Một số giải pháp nhằm nâng cao quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty cổ phần phát triển công nghiệp gỗ xuất khẩu Nam Việt Hoàng - Pdf 10

LỜI MỞ ĐẦU
Trước xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới,
mỗi quốc gia dù lớn hay nhỏ cũng sẽ là một mắt xích không thể thiếu trong hệ
thống kinh tế thế giới. Những mắt xích này kết nối với nhau tạo ra hiệu quả
chung trong quá trình phát triển chính nhờ con đường ngoại thương. Có thể
nói ngoại thương đã, đang và sẽ trở thành lĩnh vực quan trọng thúc đẩy sự
phát triển kinh tế của các nước trong đó có Việt Nam. Từ khi thực hiện chính
sách đổi mới, Việt Nam đã thiết lập được nhiều mối quan hệ kinh tế, chính trị,
khoa học kỹ thuật,… với nhiều nước trên thế giới.
Thấy rõ được tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu đối với sự
phát triển của nền kinh tế, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã
quyết tâm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, không ngừng mở rộng và phân
công lao động hợp tác quốc tế ở trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật.
Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, chúng ta có thể tiếp thu
những công nghệ tiên tiến, khắc phục những yếu kém lạc hậu về mặt kỹ thuật,
công nghệ sản xuất, tạo sức mạnh cho xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
trong nước. Cũng như thông qua hoạt động xuất nhập khẩu cũng ta có cơ hội
giới thiệu sản phẩm của mình trên thị trường quốc tế và tạo uy tín trong kinh
doanh, phục vụ công cuộc Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước. Thực tế
cho thấy thương mại Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, bước
đầu góp phần tạo nên những biến đổi sâu sắc nền kinh tế nước ta và vị thế
mới trên trường quốc tế.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu,
các doanh nghiệp của Việt Nam cũng gặp phải không ít khó khăn do nhiều
nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan. Mà một trong số đó là những
bất cập trong quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu, làm chậm quá
trình xuất khẩu, giảm uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường
thế giới. Qua quá trình thực tập ở công ty cổ phần phát triển công nghiệp gỗ
1
xuất khẩu Nam Việt Hoàng, em nhận thấy trong công tác thực hiện hợp đồng
xuất khẩu của công ty vẫn còn những hạn chế nhất định. Chính vì vậy em đã

tra lại L/C một lần nữa sau khi nhận được L/C đã sửa chữa. Bên bán sẽ không
giao hàng cho người mua trong trường hợp L/C không phù hợp với hợp đồng
nhằm đảm bảo an toàn cho người xuất khẩu.
1.1.1.2. Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu và các chứng từ liên quan
Hiện nay Nhà nước đã ban hành cơ chế khuyến khích xuất khẩu, do
đó các doanh nghiệp không cần phải đi xin giấy phép xuất khẩu cho từng hợp
đồng như trước nữa. Điều này sẽ giúp giảm bớt thời gian và chi phí cho các
doanh nghiệp rất nhiều.
Khâu chuẩn bị giao hàng là một giai đoạn quan trọng vì nó là cơ sở
để thực hiện các khâu tiếp theo. Sau khi đã kiểm tra L/C , các doanh nghiệp sẽ
tiến hành chuẩn bị hàng để xuất khẩu.
3
Bên xuất khẩu sẽ căn cứ vào nội dung của hợp đồng và L/C để
chuẩn bị hàng hóa theo đúng các điều khoản đã thỏa thuận. Bao gồm 3 giai
đoạn sau :
* Tập trung thu gom hàng xuất khẩu
Việc sản xuất hàng xuất khẩu ở nước ta hiện nay còn phân tán ,
chưa tập trung , do đó để thực hiện được các cam kết trong hợp đồng xuất
khẩu thì chủ hàng phải chuẩn bị hàng theo đúng số lượng, đúng tên hàng, đảm
bảo phù hợp về chất lượng và phải giao đúng thời hạn quy định trong hợp
đồng. Vì vậy việc chuẩn bị và thu gom hàng xuất khẩu đòi hỏi nhiều cố gắng
từ phía doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sẽ phải tiến hành thu gom hàng xuất khẩu từ những
nguồn hàng khác nhau, bao gồm :
- Nguồn hàng do doanh nhiệp tự sản xuất.
- Nguồn hàng doanh nghiệp thu mua từ các đại lý hay thu mua trực
tiếp từ các doanh nghiệp khác.
- Nguồn hàng doanh nghiệp nhận xuất khẩu ủy thác từ một doanh
nghiệp khác.
- Nguồn hàng do doanh nghiệp đặt ở một doanh nghiệp khác thực

* Kẻ kí mã hiệu
Kí mã hiệu là những kí hiệu bằng số, bằng chữ hay hình vẽ ghi trên
bao bì để cung cấp các thông tin về quá trình bốc dỡ, bảo quản và vận chuyển
hàng hóa xuất khẩu. Đây là khâu quan trọng và cũng là khâu cuối cùng trong
quá trình chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu. Mục đích của khâu này là đảm bảo
thuận lợi đồng thời tránh sự nhầm lẫn trong quá trình giao nhận hàng hóa. Kí
mã hiệu trên bao bì hàng hóa phải đáp ứng được các yêu cầu như:
- Nội dung ghi kí mã hiệu phải chính xác.
- Các kí mã hiệu sử dụng phải theo tiêu chuẩn quốc tế, đơn giản, dễ
đọc , dễ hiểu.
- Kí mã hiệu phải được đặt ở nơi dễ đọc trên bao bì hàng hóa.
5
- Phải đảm bảo việc kẻ kí mã hiệu không gây ảnh hưởng đến chất
lượng của hàng hóa.
1.1.1.3. Kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu.
Người xuất khẩu có trách nhiệm kiểm tra hàng hóa trước khí giao về
số lượng, chất lượng, trọng lượng, bao bì…
Công tác kiểm tra hàng hóa xuất khẩu là khâu rất quan trọng vì nó
giúp phân định rõ trách nhiệm của bên nhập khẩu và bên xuất khẩu, đảm bảo
quyền lợi của người xuất khẩu cũng như người tiêu dùng, phát hiện và ngăn
chặn kịp thời các hậu quả xấu. Từ đó có thể đảm bảo uy tín của nhà sản xuất
và nhà xuất khẩu, cũng như duy trì tốt mối quan hệ buôn bán trong thương
mại quốc tế.
1.1.1.4. Thuê phương tiện vận tải.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu, dựa vào đặc tính ,
kich thước , trọng lượng của hàng hóa, các bên sẽ tiến hành việc thuê phương
tiện vận tải. Việc thuê phương tiện này phải căn cứ vào điều kiện giao hàng
ghi trong hợp đồng là FOB, CIF, DES, DEQ, hay DDP…
Việc căn cứ vào trọng lượng của hàng hóa để thuê phương tiện vận
tải phù hợp là rất quan trọng. vì nó giúp cho các bên có thể tiết kiệm được chi

xuất khẩu phải tiến hành khi vận chuyển hàng hóa bằng đường biển bao gồm :
- Lập bảng kê hàng hóa chuyên chở (cargo list) cho người vận tải.
- Làm việc với cơ quan điều độ cảng để biết các kế hoạch giao hàng
- Lập kế hoạch và tổ chức vận chuyển hàng vào cảng.
- Bốc hàng lên tàu
- Lấy biên lai thuyền phó sau khi đã giao nhận hàng xong.
- Sử dụng biên lại thuyền phó để lấy vận đơn đường biển. Phải đảm
bảo lấy được vận đơn đường biển hoàn hảo, đã bốc hàng và phải chuyển
nhượng được. Vận đơn đường biển sẽ là cơ sở để giải quyết các tranh chấp có
thể phát sinh trong quá trình vận chuyển.
7
Thông báo các thông tin cần thiết về việc vận chuyển hàng cho
người mua nắm rõ.
1.1.1.7. Lập bộ chứng từ thanh toán.
Trong hoạt động thương mại, thanh toán là một phần quan trọng có
ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Mục đích của quá trình này đối với nhà nhập khẩu là sau khi đã
thanh toán tiền hàng sẽ chắc chắn nhận được hàng theo yêu cầu trong hợp
đồng, còn đối với nhà xuất khẩu là khi gia hàng sẽ đảm bảo chắc chắn nhận
được tiền hàng.
Quá trình thanh toán diễn ra dưới nhiều phương thức khác nhau tùy
thuộc vào việc các bên lựa chọn hình thức nào để thanh toán. Điều này sẽ
được quy định rõ trong nội dung của hợp đồng. Các phương thức thanh toán
quốc tế thường gặp như: thanh toán bằng phương thức chuyển tiền, thanh toán
bằng thư tín dụng hoặc thanh toán bằng phương thức nhờ thu.
* Thanh toán bằng thư tín dụng
Nếu nội dung của hợp đồng quy định việc thanh toán bằng tín dụng
chứng từ thì trước khi đến thời hạn giao hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng,
doanh nghiệp xuất khẩu phải thường xuyên nhắc người mua mở thư tín dụng
(L/C) đúng thời hạn. Người xuất khẩu sau khi nhận được L/C phải kiểm tra kĩ

tranh chấp được giải quyết sẽ đảm bảo quyền lợi cho mỗi bên, không làm ảnh
hưởng đến uy tín của nhau cũng như tiết kiệm được những chi phí không
mong muốn. Các trường hợp khiếu nại thường hay gặp phải trong quá trình
thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu:
- Người mua khiếu nại người bán
- Người bán khiếu nại người mua
- Người bán hoặc người mua khiếu nại người vận tải hàng và bảo
hiểm.
9
Tùy theo mức độ và nội dung khiếu nại mà người mua và người bán
có thể tự giải quyết với nhau một cách hợp lý, nếu không tự giải quyết được
có thể căn cứ vào các quy định trong hợp đồng để đưa đơn khiếu nại lên trọng
tài kinh tế hoặc tòa án.
Quá trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu sử dụng một số chứng
từ cơ bản như sau :
- Chứng từ hàng hóa
- Chứng từ vận tải
- Chứng từ bảo hiểm
- Chứng từ kho hàng
- Chứng từ hải quan
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu gỗ
của doanh nghiệp gỗ
1.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu của
doanh nghiệp gỗ
Nhóm các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp nói chung và hoạt động kinh doanh xuất khẩu các sản phẩm
gỗ nói riêng. Các yếu tố này được biểu hiện như nền văn hóa của doanh
nghiệp bao gồm nhiều yếu tố cấu thành như tập quán, thói quen, phong tục,
truyền thống, lễ nghi, triết lý kinh doanh của doanh nghiệp…Các yếu tố này
hình thành và phát triển cùng với quá trình vận hành của doanh nghiệp.

* Trình độ phát triển cơ sở vật chất của đất nước: Những nhân tố
này là những nhân tố về cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu
như : hệ thống giao thông vận tải, hệ thống thông tin lien lạc…Ở Việt Nam
hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu là các
cơ sở sản xuất nhỏ, manh mún, thiếu đầu tư cho sản xuất từ mẫu mã đến chất
lượng. Các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ công nghiệp thường đầu tư vào các
trang thiết bị, dây truyền hiện đại, tuy nhiên đa số các sản phẩm gỗ xuất khẩu
11
của Việt Nam là từ các doanh nghiệp sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ với cơ sở
vật chất lạc hậu.
* Trình độ năng lực lãnh đạo và quản trị kinh doanh của ban giám
đốc doanh nghiệp. Ban giám đốc là những người đứng đầu doanh nghiệp, là
bộ phận đầu não của doanh nghiệp. Ban giám đốc là người định hướng phát
triển cho doanh nghiệp, đặt ra các mục tiêu, chiến lược, chỉ đạo , đồng thời
kiểm tra giám sát việc thực hiện các kế hoạch đã vạch ra.. Hoạt động sản xuất
kinh doanh, cũng như hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp chịu ảnh
hưởng trực tiếp từ trình độ quản lý, năng lực làm việc của ban giám đốc.
* Trình độ đội ngũ cán bộ xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Trình
độ nghiệp vụ của cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu có ảnh hưởng lớn đến
hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp do đây là những người trực tiếp tham
gia vào thực hiện các công việc trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa.
Theo thống kê hiện có 170.000 cán bộ công nhân tham gia trực tiếp vào chế
biến gỗ xuất khẩu nhưng cả nước lại chỉ có 5 trường dạy nghể có liên quan tới
gỗ. Trong đó có 4 trường chuyên đào tạo công nhân trồng rừng, khai thác gỗ
từ rừng. Do đó công nhân chế biến gỗ xuất khẩu hiện nay gần như chỉ được
đào tạo ngay chính trong nhà máy của mình chứ không có trường đào tạo ban
đầu.
* Năng lực tài chính của doanh nghiệp: Đây là yếu tố rất quan trọng,
nó là tiền đề cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, biểu
hiện ở khả năng huy động vốn và quy mô của doanh nghiệp.

Năm 2006, kim ngạch từ mặt hàng này đạt trên 1,9 tỉ USD. Việc chuyển dịch
cơ cấu sản phẩm thay đổi đã làm gia tăng đáng kể kim ngạch xuất khẩu, nâng
cao giá trị gia tăng của mặt hàng này. Năm 2006, đồ gỗ nội thất trong nhà
chiếm phần lớn tỉ trọng xuất khẩu sản phẩm gỗ. Ngoài ra các mặt hàng khác
13
như ghế gỗ, sản phẩm ngoài trời, đồ nội thất văn phòng, dăm gỗ … cũng tăng
mạnh về lượng xuất khẩu.
* Mức cạnh tranh của các doanh nghiệp : Hoạt động xuất nhập khẩu
có sự tham gia của mọi thành phần kinh tế do đó số lượng các doanh nghiệp
tham gia vào hoạt động này là rất lớn. Công nghiệp chế biến đồ gỗ của Việt
Nam đang ở độ tuổi sung sức, thị trường nhiều tiềm năng nên số lượng doanh
nghiệp ngày càng gia tăng, bao gồm nhiều loại hình.Cụ thể, có 1500 – 1800
cơ sở mộc nhỏ với năng lực chế biến từ 15 – 200 m3 gỗ /năm /cơ sở, và 1200
doanh nghiệp với năng lực chế biến 2 triệu m3 gỗ /năm /doanh nghiệp, trong
đó có 41% là doanh nghiệp nhà nước và 59% doanh nghiệp tư nhân. Trong số
các nhà sản xuất nói trên, có tới 450 dơn vị tham gia xuất khẩu và đặt mục
tiêu đạt doanh số 3 tỷ USD vào năm 2010.
* Tình hình phát triển của thị trường xuất khẩu gỗ: được thể hiện ở
sức phát triển của sản phẩm quốc nội, thu nhập của người dân, tình hình lam
phát, lãi suất. Các yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu và khả năng chi trả
của khách hàng đối với các sản phẩm của doanh nghiệp xuất khẩu.
Tháng 11 năm 2007 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của
Việt Nam đạt 217,87 triệu USD, tăng 0,47% so với tháng 10 năm 2007, tăng
30,8% so với tháng 11 năm 2006. Cả năm 2007, kim ngạch xuất khẩu gỗ và
sản phẩm gỗ đạt 2,365 tỷ USD tăng 122,3% so với năm 2006.
* Tình hình chính trị và hợp tác quốc tế : hiện nay nước ta phải nhập
khẩu đến 80% nguyên liệu gỗ từ nước ngoài, do đó Chính phủ đã kí kết với
chính phủ các nước có nguồn nguyên liệu gỗ dồi dào các thảo thuận về cung
cấp gỗ nguyên liệu dài hạn cho Việt Nam. Công nghiệp đồ gỗ của Việt Nam
còn có sự góp mặt của các nhà đầu tư nước ngoài với mức độ gia tăng đáng

Gỗ là mặt hàng nguyên liệu có quy mô buôn bán lớn thứ ba trên thế
giới chỉ sau dầu lửa và than đá. Có khoảng 12000 dạng sản phẩm gỗ được
trao đổi buôn bán trên thị trường thế giới. Sản phẩm gỗ được dùng trong
nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Những năm gần đây, nhu cầu
15
về gỗ trên thế giới rất lớn do thương mại đồ gỗ nội thất thế giới và nhu cầu
xây dựng tăng nhanh.
Năm nước sản xuất với sản lượng lớn nhất thế giới trong những
năm gần đây là Brazil, Indonexia, Ấn Độ, Malaysia và Thái Lan. Brazil là
nước sản xuất gỗ lớn nhất thế giới với sản lượng gỗ năm 2005 là 133.272.000
m
3,
đứng thứ hai là Malaysia với sản lượng 33.410.000 m3, tiếp theo là
Inddooneexxia, Ấn Độ và Thái Lan.
Mỹ, Trung Quốc , Nhật Bản, Phần Lan, Anh là những nước nhập
khẩu gỗ lớn nhất thế giới. Mỹ là nước nhập khẩu gỗ lớn nhất thế giới với kim
ngạch nhập khẩu năm 2005 là 54.285.000 m3, Trung Quốc nhập khẩu nhiều
thứ hai với kim ngạch nhập khẩu năm 2005 đạt 33.511.000 m3, tiếp theo là
Nhật Bản, Phần Lan, và Anh với kim ngạch nhập khẩu lần lượt là 26.897.000
m3, 13.621.000 m3, và 10.799.000 m3.
Bảng 1 : Kim ngạch nhập khẩu gỗ của một số nước năm 2005
Đơn vị : M
3
Nguồn: Báo Thương Mại
Malaysia, Indonexia, Brazil, Papua New Guinea và Ghana là những
nước xuất khẩu gỗ lớn nhất trên thế giới trong những năm gần đây. Năm
2005, Malaysia là nước xuất khẩu gỗ lớn nhất thế giới với sản lượng
6.014.000 m3, tiếp theo là các nước Brazil, Papua New Guinea và Ghana.
1.3.1.2. Tình hình xuất nhập khẩu đồ gỗ nội thất trên thế giới.
Kim ngạch nhập khẩu gỗ năm 2005

Nhật Bản (3,7 tỷ USD). Tổng kim ngạch nhập khẩu đồ nội thất trên thế giới là
83,9 tỷ USD.
Bảng 3 : Giá trị nhập khẩu đồ gỗ nội thất của mốt số nước năm
2005
Đơn vị : tỷ USD
17
Giá trị nhập khẩu đồ gỗ nội thất của mốt số nước năm
2005
Mỹ 23,8
Đức 8,3
Anh 6,7
Pháp 5,9
Nhật Bản 3,7
Nguồn : Báo Thương Mại
Mỹ là nước nhập khẩu đồ nội thất lớn nhất trên thế giới, chiếm
25,81% tổng kim ngạch nhập khẩu đồ nội thất trên thế giới. Chỉ tính riêng
năm nước có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất (Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Nhật Bản)
chiếm tới 52,49% tổng kim ngạch, phần còn lại của thế giới chỉ chiếm
47,51%.
Nước xuất khẩu đồ nội thất lớn nhất thế giới là Trung Quốc với kim
ngạch xuất khẩu đạt 13,5 tỷ USD năm 2005, chiếm gần 17% trong tổng kim
ngạch thế giới. Theo sau là Italia với kim ngạch xuất khẩu là 10,1 tỷ USD ,
Đức là 6,5 tỷ USD, Ba Lan 5,3 tỷ USD,Canada 4,4 tỷ USD. Tổng kim ngạch
xuất khẩu đồ gỗ nội thất trên thế giới là 82 tỷ USD.
Bảng 4 : Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất một số nước năm
2005
Đơn vị : tỷ USD
Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất một số nước
năm 2005
Trung Quốc 13,5

Trong tháng 10 năm 2007, giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ của cả
nước đạt 190 triệu USD, tăng 4,3% so với cùng kì năm 2006, xong lại giảm
5% so vơi tháng trước đó. Với giá trị đó, tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này
trong 10 tháng đầu năm 2007 đạt gần 1,9 tỉ USD, tăng 21,6% so với cùng kì
năm ngoái.
Cùng với xu hướng giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu trong tháng
10 năm 2007 tăng 19,6% lên mức 85 triệu USD so với 71 triệu USD cùng kì
năm ngoái, song lại thấp hơn mức tháng trước đó là 95 triệu USD.
Trong số các thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam, Mỹ
là thi trường xuất khẩu đứng đầu, với tốc độ tăng trưởng mạnh được duy trì.
Riêng trong 8 tháng đầu năm 2007, giá trị xuất khẩu của sản phẩm gỗ sang thị
trường Mỹ đạt khoảng 590,4 triệu USD, tăng 26,5% so với cùng kì năm 2006.
Trong năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ đạt 950 triệu USD,
tăng 29% so với năm 2006. Trong đó sản phẩm gỗ xuất khẩu sang thị trường
Mỹ trong năm 2007 chủ yếu bao gồm đồ nội thất có chất liệu bằng gỗ cứng
như gỗ tràm, sồi dâu… với đơn giá khá cao.
Với thị trường Mỹ, đồ gỗ Việt Nam được đánh giá là có chất lượng,
kiểu dáng sáng tạo, gái cả khá cạnh tranh, vì thế tạo được độ tín nhiệm cao
đối với người tiêu dùng. Ngoài ra kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ chế biến của
Việt Nam sang Mỹ còn chưa cao so với các nước khác nên không đứng trước
nguy cơ bị kiện phá giá…
Theo kết quả nghiên cứu thị trường Mỹ của các chuyên gia và ý
kiến một số doanh nghiệp Mỹ, nhập khẩu hàng nội thất của Việt Nam trong
thời gian gần đây sang Mỹ tăng nhanh, nhưng để giữ vững tốc độ này các
doanh nghiệp phải biết nhu cầu và những khó khăn của nhà nhập khẩu Mỹ…
Trong thời gian qua, xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Việt Nam vào thị
trường Mỹ tăng khá nhanh. Theo số liệu thống kê của ủy ban Thương mại
quốc tế Hoa Kỳ, sản phẩm gỗ và đồ nội thất xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ
tăng từ 16 triệu USD năm 2001 lên 902,5 triệu USD năm 2006 (tăng 56 lần),
20

Tây Ban Nha 3.981.167 4.450.760 -10,55
21
Canada 3.602.059 1.808.640 99,16
Đan Mạch 2.526.874 2.482.868 1,77
Phần Lan 2.398.855 2.619.895 -8,44
Ai Len 2.102.703 1.511.587 39,11
Thụy Điển 2.011.453 2.403.928 -16,33
Hi Lạp 1.730.633 1.622.421 6,67
Malaysia 1.241.322 810.944 53,07
New Zealand 820.020 710.551 15,41
Thụy Sĩ 739.207 398.231 85,62
Thổ Nhĩ Kỳ 604.820 399.612 51,35
Ba Lan 578.458 678.942 -14,80
Nguồn : Báo Thương Mại
Tuy nhiên ngành xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam cũng gặp
phải sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thế giới không chỉ từ Trung Quốc
mà của cả các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Thái
Lan…do họ cũng đang tìm hướng để cải thiện vị thế trên thị trường thế giới.
Cùng với đó việc phải nhập khẩu gỗ nguyên liệu là chủ yếu, thiếu vốn đầu tư,
kinh nghiệm tiếp thị, nghiên cứu thị trường… và hệ thống phân phối yếu là
những điểm yếu của các nhà xuất khẩu Việt Nam. Đây là những vấn đề mà
ngành xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ cần khắc phục để ngành phát triển bền
vững.
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN
HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY NAM VIỆT HOÀNG
TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. Khái quát về công ty cổ phần phát triển công nghiệp gỗ xuất khẩu
Nam Việt Hoàng.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

khẩu Nam Việt Hoàng tại Bắc Ninh
23
- Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu
- Công ty Cổ Phần Quế Võ ( Công ty CP Phát Triển Công Nghiệp
Gỗ Xuất Khẩu Nam Việt Hoàng nắm giữ 60% vốn điều lệ).
2.1.1.3. Các ngành nghề kinh doanh
- Trồng rừng, chăm sóc rừng
- Thu hoạch sản phẩm rừng
- Sản xuất các sản phẩm từ gỗ
- Xây dựng công trình công nghiệp , giao thông, dân dụng
- Vận tải hàng hóa đường bộ, đường sông.
2.1.2. Bộ máy hoạt động của công ty
Công ty cổ phần phát triển công nghiệp gỗ xuất khẩu Nam Việt
Hoàng được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp đã được Quốc Hội
nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua năm 2005.
Cơ sở của hoạt động quản trị và điều hành công ty là Điều lệ tổ chức
và hoạt động được Đại hội đồng cổ đông thông qua tháng 10 năm 2007.
Cơ cấu tổ chức hiện tại của công ty gồm:
2.1.2.1. Văn phòng công ty :
Văn phòng làm việc của Hội đồng quản trị , Ban giám đốc và các
phòng ban nghiệp vụ gồm:
Trụ sở chính: Số 4/105 , phố Yên Hòa, phường Yên Hòa Quận Cầu
Giấy, Hà Nội
Văn phòng: Số 2C, phố Lê Phụng Hiểu, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: 04.9350495 – Fax: 04.9350496
2.1.2.2. Các chi nhánh nhà máy trực thuộc
* Chi nhánh công ty cổ phần phát triển công nghiệp gỗ xuất khẩu
Nam Việt Hoàng tại Bắc Ninh
* Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu
Địa chỉ: Lô C8 , khu công nghiệp Quế Võ, huyện Quế Võ , tỉnh Bắc

25


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status