Giải pháp nhằm phát triển cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanhtại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy - Pdf 11

1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Tiến trình CNH – HĐH đất nước cần phải có vốn, công nghệ, nhân
lực,... trong đó, vốn là yếu tố cơ bản nhất. Trong điều kiện vốn của Ngân sách
Nhà nước có hạn, thị trường chứng khoán chưa phát triển, vốn tự có của
doanh nghiệp rất thấp thì vốn của các NHTM có vai trò rất quan trọng. Thời
kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH này, đòi hỏi một lượng vốn rất lớn đầu tư cho xây
dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, kinh tế nông
thôn... Như vậy nhu cầu vốn trung và dài hạn của nền kinh tế đang và sẽ là rất
lớn. Ở hầu hết các nước công nghiệp trong nhóm 10, 15 nước hàng đầu trên
Thế giới, nghiệp vụ cho vay của các trung gian tài chính đã chuyển dần từ
ngắn hạn sang dài hạn. Trong khi đó, ở hầu hết các nước đang phát triển như
Việt Nam, các nước ASEAN, Nam Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc,… thì hiện nay
cho vay ngắn hạn vẫn chiếm bộ phận lớn do tính thiếu an toàn của các khoản
đầu tư dài hạn mà yếu tố chính trị, lạm phát, tình hình tăng trưởng là các tác
nhân chủ yếu
1
. Một điểm đáng lưu tâm nữa là khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh ngày càng thể hiện vai trò quan trọng và đóng góp ngày càng lớn vào
sự phát triển kinh tế nước nhà; song lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy
động các nguồn vốn phục vụ đầu tư, kinh doanh sản xuất.
Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy (CN NHCTCG) dưới sự
chỉ đạo chung của Ngân hàng Công thương Việt Nam (NHCTVN) đã và đang
phát triển theo định hướng tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn giúp các
doanh nghiêp ngoài quốc doanh (DNNQD) có điều kiện đầu tư chiều sâu,
trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, nâng cao chất lượng và năng lực sản
xuất, tiêu thụ và xuất khẩu; làm tiền đề cho CNH - HĐH. Tuy nhiên trong quá
1 Trang 226, Tiền và hoạt động ngân hàng (TS Lê Vinh Danh – NXB Tài chính)
1
2

_ Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với
DNNQD tại CN NHCTCG
_ Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay
trung và dài hạn đối với DNNQD tại CN NHCTCG
Với vốn kiến thức còn hạn hẹp, bài viết của em sẽ không tránh khỏi
những sai sót. Em hy vọng nhận được những ý kiến đánh giá cùng những góp
ý chân thành từ phía thầy cô và nhà trường để chuyên đề của em được hoàn
thiện hơn, làm cơ sở cho khoá luận tốt nghiệp thời gian tới.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Tiến sỹ Cao Ý Nhi - giảng viên
trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội và cán bộ nhân viên Phòng khách
hàng doanh nghiệp lớn Ngân hàng Công thương Cầu Giấy đã giúp đỡ, chỉ bảo
tận tình trong quá trình em hoàn thành chuyên đề này.
3
4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI
HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về cho vay trung và dài hạn của NHTM
1.1.1. Khái niệm cho vay trung và dài hạn
Cho vay là “một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao
cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian
nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”
2
. Nghiệp
vụ cho vay có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau: căn cứ vào tài sản
thế chấp, căn cứ vào hạn mức tín dụng, căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay,
căn cứ vào thời gian vay. Theo tiêu thức thời gian vay, cho vay được chia ra
thành: cho vay ngắn hạn (cho vay theo đặc điểm tuần hoàn và luân chuyển
của vốn) thường để bổ sung cho cho vốn lưu động của khách hàng; ngược lại
cho vay trung và dài hạn là để bổ sung cho tài sản cố định của người đi vay

 Mở rộng thị phần cho NHTM
Nguồn huy động vốn trung và dài hạn – cơ sở để phát triển cho vay
trung và dài hạn của NHTM là nguồn khan hiếm và đắt đỏ do đó khả năng mở
rộng tín dụng trung và dài hạn thể hiện tiềm lực về vốn của ngân hàng góp
phần làm tăng uy tín của ngân hàng. Đó là cơ sở để tạo lòng tin cho các khách
hàng hiện tại và khách hàng tương lai. Hơn thế nữa, phát triển cho vay trung
và dài hạn còn được coi là một vũ khí cạnh tranh lợi hại. Bởi lẽ, doanh nghiệp
được vay vốn trung và dài hạn họ sẽ có điều kiện để đầu tư đổi mới công
nghệ, máy móc thiết bị mở rộng sản xuất, … do đó sẽ nảy sinh nhu cầu cần
vốn lưu động. Bên cạnh việc mở rộng sản xuất kinh doanh thì nhu cầu về
thanh toán, bảo lãnh, tư vấn, … cũng từ đó mà phát triển. Trong trường hợp
đó, ngân hàng mà doanh nghiệp đã vay nợ trung và dài hạn sẽ là địa chỉ đầu
5
6
tiên mà doanh nghiệp tìm tới cho các nhu cầu về vốn, cũng như các dịch vụ
ngân hàng khác phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.
 Góp phần nâng cao chất lượng các khoản cho vay của NHTM
Một khi đã đồng ý cho vay và ký kết hợp đồng tín dụng trung và dài
hạn với khách hàng nghĩa là NHTM đó đã xác định sẽ tạo lập quan hệ lâu dài
với khách hàng đó. Quan hệ lâu dài không chỉ giới hạn trong khoảng thời gian
dài của một khoản vay mà là nhiều khoản vay khác nữa sau đó. Hơn thế nữa,
thì việc phát triển cho vay trung và dài hạn còn góp phần đảm phát triển các
khoản cho vay ngắn hạn và các dịch vụ khác của ngân hàng . Mối quan hệ này
được tạo lập dựa trên quá trình thẩm định kỹ càng khách hàng do đó sẽ đảm
bảo tính an toàn cho những khoản vay. Như vậy thông qua cho vay trung và
dài hạn NHTM tạo sự gắn bó với khách hàng, tạo ra nhóm khách hàng trung
thành của NHTM, là cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro tín
dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Như vậy, một mặt thì do nhu cầu khách quan của nền kinh tế, mặt khác
để đạt được mục tiêu phát triển cho chính mình thì đối với các NHTM cho

dụng khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu lợi nhuận, phù hợp với chính sách
phát triển kinh tế - xã hội và pháp luật của Nhà nước”
4
Cho vay trung và dài hạn của NHTM nhằm tài trợ vốn cho việc hình
thành tài sản cố định của khách hàng. Cụ thể là:
Cho vay trung hạn là loại cho vay vốn được sử dụng để tài trợ cho tài
sản cố định như phương tiện vận tải, một số cây trồng vật nuôi, trang thiết bị
chóng bị hao mòn; cải tiến đổi mới kỹ thuật và sản phẩm; mở rộng sản xuất
kinh doanh; xây dựng các dự án có quy mô nhỏ và có thời gian thu hồi vốn
nhanh…
4 Điều 4, quyết định 367/1995/QĐ-NHNN
7
8
Cho vay dài hạn là loại cho vay được sử dụng tài trợ cho công trình xây
dựng và cải tạo như nhà, cầu đường, máy móc thiết bị có giá trị lớn, thường
có thời gian sử dụng lâu dài.
1.1.3.2. Đối tượng cho vay
Cho vay trung và dài hạn của NHTM xác định đối tượng cho vay: “ Là
các chi phí cấu thành trong tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng mới,
mở rộng, cải tạo, khôi phục, đổi mới kỹ thuật, ứng dụng khoa học và công
nghệ, bao gồm: giá trị vật tư, máy móc, thiết bị, công nghệ chuyển giao, sáng
chế và phát minh; chi phí nhân công; giá thuê và chuyển nhượng đất đai; giá
thuê mua các tài sản khác trong khuôn khổ Luật định; chi phí mua bảo hiểm tài
sản thuộc dự án đầu tư; chi phí khác”
5
1.1.3.3. Nguồn hình thành nguồn vốn trung và dài hạn của NHTM
Tín dụng trung, dài hạn hình thành từ 5 nguồn: vốn chủ sở hữu; vốn
huy động dài hạn (trái phiếu, tiền gửi dài hạn); huy động ngắn hạn; vay nước
ngoài; vốn nhận uỷ thác và vốn tài trợ để cho vay theo chương trình hoặc dự
án đầu tư của Nhà nước, của tổ chức kinh tế - tài chính - tín dụng - xã hội ở

còn rất hạn hẹp. Nguồn vốn hạn hẹp dẫn tới khả năng cho vay trung và dài
hạn của các ngân hàng là không đáng kể, hạn chế mở rộng quan hệ của ngân
hàng với khách hàng.
1.1.3.4. Lãi suất khoản vay
Theo cấu trúc rủi ro lãi suất thì “thời hạn càng dài thì lãi suất càng
cao”. Nguyên nhân là, thời hạn cho vay chính là thời gian sử dụng vốn nên
thời hạn càng dài giá trị sử dụng càng lớn thì lãi suất càng cao. Hơn nữa, thời
gian càng dài thì xác suất để món vay gặp rủi ro càng lớn. Đó là lý do mà
NHTM định ra mức lãi suất của các khoản cho vay trung và dài hạn thường
cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn, không những để bù đắp cho chi phí của
9
10
việc huy động vốn dài hạn mà còn nhằm mục đích bù lại những thiệt hại có
thể xẩy ra. Đó là chưa kể đến việc ngân hàng sẽ mất cơ hội sử dụng khoản
cho vay một cách linh hoạt trong khoảng thời gian dài của một hợp đồng tín
dụng. Mức lãi suất cho vay do NHTM và khách hàng thoả thuận phù hợp với
quy định của NHNN
6
. Lãi suất áp dụng ở đây có thể là cố định suốt thời hạn
vay vốn (gọi là lãi suất cố định), cũng có thể là lãi suất biến đổi tuỳ thuộc sự
biến động của thị trường (gọi là lãi suất thả nổi). Tuy nhiên với các khoản cho
vay có thời gian là trung và dài hạn thì NHTM thường áp dụng lãi suất thả nổi
nhằm đảm bảo cả hai mục tiêu là an toàn và sinh lợi.
1.1.3.7. Cho vay trung và dài hạn có tính rủi ro cao
So với các khoản cho vay ngắn hạn với thời gian dưới 01 năm thì cho
vay trung và dài hạn là hoạt động có tính rủi ro cao. Tính chất rủi ro của các
khoản cho vay trung và dài hạn cao xuất phát từ đặc điểm về thời hạn cho vay
dài và quy mô cho vay lớn của chúng.
 “Thời hạn cho vay được TCTD và khách hàng thoả thuận căn cứ vào
chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời gian thu hồi vốn của phương án, dự án đầu

Tn =
Dư nợ cho vay dài hạn
Sở dĩ phải quy định tỷ lệ chuyển hoán này bởi vì đặc trưng hoạt động
của NHTM là dùng tiền huy động được để cho vay. Vốn huy động không kỳ
hạn có thể bị khách hàng rút ra bất cứ lúc nào; vốn huy động dưới 01 năm nếu
dùng quá nhiều để cho vay trung và dài hạn thì khi đáo hạn khách hàng đến
rút tiền ngân hàng sẽ không thể chi trả. Việc chuyển hoán kỳ hạn nguồn ngắn
để cho vay trung và dài hạn nếu vượt quá mức an toàn do các NHTM mải
chạy theo lợi nhuận sẽ dẫn đến khả năng mất cân đối vốn hoạt động hằng
ngày. Và quan trọng hơn là trong điều kiện kinh tế thế giới đang thiếu ổn
định, cho vay trung và dài hạn nhiều dễ gặp rủi ro trong tương lai.
8 Nghiệp vụ ngân hàng (Trường ĐH Kinh tế TPHCM – NXB Thống kê 2005
11
12
Tóm lại, các đặc điểm của khoản cho vay trung và dài hạn như quy mô
món vay, thời hạn cho vay, cũng như mục đích sử dụng của khoản vay đều
cho thấy tính chất rủi ro của tín dụng trung và dài hạn đối với hoạt động kinh
doanh của NHTM. Đây là nguyên nhân vì sao tỷ trọng tín dụng ngắn hạn tại
các NHTM thường cao hơn tín dụng trung và dài hạn. Tuy rủi ro cao song lợi
nhuận nó đem lại cho ngân hàng (như đã phân tích ở phần vai trò của cho vay
trung và dài hạn) lại rất hứa hẹn nếu không xảy ra các tình huống ngoài dự
đoán của ngân hàng. Như vậy vấn đề đặt ra không phải là hạn chế cho vay
trung và dài hạn để giảm rủi ro mà phải biết tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tới
hoạt động cho vay trung và dài hạn để tìm hướng giải quyết hợp lý sao cho
vừa đảm bảo được tính an toàn vừa nâng cao lợi nhuận
1.2. Khái quát về DNNQD tại Việt Nam
Hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội mỗi nước khác nhau sẽ tạo nên
những đặc điểm không thể giống nhau của khối kinh tế ngoài quốc doanh. Tại
Việt Nam thì khối DNNQD mới chỉ được Đảng chính thức công nhận như
một thành phần kinh tế tất yếu khách quan từ năm 1986. Tuy nhiên, để đảm

. Quy mô nhỏ, năng lực tài chính thấp làm doanh
nghiệp chỉ có thể tiến hành sản xuất kinh doanh manh mún, nhỏ lẻ. DNNQD
rất cần vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng đối với họ thì muốn thu
hút thêm vốn đầu tư cũng khó khăn vì không có đủ uy tín trên thị trường và
với ngân hàng. Do đó “khát vốn” hiện vẫn đang là vấn đề cấp thiết đối với
khối DNNQD.
1.2.2.2. Kỹ thuật, công nghệ sản xuất lạc hậu
Các DNNQD bị giới hạn trong các ngành nghề nhỏ lẻ đòi hỏi ít vốn,
thời gian thu hồi vốn nhanh và lao động giản đơn. Các doanh nghiệp sản xuất
sản phẩm xuất khẩu cũng chủ yếu là hàng nông sản, may mặc, thủ công mỹ
nghệ, … là những ngành nghề chủ yếu sử dụng lao động thủ công. Vốn ít đã
khiến các DNNQD ít có khả năng trang bị công nghệ tiên tiến, với mức đầu tư
10 Niên giám Thống kê năm 2007 (NXB Thống kê)
13
14
trung bình cho tài sản cố định trên một lao động chỉ có 43 triệu đồng so với
137 triệu đồng đối với DNQD và 247 triệu đồng đối với doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài
11
. Máy móc thiết bị nhập khẩu chủ yếu thuộc thế hệ thứ hai,
thứ ba của nước ngoài. Kỹ thuật công nghệ lạc hậu là tác nhân chính gây trì
trệ trong quá trình sản xuất kinh doanh của các DNNQD.
1.2.2.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh đa dạng
Các DNNQD hoạt động trên hầu hết mọi địa bàn, mọi ngành nghề của
nền kinh tế: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng,
nông – lâm nghiệp, thuỷ sản, thương mại, du lịch và dịch vụ. Trong đó tập
trung lớn hơn vào các ngành thương mại, dịch vụ và công nghiệp. Thậm chí
một doanh nghiệp cũng có thể hoạt động cùng lúc trong nhiều lĩnh vực khác
nhau. Điều này không chỉ thúc đẩy lưu thông hàng hoá mà còn giúp giảm rủi
ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thuộc khu

của khối DNNQD đã gây ra tâm lý không tin tưởng cho bên thứ hai với
những thông tin về hiệu quả hoạt động mà doanh nghiệp đó cung cấp.
Như vậy, nhu cầu cấp thiết trước mắt và trong tương lai của khối
DNNQD vẫn là làm sao để khơi tăng nguồn vốn, nhất là nguồn vốn trung và
dài hạn cho doanh nghiệp mình. Có như vậy, DNNQD mới có thể đầu tư mở
rộng sản xuất theo chiều sâu; tham gia vào các lĩnh vực ngành nghề đòi hỏi kỹ
thuật, công nghệ cao; tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường. Và
bên cạnh những ưu điểm không thể phủ nhận thì khu vực DNNQD cũng tồn
tại nhiều nhược điểm cần khắc phục ngay trong thời gian tới nhằm phát triển
cho xứng với tiềm năng vốn có của mình. Một trong những biện pháp có thể
giúp các DNNQD trong cả ngắn hạn và dài hạn chính là vay vốn từ NHTM.
Nhận định này sẽ được làm rõ trong các phần tiếp theo.
1.2.3. Vai trò của DNNQD Việt Nam trong nền kinh tế thị trường
DNNQD Việt Nam ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng của mình,
xứng đáng là một trong những động lực của nền kinh tế hiện nay.
15
16
1.2.3.1. Tạo thêm nhiều việc làm
DNQD không thể tạo đủ việc làm cho tất cả mọi lao động trong xã hội;
khu vực doanh nghiệp nước ngoài thì không phải lao động nào cũng có thể
đáp ứng những yêu cầu về trình độ, kỹ năng do họ đặt ra; do đó các DNNQD
trở thành cứu cánh cho số lao động này. Hơn nữa do tính đa dạng trong loại
hình của DNNQD, tính đa dạng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, phạm vi
phân bố rộng, dễ dàng thành lập bởi một cá nhân, một gia đình, hay một số cổ
đông liên kết lại dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần
cùng với việc sử dụng kỹ thuật sản xuất cần tương đối nhiều lao động, kinh tế
ngoài quốc doanh là nơi tạo việc làm nhanh nhất, dễ dàng hơn so với khu vực
kinh tế Nhà nước.
Trong giai đoạn 2001-2005, bình quân cả nước tạo việc làm mới cho
người lao động được khoảng 1,5 triệu việc làm/năm. Trong đó, khu vực

kinh tế chung của cả nước.
DNNQD sẽ là những đối tác tin cậy với các nhà đầu tư nước ngoài, là
cầu nối quan trọng cho sự hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Sự phát triển
của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là cơ sở thu hút vốn đầu tư nước ngoài
trong quá trình liên doanh liên kết.
1.2.3.4. Đóng góp vào GDP, đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước
Theo Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, khu vực DNNQD đã đóng góp khoảng
26% GDP, 31% giá trị sản xuất công nghiệp, 78% tổng mức bán lẻ, 64% khối
lượng vận chuyển hàng hóa trong giai đoạn 2001-2005. Vốn sử dụng cho hoạt
động sản xuất, kinh doanh của DNNQD qua các năm cũng liên tục tăng. Nếu
năm 2000 là 98.348 tỷ đồng thì năm 2006 là 150.500 tỷ đồng (gấp 2,37 lần
mức đầu tư của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 37,7% trên
17
18
tổng vốn đầu tư toàn xã hội). Và đồng thời khu vực này tạo ra 45,66% GDP
của cả nước.
Sự phát triển của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh góp phần hoàn
thiện một cơ cấu kinh tế tối ưu, đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước và hướng
vào xuất khẩu ra nước ngoài. Nói cách khác, khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh có vai trò điều hoà thu nhập đồng thời có trách nhiệm đóng góp vào
ngân sách Nhà nước để tạo điều kiện cho một nền kinh tế phát triển đồng đều,
bền vững.
Bảng 1.2: Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế
theo giá thực tế
14
Đơn vị: %
Khu vực kinh tế Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Kinh tế quốc doanh 39,1 38,4 37,32
Kinh tế ngoài quốc doanh 45,77 45,61 45,66
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 15,13 15,99 17,02

1.2.4. Cho vay trung và dài hạn của NHTM đối với DNNQD
1.2.4.1. Nguồn huy động vốn trung và dài hạn của DNNQD hiện nay
Vốn trung và dài hạn dành cho đầu tư mở rộng sản xuất theo chiều rộng
và chiều sâu của các doanh nghiệp được hình thành từ vốn chủ sở hữu và vốn
vay. Vốn tự có của DNNQD chỉ đáp ứng được từ 30% đến 40% nhu cầu. Do
vậy để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư dài hạn thì khối doanh nghiệp này cần có
các biện pháp khơi tăng nguồn vốn vay từ bên ngoài.
Có 03 cách để DNNQD tiếp cận nguồn tài chính là: vay vốn phi chính
thức, huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán và vay từ NHTM
Nguồn tài trợ phi chính thức có ưu điểm là tiện lợi và nhanh chóng đã
trở thành kênh dẫn vốn chủ yếu cho khu vực kinh tế này. Nhiều doanh nghiệp
19
20
cho biết, để hoạt động họ thường vay vốn từ các tổ chức tài chính phi chính
thức, tư nhân, bạn bè, họ hàng và bản thân người lao động trong doanh
nghiệp. Lãi suất trung bình của vay phi chính thức thường thấp hơn các khoản
vay chính thức (doanh nghiệp không phải trả lãi suất cho khoảng 50% khoản
vay này vì đến 2/3 khoản vay từ bạn bè và người thân). Hơn nữa, các khoản
vay phi chính thức rất ít khi phải thế chấp, trong khi 90% các khoản vay chính
thức cần phải có tài sản thế chấp. Tuy nhiên phần lớn các khoản vay lại đều là
ngắn hạn, quy mô thấp (bằng 1/3 khoản vay chính thức) nên không phù hợp
với nhu cầu đầu tư dài hạn của doanh nghiệp. Thực tế, nguồn vốn được “chắp
vá” này thường không ổn định nên ảnh hưởng đến kế hoạch mở rộng sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguồn tài trợ từ thị trường chứng khoán thì còn rất nhiều hạn chế do thị
trường chứng khoán ở nước ta mới đang bước đầu phát triển. Mặt khác thì có
tới 3/4 số DNNQD là các doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu
hạn - là các đối tượng không được phép phát hành cổ phiếu ra công chúng.
Hơn nữa, để có thể phát hành trái phiếu hay cổ phiếu trên thị trường thì các
doanh nghiệp phải đảm bảo những yêu cầu nhất định mà với tình hình thực tế

phiếu. Ưu thế của vốn vay trung và dài hạn so với việc phát hành cổ phiếu thể
hiện qua 3 mặt như sau: Thứ nhất, mức lãi suất phải trả cho khoản vay trung
và dài hạn thường nhỏ hơn tỷ lệ lợi tức cổ phần cần thiết để thu hút vốn cổ
phần bởi vì các khoản vay có mức rủi ro thấp hơn. Thứ hai, tiền trả lãi của các
món nợ được khấu trừ vào thuế, trong khi đó tiền chia lợi tức cổ phần thì
không được khấu trừ. Thứ ba, dựa vào nguồn vốn trung và dài hạn đi vay,
doanh nghiệp sẽ tránh được sự thiếu tập trung trong biểu quyết vì các chủ nợ
không có quyền bỏ phiếu. Ưu thế của vốn vay trung và dài hạn so với trái
phiếu là ở tính linh hoạt. Đối với một số doanh nghiệp xếp hạng cao đủ tiêu
21
22
chuẩn phát hành trái phiếu thì trái phiếu phát hành ra cũng phải có thời hạn 20
đến 30
 Ưu thế của vốn vay trung dài hạn so với vốn vay ngắn hạn với những
dự án đầu tư.
Doanh nghiệp sử dụng vốn ngắn hạn cho nhu cầu trung và dài hạn thì
kéo theo tình trạng phải thường xuyên tái tài trợ với những tỷ lệ lãi suất có thể
dao động lớn. Thêm vào đó, nếu nợ ngắn hạn sử dụng tài trợ cho đầu tư dài
hạn sẽ tạo ra thêm một số yếu tố rủi ro, nhất là khả năng cung cấp vốn cho
đầu tư của doanh nghiệp bị phụ thuộc vào khả năng thu hút các khoản nợ
ngắn hạn được gia hạn thường xuyên. Vào những thời điểm gặp khó khăn tạm
thời, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với sự gia tăng đột ngột của các chi phí tín
dụng ngắn hạn, hay một sự từ chối gia hạn toàn bộ nợ ngắn hạn từ ngân hàng
đều sẽ đẩy doanh nghiệp vào tình trạng không trả được nợ. Vì vậy vay vốn
trung và dài hạn từ NHTM không những đảm bảo nguyên tắc: tài sản ngắn
hạn được tài trợ bởi nguồn vốn ngắn hạn, tài sản dài hạn được tài trợ bởi
nguồn vốn dài hạn mà còn mang lại hiệu quả hoạt động cao hơn cho dự án.
 Công cụ vay linh hoạt
Vốn vay trung và dài hạn còn có ưu thế so với cổ phiếu và trái phiếu là
ở tính linh hoạt của nó. Đối với một số DNNQD xếp hạng cao đủ tiêu chuẩn

hàng cũng là động lực để doanh nghiệp phải thực hiện dự án đúng tiến độ
nhằm đảm bảo uy tín với ngân hàng cho những món vay tiếp theo.
 Tác động tới chế độ hạch toán kinh tế của các DNNQD
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam đều không
thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán theo pháp lệnh hiện hành. Điều
này không những gây khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng mà còn cả với
23
24
hoạt động của các DNNQD. Thông qua quan hệ tín dụng ngân hàng, các cán
bộ tín dụng sẽ cố gắng vừa kiểm tra, kiểm soát buộc các doanh nghiệp phải
thực hiện đúng chế độ hạch toán kinh tế vừa hỗ trợ hướng dẫn các DNNQD
xây dựng các báo cáo tài chính. Một mặt, công việc này giúp đỡ cho quá trình
hạch toán kế toán của doanh nghiệp, mặt khác nó cũng giúp cho ngân hàng có
được những thông tin chính xác về doanh nghiệp mà mình cho vay, hạn chế được
rủi ro tín dụng.
Như vậy, với những ưu điểm kể trên có thể khẳng định rằng vốn vay
trung và dài hạn từ NHTM là trợ thủ đắc lực cho DNNQD thoả mãn các cơ
hội kinh doanh của mình.
1.2.4.3. Tình hình hoạt động vay trung và dài hạn của NHTM với
DNNQD hiện nay
Trong một thời gian dài các NHTM không cho vay dài hạn, thậm chí
cũng không cho vay trung hạn. NHTM đã bỏ hẳn mảng này, để cho ngân hàng
phát triển tự do hoạt động. Bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ XX, lĩnh vực
các nghiệp vụ cho vay dài hạn mới được NHTM tiến hành từng bước một.
Tính đến cuối năm 2004, dư nợ cho vay trung và dài hạn của hệ thống ngân
hàng chiếm gần 40% tổng dư nợ đối với nền kinh tế. Số vốn này chủ yếu
được dùng để đầu tư cho các công trình, dự án quan trọng của Nhà nước.
Phần còn lại mới được các NHTM cho vay các dự án đầu tư chiều sâu, xây
dựng mới các cơ sở sản xuất kinh doanh, đổi mới dây chuyền công nghệ... của
doanh nghiệp.

Kết quả một cuộc điều tra hơn 2.800 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại 10
tỉnh, thành phố do Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương phối hợp với
Tổ chức Danila (Đan Mạch) cuối năm 2007 cho thấy tình trạng phổ biến là có
25

Trích đoạn Nguồn: website của Báo kinh tế hợp tác Việt Nam (www.baokinhteht.com.vn) Nguồn: website của NHCTVN(www.icb.com.vn) Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng Thực hiện chính sách khách hàng đặc biệt với khối DNNQD Tăng cường hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status