Một số giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy XK hàng thủ công mỹ nghệ của Cty XNK ARTEXPORT - Pdf 11

Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ.
1.1 Sản phẩm thủ công mỹ nghệ và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ .
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản.
1.1.2 Đặc điểm của hàng TCMN
1.1.3 Các hình thức xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ........................................

1.2 Vai trò của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ..............................................
1.2.1 Đối với nền kinh tế quốc dân........................................................................
1.2.2 Đối với các doanh nghiệp ..........................................................................
1. 3 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu TCMN..............................................
1.3.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô...........................................................
1.3.2 Các nhân tố thuộc môi trường vi mô...........................................................
1.4 Tổng quan về thị trường Nhật Bản .................................................................
1.4.1 Nhật bản và nhu cầu nhập khẩu thủ công mỹ nghệ
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
1.4.2Xu hướng nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Nhật Bản..........................

Chương II :Thực trạng về sản xuất và xuất khẩu TCMN ở Việt Nam và
công ty ARTEXPORT trong thời gian qua
1.1 Thực trạng về sản xuất và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam............
1.1.1 Thực trạng về sản xuất thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề......................
1.1.2 Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam
.................................................................................................................................
.

3.2.1 Mục tiêu của công ty trong thời gian tới
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
3.2.2 Nhiệm vụ của công ty trong thời gian tới....................................................
3. 3 Một số giải pháp vi mô

2
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
3.3.1 Về nguồn nhân lực........................................................................................
3.3.2 Về hoạt động Maketing................................................................................
3.3.3 Hoạt động sản xuất .......................................................................................
3.4 Các giải pháp vĩ mô.........................................................................................
3.4.1 Giải pháp về thị trường.................................................................................
3.4.2 Giải pháp phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ................................
3.5 Một số kiến nghị đối với Nhà nước và Bộ thương mại.
KẾT LUẬN

3
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
LỜI NÓI ĐẦU
Với mục tiêu đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất
nước hướng về xuất khẩu, tận dụng mọi nguồn lực sẵn có đồng thời từng
bước tham gia hội nhập nền kinh tế khu vực, kinh tế thế giới thì việc tận dụng
nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước để phát triển những mặt hàng xuất
khẩu là vấn đề hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

đang từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của
mình sang thị trường Nhật Bản, trong những bước tiến này công ty sẽ gặp
không ít những khó khăn thách thức. Trong quá trình thực tập tại công ty , em
thấy cần thiết phải có những biện pháp nhằm hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu sản
phẩm của công ty sang thị trường Nhật Bản, nhất là trong bối cảnh hiện nay.
Xuất phát từ ý tưởng đó cùng với những kiến thức đã học ở trường và
những thông tin thực tế thu thập qua thời gian thực tập, em xin chọn đề tài
“Một số giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT sang thị
trường Nhật Bản” làm đề tài cho luận văn của mình.
Đối tượng nghiên cứu tập trung vào hoạt động xuất khẩu của doanh
nghiệp bao gồm nhiều nội dung khác nhau : từ đặc điểm sản phẩm thủ công

5
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
mỹ nghệ , của xuất khẩu thủ công mỹ nghệ, vai trò của xuất khẩu và các yếu
tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cho đến thực trang hiện nay ở công ty.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu sản phẩm thủ
công mỹ nghệ của công ty ARTEXPORT sang thị trường Nhật Bản.
Trong đề tài này em sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, thống
kê số liệu để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT
sang thị trường Nhật Bản trong thời gian qua, kết hợp với biện pháp tìm kiếm,
thu thập những thông tin liên quan đến thị trường nhập khẩu của Nhật Bản, từ
đó đưa ra những biện pháp nhằm hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng
thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản trong thời gian tới.
Nội dung của luận văn được chia làm 3 phần như sau:
Chương I : Một số vấn đề lý luận cơ bản về xuất khẩu hàng thủ công
mỹ nghệ.

những lệ làng phép nước và phong tục tập quán ở nông thôn vẫn được duy trì
đến ngày nay.
Làng xã Việt Nam phát triển từ rất lâu đời, nó thường gắn liền với nông
nghiệp và sản xuất nông thôn. Theo kết quả nghiên cứu sử học, làng xã Việt
Nam xuất hiện từ thời các vua Hùng dựng nước, những xóm làn định canh đã
hình thành, dựa trên cơ sở những công xã nông thôn. Mỗi công xã gốm một
số gia đình sống quây quần trong một khu vực địa giới nhất định. Đồng thời
là nơi gắn bó các thành viên với nhau bằng khế ước sinh hoạt cộng đồng, tâm
thức tín ngưỡng,lễ hội, tập tục, luật lệ riêng nhằm liên kết với nhau trong quá
trình sản xuất và đời sống.
Từ buổi ban đầu, ngay trong một làng, phần lớn người dân đều làm
nông nghiệp, càng về sau có những bộ phận dân cư sống bằng nghề khác, họ
liên kết chặt chẽ với nhau, khiến cho nông thôn Việt Nam có thêm một số tổ
chức theo nghề nghiệp, tạo thành các phường hội: phường gốm, phường đúc
đồng, phường dệt vải…từ đó, các nghề được lan truyền và phát triển thành
làng nghề. Bên cạnh những người chuyên làm nghề thì đa phần vừa sản xuất

8
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
nông nghiệp, vừa làm nghề phụ. Nhưng do nhu cầu trao đổi hàng hoá, các
nghề mang tính chuyên môn sâu hơn và thường chỉ giới hạn trong quy mô
nhỏ dần dần tách khỏi nông nghiệp để chuyển hẳn sang nghề thủ công.
Những làng nghề phát triển mạnh, số hộ, số lao động làm nghề truyền thống
tăng nhanh và sống bằng nghề đó ngày càng nhiều.
Như vậy, làng xã Việt Nam là nơi sản sinh ra nghề thủ công truyền
thống và các sản phẩm mang dấu ấn tinh hoa của nền văn hoá, văn minh dân
tộc . Quá trình phát triển của làng nghề là quá trình phát triển của tiểu thủ
công nghiệp ở nông thôn. Lúc đầu sự phát triển đó từ một vài gia đình rồi đến
cả họ và lan ra cả làng. Trải qua một quá trình lâu dài của lịch sử, lúc thịnh,

chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp đã chuyên tâm sản xuất, có quy trình
công nghệ nhất định và sống chủ yếu bằng nghề đó. Sản phẩm làm ra có tính
mỹ nghệ và đã trở thành hàng hoá trên thị trường.”
Ngành nghề truyền thống là những ngành nghề tiểu thủ công nghiệp
đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển kinh tế của nước ta còn tồn tại cho
đến ngày nay, bao gôm cả ngành nghề mà phương pháp sản xuất được cải tiến

10
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
hoặc sử dụng những máy móc hiện đại để hỗ trợ cho sản xuất nhưng vẫn tuân
thủ công nghệ truyền thống.
Như vậy từ các định nghĩa trên ta có thể hiểu cụ thể về hàng thủ công
mỹ nghệ như sau: sản phẩm thủ công mỹ nghệ là những sản phẩm mang
tính truyền thống và độc đáo của từng vùng, có giá trị chất lượng cao, vừa là
hàng hoá, vừa là sản phẩm văn hoá, nghệ thuật, mỹ thuật, thậm chí có thể trở
thành di sản văn hoá của dân tộc, mang bản sắc văn hoá của vùng lãnh thổ
hay quốc gia sản xuất ra chúng.
Hàng thủ công mỹ nghệ bao gồm các nhóm hàng sau:
1. Nhóm sản phẩm từ gỗ( gỗ mỹ nghệ)
2. Nhóm hàng mây tre đan
3. Nhóm sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ
4. Nhóm hàng thêu
1.2 Đặc điểm của hàng TCMN
1.2.1. Tính văn hoá
Khác với sản xuất công nghiệp, trong sản xuất tiểu thủ công , lao động
chủ yếu dựa vào đôi bàn tay khéo léo và đầu óc sáng tạo của người thợ, người
nghệ nhân. Sản phẩm làm ra bừa có giá trị sử dụng nhưng lại vừa mang dấu

11

chùa nơi công sở…các sản phẩm đều là sự kết giao giữa phương pháp thủ
công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật. Khác với các sản phẩm công
nghiệp được sản xuất hàng loạt bằng máy móc, hàng thủ công mỹ nghệ có giá
trị cao ở phương diện nghệ thuật sáng tạo thì chỉ được sản xuất bằng công
nghệ mang tính thủ công, chủ yếu dựa vào đôi bàn tay khéo léo của người
thợ. Chính đặc điểm này đã đem lại sự quý hiếm cho các sản phẩm thủ công
mỹ nghệ. Nhờ đó, tai các hội chợ quốc tế như EXPO, hội chợ ở NEW
YORK , Milan( ý) …hang thủ công mỹ nghệ đã gây được sự chú ý của khách
háng nước ngoài bởi sự tinh xảo trong các đường nét hoa văn trạm trổ trên
các sản phẩm , hay những kiể u dáng mẫu mã độc đáo, mặc dù nguyên liệu rất
đơn giản có khi chỉ là một hòn đá, xơ dừa…qua bàn tay tài hoa của các nghệ
nhân đã trở thành các tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao.
1.2.3 Tính đơn chiếc
Hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống đều mang tính cá biệt và có sắc
thái riêng của mỗi làng nghề. Cùng là đồ gốm sứ, nhưng người ta vẫn có thể
phân biệt được đâu là gốm Bát Tràng, Thồ hà, Hương Canh…nhờ các hoa
văn, màu men, hoạ tiết trên đó. Bên cạnh đó, tính đơn chiếc có được là do
hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam mang hồn của dân tộc Việt Nam , mang nét
văn hoá và bản sắc của dân tộc Việt Nam , chính vì vậy hàng của Trung
Quốc hay Nhật bản cho dù có phong phú hay đa dạng đến đâu cũng không

13
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
thể có được những nét đặc trưng đó,cho dù kiểu dáng có thể giống nhưng
không thể mang “hồn” của dân tộc Việt Nam . Cùng với đặc trưng về văn
hoá, tính riêng biệt đã mang lại ưu thế tuyệt đối cho hàng thủ công mỹ nghệ
của Việt Nam trong xuất khẩu . Đối với Việt Nam và cả khách hàng nước
ngoài, nó không những có giá trị sử dụng mà còn thúc đẩy quá trình giao lưu
văn hoá giữa các dân tộc.

1.3.1 Các hình thức xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác hàng hoá khác ở chỗ nó vừa có thể
sử dụng vừa có thể là vật trang trí, làm đẹp cho nhà cửa, văn phòng hay cũng
có thể là đồ lưu niệm hấp dẫn trong mỗi chuyến du lịch của khách quốc tế.
Chính vì vậy, hàng thủ công mỹ nghệ có thể được xuất khẩu ra nước ngoài
theo 2 phương thức sau:
- Xuất khẩu tại chỗ: khi khách du lịch đến từ nước ngoài vào Việt Nam
và mua hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất tại Việt Nam. Với xu hướng phát
triển của du lịch như hiện nay, hình thức xuất khẩu này sẽ góp phần đáng kể
vào kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam hàng năm.
- Xuất khẩu ra nước ngoài: là hình thức các doanh nghiệp bán hàng thủ
công mỹ nghệ cho các đối tác nước ngoài bằng cách mang hàng sang tận nơi

15
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
băng các phương tiện vận tải khác nhau và phải chịu sự ràng buộc của một số
thủ tục xuất khẩu nhất định.
1.3.2 Vai trò của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
1.3.2.1 Đối với nền kinh tế quốc dân.
* Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá-
hiện đại hoá đất nước.
Việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta trong mấy năm gần
đây đã mang lại cho nước ta nguồn ngoại tệ lớn, đóng góp không nhỏ cho sự
phát triển của nền kinh tế quốc dân. Cụ thể trong năm 2003 Việt Nam đã xuất
khẩu được gần 400 triệu USD, và tính đến tháng 4 năm nay, kim ngạch hàng
thủ công mỹ nghệ đã đạt trên 100 triệu USD, tăng 10% so với năm ngoái.
Đây là nguồn thu ngoại tệ to lớn thực thu về cho đất nước từ nguồn nguyên
liệu rẻ tiền có sẵn trong tự nhiên và từ lực lượng lao động nhàn rỗi ở các vùng
nông thôn nước ta.

Làng nghề truyền thống phát triển đã tạo cơ hội cho hoạt động dịch vụ
ở nông thôn mở rộng địa bàn hoạt động thu hút nhiều lao động. Khác với sản
xuất nông nghiệp, sản xuất trong các làng nghề là một quá trình liên tục, đòi
hỏi sự cung cấp thường xuyên trong việc cung ứng vật liệu và tiêu thụ sản

17
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
phẩm . Do đó dịch vụ nông thôn phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức đa
dạng và phong phú , đem lại thu nhập cao cho người lao động.
Như vậy, sự phát triển của làng nghề truyền thống có tác dụng rõ rệt
với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo yêu cầu của sự
nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Sự phát triển lan toả của làng nghề
truyền thống đã mở rộng quy mô và địa bàn sản xúât, thu hút rất nhiều lao
động. Cho đếnnay cơ cấu kinh tế ở nhiều làng nghề đạt 60-80% cho công
nghiệp và dịch vụ, 20-40% cho nông nghiệp.
* Tạo việc làm và nâng cao đời sống nhân dân.
Tác động của xuất khẩu thủ công mỹ nghệ đến đời sống bao gồm rất
nhiều mặt. Trước hết thông qua mặt sản xuất hàng xuất khẩu với nhiều công
đoạn khác nhau đã thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập
không thấp tăng gía trị lao động tăng thu nhập quốc dân. Bên cạnh đó, xuất
khẩu thủ công mỹ nghệ còn tạo nguồn để nhập nguồn vật phẩm tiêu dùng
thiết yếu, phục vụ đời sống và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một phong
phú của nhân dân và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao
động .
- Tạo việc làm cho người lao động.
Trên phương diện xã hội đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ đã
kích thích việc phát triển các làng nghề truyền thống. Hiện nay trong các làng
nghề truyền thống bình quân mỗi cơ sở chuyên làm nghề tạo việc làm ổn định
cho 27 lao động thường xuyên và 8 đến 10 lao động thời vụ, mỗi hộ chuyên

thiện đời sống cho người lao động ở nông thôn. ở nơi nào có ngành nghề phát
triển thì nơi đó thu nhập cao và mức sống cao hơn các vùng thuần nông. Nếu
so sánh với mức thu nhập lao động nông nghiệp thì thu nhập của lao động
ngành nghề cao hơn khoảng 2 đến 4 lần, đặc biệt là so với chi phí lao động và
diện tích sử dụng đất thấp hơn nhiều so với sản xuất nông nghiệp. Bình quân
thu nhập của 1 lao động trong hộ chuyên ngành nghề phi nông nghiệp là
430000- 450000 đồng / tháng, ở hộ kiêm nghề từ 190000- 240000 đồng/
tháng, trong khi đó ở hộ lao động thuần nông chỉ có khoảng 70000-100000
đồng/ người/ tháng. Có những làng nghề có thu nhập cao như làng gốm Bát
Tràng : Mức bình quân thu nhập của các hộ thấp cũng đạt từ 10-20 triệu/năm.
Thu nhập từ nghề gốm sứ Bát Tràng chiếm tới 86% tổng thu nhập của toàn
xã. Vì vậy thu nhập của các làng nghề truyền thống đã tạo ra sự thay đổi khá
lớn trong cơ cấu thu nhập của hộ gia đình và của địa phương.
Sự phát triển ổn định của làng nghề tạo ra nguồn hàng ổn định đối với
các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này . từ đó tạo ra sự thuận lợi trong
kinh doanh, mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, đồng thời nâng cao thu
nhập và mức sống cho người lao động.
Ngoài ra việc khôi phục và sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ còn
kéo theo nhiều ngành khác phát triển nhất là ngành du lịch và các ngành dịch
vụ có liên quan. Sản xuất thủ công mỹ nghệ và du lịch là 2 nhân tố có tác
động 2 chiều . Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ luôn là một nét hấp dẫn rất
quan trọng và ấn tượng đối với khách du lịch nhất khách du lịch văn hoá ,các
sản phẩm càng đa dạng phong phú càng có tác dụng thu hút mạnh mẽ du

20
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
khach tới tham quan, qua đó các dịch vụ về du lịch phát triển đồng thời hàng
thủ công mỹ nghệ của Việt Nam cũng được các nước bạn biết đến nhiều hơn,
đây chính là một biểu hiện của hình thức xuất khẩu tại chỗ. Ngược lại, nếu du

người thợ thủ công. Vì vậy mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật chứa
đựng nét đặc sắc của dân tộc, đồng thời thể hiện những sắc thái riêng, đặc tính
riêng của mỗi làng nghề và mang mỗi dấu ấn của mỗi thời kỳ. Tìm hiểu lịch
sử của mỗi làng nghề ta thấy kỹ thuật chế tác ra các sản phẩm có từ rất xa xưa
và được bảo tồn đến ngày nay. Kỹ thuật đúc đồng và hợp kim đồng thau đã có
từ thời văn hoá Đông Sơn - một nền văn hoá với những thành tựu rực rỡ, đặc
biệt là trống đồng Ngọc Lũ gắn liền với lịch sử thời Hùng Vương dựng nước.
Cho đến sau này nghề đúc đồng vẫn để lại những dấu ấn lịch sử. Mới đây
nhất ta thấy có tượng phật mới đúc được đặt ở chùa Non Nước cao và nặng
nhất Đông nam á.
Ngày nay các sản phẩm thủ công mỹ nghệ với tính độc đáo và độ tinh
xảo của nó vẫn có ý nghĩa rất lớn với nhu cầu đời sống của con người. Những
sản phẩm này là sự kết tinh, sự bảo tồn các giá trị văn hoá lâu đời của dân tộc,
là sự bảo lưu những văn hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này sang đời
khác tạo nên những thế hệ nghệ nhân tài ba với những sản phẩm độc đáo

22
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
mang bản sắc riêng. Chính vì vậy xuất khẩu thủ công mỹ nghệ không những
góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá của dân tộc Việt nam mà
còn có nhằm quảng bá chúng trên khắp thế giới .
1.3.2.2 Đối với các doanh nghiệp .
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu
thụ sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Nhờ có xuất khẩu mà tên tuổi của
các doanh nghiệp không chỉ được khách hàng trong nước biết đến mà còn có
mặt ở thị trường nước ngoài.
Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp , tăng dự trữ, qua
đó nâng cao khả năng nhập khẩu ,thay thế, bổ sung, nâng cấp máy móc, thiết
bị phục vụ cho quá trình phát triển.

nghệ gây khó khăn cho việc cải tiển công nghệ, tăng chất lượng sản phẩm
xuất khẩu.
Luật pháp cũng là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới xuất khẩu. Bất kì
doanh nghiệp nào muốn kinh doanh xuất khẩu muốn tồn tại và phát triển lâu
dài thì phải tuân thủ pháp luật, không những pháp luật của nước mình mà

24
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
con tuân thủ luật pháp nước nhập khẩu. Nghiên cứu kỹ chế độ chính trị và
pháp luật sẽ giúp các doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.
1.4.2 Chính sách kinh tế
* Chính sách về thúe quan và công cụ phi thuế quan.
Hệ thống thuế quan cũng là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới hoạt
động xuất khẩu thông qua thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu nguyên liệu sản
xuất hàng hoá phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài. Nếu như thuế nhập
nguyên vật liệu quá cao sẽ làm chi phí sản xuất cao dẫn đến giá thành hàng
hoá xuất khẩu cao, làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hoá, giảm lợi
nhuận cho nhà xuất khẩu, và như vậy làm giảm lượng xuất khẩu và ngược lại.
Các công cụ phi thuế quan như hạn ngạch nhập khẩu đối với nguyên
vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu và hạn ngạch xuất khẩu
cũng gây khó khăn rất lớn cho hoạt động xuất khẩu.
Vì những ảnh hưởng đó, để khuyến khích xuất khẩu Chính phủ thường
miễm thuế xuất khẩu và giảm thuế nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất
hàng hoá xuất khẩu đối với những mặt hàng có lợi thế sản xuất . Chính phủ
thường áp dụng hạn ngạch xuất khẩu đối với những hàng hoá mà sản xuất
không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước và tăng thuế nhập khẩu đối với nguyên
vật liệu dùng để sản xuất hàng hóa xuất khẩu .
* Chính sách tỷ giá hối đoái


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status