CẢM XÚC MÙA THU- Đỗ Phủ - Pdf 11

CẢM XÚC MÙA THU
- Đỗ Phủ -

I- Tìm hiểu chung
1- Tác giả
- Đỗ Phủ (712-770), tự là Tử Mĩ, quê ở huyện Củng, tỉnh Hà Nam. Ông xuất
thân trong một gia đình truyền thống Nho học và làm thơ.
- Cuộc đời nghèo khổ, chết trong bệnh tật.
- Ông là nhà thơ hiện thực vĩ đại của Trung Quốc.
- Thơ ông hiện còn khoảng hơn 1500 bài, được gọi là “Thi sử” -Sử viết bằng
thơ.
- Người đời xưng tụng ông là “Thi thánh”.
2. Văn bản
- Đọc và giải nghĩa từ khó.
- Hoàn cảnh ra đời; Năm 776 Đỗ Phủ đến Quỳ Châu ông đã sáng tác chùm thơ
Thu Hứng nổi tiếng gửi gắm nỗi niềm,thương nhớ quê hương.
3. Bố cục
- Hai phần: - Cảnh thu (4 câu đầu); Tâm trạng của nhà thơ (4 câu sau)
II- Đọc hiểu văn bản
1. Bốn câu đầu - cảnh thu
Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm
Vu Sơn, Vu Giáp khí tiêu sâm
+ Ngọc lộ: sương như hạt ngọc, sương trắng- hình ảnh đẹp
+ Điêu thương: tiêu điều, buồn thương
+ Rừng phong, sương thu.
=> Ở đây bị sương móc (sương muối có hại) làm cho tiêu điều cả rừng cây
phong. Khung cảnh tàn tạ xơ xác, tiêu điều. Mùa thu hiện lên với hình ảnh lạ. Cảnh
thu gắn với địa danh cụ thể (Vu Sơn, Vu Giáp, đất Quỳ Châu) đều hiu hắt trong hơi

- Tiếng dao kéo, tiếng chày đập vải dồn dập;
- Cảnh làm nao lòng người, diễn tả nỗi đau thương cực điểm. Âm thanh sinh
hoạt, như*ng não lòng bởi nỗi nhớ người thân nơi biên ải.
=> Hai câu thể hiện khát vọng trở về quê hương của tác giả- tình cảm chủ đạo
xuyên suốt bài thơ.
III- Tổng kết
1. Nội dung
- Bài thơ là nỗi lòng riêng tư của Đỗ Phủ nhưng cũng chan chứa tâm sự yêu
nước, thương đời.
2. Nghệ thuật
- Nghệ thuật thơ Đường ở đây đã đạt trình độ mẫu mực.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status