng và quá ư dễ dãi. Hắn chẳng đem một chút mới lạ gì đến cho văn chương”.
Là người hiểu rất rõ viết văn là một hoạt động sáng tạo không ngừng, phải
“khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”, Hộ cay đắng nhận
ra rằng mình “là một kẻ vô ích, một người thừa”, bởi vì, “hắn chẳng đem một chút

Trước mắt Hộ, có một con đường giải thoát: thoát li vợ con. Có thế anh mới có
thể rảnh rang theo đuổi sự nghiệp văn chương là lẽ sống của đời anh. Tức là để đạt
được “hoài bão lớn”, thực hiện được lí tưởng mà anh hằng say mê, anh phải tự gỡ bỏ
sợi dây ràng buộc của tình thương. Đã có cả một triết lí cao siêu, đầy hấp dẫn bênh
vực, khuyến khích anh làm điều đó. Một triết gia nổi tiếng phương Tây đã ném ra câu
nói hùng hồn: “Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ”. Câu nói có giọng
điệu của chủ nghĩa siêu nhân của Nitsơ, tư tưởng gia tiền bối của chủ nghĩa phát xít
đó, không phải không có sức hấp dẫn đối với những kẻ đang khát khao “sống cho
mạnh mẽ”, khao khát khẳng định cá nhân như Hộ.
Nhưng mặc dù nỗi đau đớn vì “đời thừa” to lớn đến đâu, nỗi mong mỏi được
giải thoát mãnh liệt đến đâu. Hộ vẫn không thể lựa chọn cách giải quyết ấy. Bởi vì,
thoát li vợ con để rảnh thân – dù là vì gì chăng nữa – vẫn cứ là tàn nhẫn, vứt bỏ lòng
thương. “Hắn có thể hi sinh tình yêu, thứ tình yêu vị kỉ đi; nhưng hắn không thể bỏ
lòng thương; có lẽ hắn nhu nhược, hèn nhát, tầm thường, nhưng hắn vẫn còn được là
người”. Như vậy là, với Hộ, tình thương là tiêu chuẩn xác định tư cách làm người;
không có tình thương, con người chỉ là “một thứ quái vật bị sai khiến bởi lòng tự ái”.
Khi cuộc đời tàn nhẫn buộc anh phải lựa chọn một trong hai thứ: nghệ thuật và tình
thương, anh đã hi sinh nghệ thuật để giữ lấy tình thương, hi sinh lẽ sống thứ nhất cho
lẽ sống thứ hai, dù đây là sự hi sinh quá lớn đối với anh. Như vậy là, một lần nữa,
người nghệ sĩ say mê lí tưởng nghệ thuật, có thể hi sinh tất cả cho nghệ thuật ấy, đã hi
sinh nghệ thuật cho tình thương, cái mà anh còn thấy cao hơn cả nghệ thuật. Việc dứt
khoát đặt tình thương, trách nhiệm đối với con người lên trên nghệ thuật như vậy,
cũng như lời phát biểu của Hộ về thế nào là một tác phẩm văn chương “thật giá trị”
cho thấy cái gốc nhân đạo sâu vững của nhà văn lớn Nam Cao.
Sự lựa chọn của Hộ ở đây khó khăn, phức tạp và cao hơn sự lựa chọn của Điền
trong Trăng sáng. Ở Điền là sự lựa chọn giữa hai con đường nghệ thuật: lãng mạn
thoát li và hiện thực nhân đạo; lựa chọn giữa hai lối sống: hưởng lạc, phù phiếm, chạy
theo sự quyến rũ của những “người đàn bà nhàn nhã ngả mình trên những cái ghế xích
đu, nhún nhẩy”, phản bội lại vợ con và tất cả những người nghèo khổ lam lũ lầm than,
hay trở về chỗ đứng giữa họ, chung thuỷ với họ. Từ bỏ nghệ thuật lãng mạn thoát li để

Hộ chỉ càng nung nấu thêm tâm sự u sầu: “Hắn lặng lẽ nghĩ đến cái tác phẩm dự định
từ mấy năm nay để mà chán ngán. Hắn thừ mặt ra như một kẻ phải đi đày, một buổi
chiều âm thầm kia, ngồi trong một làn khói nặng u buồn mà nhớ quê hương (…) Lòng
hắn rũ buồn”…
Như một thông lệ, người nghệ sĩ bất đắc chí ấy tìm đến sự giải sầu giải uất
trong men rượu. Nhưng cả rượu cũng chẳng làm vơi đi mà chỉ như càng làm cho anh
thấm thía thêm nỗi khổ sở đắng cay của mình. Và anh trút nó vào vợ con mà anh thấy
là nguồn gốc trực tiếp của tình cảnh bế tắc của đời anh. Con người giàu tình thương,
đã từng hi sinh những gì quý giá, thiêng liêng của mình cho tình thương và trách
nhiệm đối với vợ con đó, đã hơn một lần đối xử phũ phàng thô bạo với vợ con mình,
như một gã vô lại. Anh đã gây khổ cho người vợ rất đáng thương, “rất ngoan, rất phục
tùng, rất tận tâm” đối với anh và cũng khổ sở không kém gì anh. Tức là anh đã vi
phạm vào nguyên tắc, đạo lí làm người cao nhất của chính mình.
Thành ra muốn “nâng cao giá trị sự sống” bằng cao vọng về sự nghiệp thì cứ
phải sống như một kẻ “vô ích”, một “người thừa”; chỉ còn cò thể cố giữ lấy tình
thương như là lẽ sống cuối cùng thì lại cứ tàn nhẫn, luôn gây khổ cho những người
cần được yêu thương, đáng được yêu thương.
Cái bi kịch thứ nhất – không thực hiện được hoài bão lớn – tuy rất đau đớn
nhưng còn lí do để an ủi: hi sinh sự nghiệp vì tình thương,c òn bi kịch thứ hai này – lẽ
sống tình thương bị vi phạm – thì không có gì an ủi, biện hộ được. Và nếu Hộ phải từ
bỏ con đường sự nghiệp là do áp lực của hoàn cảnh, thì sự vi phạm vào nguyên tắc
tình thương lại trực tiếp do bản thân anh. Vì thế mà nó chua xót vô cùng,. Tỉnh rượu,
nhớ lại hành vi của mình, Hộ hối hận tới đau đớn. Khi rón rén bước lại gần người vợ
đang nằm bế con ngủ mệt trên võng, nhận ra từ cái “dáng nằm thật là khó nhọc và khổ
não”, “cái tướng vất vả lộ ra cả đến trong giấc ngủ”, từ khuôn mặt xanh xao, có cạnh,
có đôi mắt thâm quầng, đến bàn tay “xanh trong xanh lọc”, “lủng củng rặt những
xương”…, tất cả đều “lộ một cái gì mềm yếu, một cái gì ẻo lả”, “một vẻ bạc mệnh,
một cái gì đau khổ và chật vật”, Hộ đã “khóc núc nở”, nước mắt “bật ra như nước một
quả chanh mà người ta bóp mạnh”… Anh đau đớn vì nghĩ đến lối cư xử tồi tệ của
mình đối với người vợ đáng phải được anh an ủi, che chở đó… Tiếng khóc của Hộ,

cách. Đó cũng là lời kêu cứu thống thiết: hãy bảo vệ tình thương để cứu lấy con
người, và con người hãy tự cứu lấy mình!
[…] Xây dựng nhân vật Hộ, Nam Cao không quan tâm đến việc khắc hoạ tính
cách bằng những nét cá tính độc đáo gây ấn tượng đậm – khác với đám nhân vật
trong Giông tố, Số đỏ, Tắt đèn và cả Chí Phèo. Ông tập trung đi sâu vào đời sống nội
tâm nhân vật và làm nổi bật bi kịch tinh thần của người trí thức đó. Và ở đây, nổi bật
sở trường miêu tả, phân tích tâm lí con người của nhà văn, nhất là khi miêu tả sự diễn
biến tâm lí và cho thấy quy luật tâm lí con người. Có thể nói, trong đội ngũ tác giả văn
xuôi đông đảo nhiều tài năng đương thời, chưa có ai có được ngòi bút tinh tế, sâu sắc
trong việc khám phá, thể hiện tâm lí như Nam Cao. Sức hấp dẫn nghệ thuật của Đời
thừa – và của mảng sáng tác về người tiểu tư sản của Nam Cao – một phần quan trọng
cũng là ở đó.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status